Quy trình xây dựng hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị (Trang 32)

Bài tập với tư cách là một phương tiện dạy học nên việc xây dựng và sử dụng bài tập cần tuân thủ theo một quy trình nhất định. Tùy điều kiện môi trường sư phạm cụ thể mà giáo viên tiến hành các bước một cách mềm dẻo, linh hoạt. Tuy nhiên, theo các nhà giáo dục thì phải trải qua các bước cụ thể sau:

Bước 1: Xác định mục đích xây dựng bài tập nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức cho học sinh

Trong giáo án bài tập giáo viên cần xác định rõ yêu cầu, mục đích của từng loại bài tập sẽ ra cho học sinh trong dạy học. Điều này rất quan trọng vì nó giúp giáo viên bám sát nội dung bài học khi biên soạn bài tập. Có nhiều

cho toàn bài, toàn chương hay cả khóa học. Dù bài tập đơn giản hay phức tạp giáo viên cần xác định rõ qua bài tập này bổ sung cho học sinh thêm kiến thức gì? Giúp các em rèn luyện được kỹ năng gì của bộ môn? Làm tốt bước đầu tiên này là cơ sở quan trọng để chúng ta thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình xây dựng bài tập.

Bước 2: Trên cơ sở chương trình, sách giáo khoa, bài giảng trên lớp để xác định những nội dung cơ bản cần thiết kế bài tập

Nội dung cơ bản là một yếu tố hết sức quan trọng trong dạy học. Cùng với phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, kiến thức (nội dung) bài học sẽ dẫn học sinh đến mục tiêu cần đạt được của môn học. Nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học sẽ quy định nội dung hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy và học, cũng như trong việc thiết kế bài tập. Nội dung dạy học còn quy định phương pháp dạy học. Tuy vậy, tôn trọng nội dung bài học là tôn trọng mặt nội dung tri thức, còn hình thức thể hiện là sự sáng tạo của giáo viên. Vì vậy, việc xác định nội dung cơ bản của bài học là việc rất quan trọng của người giáo viên trong quá trình dạy học nói chung và thiết kế bài tập nói riêng. Chỉ khi nào nắm vững được kiến thức trọng tâm của bài học thì người giáo viên mới có thể đưa ra những bài tập chuẩn, chính xác, phù hợp với nội dung, yêu cầu cần truyền thụ đến sinh viên

Để xác định được nội dung cơ bản của bài học, giáo viên cần nắm vững những nội dung cơ bản của môn học như: vị trí, vai trò, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiêm cứu của môn kinh tế chính trị Mác – Lê nin. Đồng thời, giáo viên cần phải nắm chắc và bám sát kế hoạch dạy học và chương trình môn học, vì nó sẽ giúp cho giáo viên chủ động trong việc thiết kế bài tập hợp lý.

Học phần kinh tế chính trị Mác – Lê nin là một trong ba hệ thống tri thức cơ bản của bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, được thiết kế thành 3 chương lớn là Học thuyết giá trị, học thuyết giá trị

thặng dư và học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Đây là cơ sở để giáo viên xác định nội dung dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên phải là người nắm chắc kết cấu, phân bố chương trình, nội dung môn học. Nội dung môn học có được nhờ vào việc bám sát mục tiêu dạy học, đây là yêu câu bắt buộc của quá trình dạy học nói chung và thiết kế bài tập kinh tế chính trị Mác – Lê nin nói riêng. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể xác định được kiến thức trọng tâm của bài học để thiết kế bài tập một cách chính xác nhất.

Bước 3: Xác định các loại bài tập

Tùy nội dung kiến thức của bài, tùy đặc điểm của từng loại bài tập mà giáo viên xây dựng các loại bài tập khác nhau: bài tập trắc nghiệm khách quan, bài tập thực hành, bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm tự luận, bài tập liên hệ… sao cho phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể.

Bước 4: Xác định nguồn tài liệu cần nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn để thiết kế bài tập

Nội dung trong sách giáo trình, các sách báo, tài liệu tham khảo (cả tài liệu viết, tranh ảnh, phim, phóng sự, các sự kiện…). Nguồn tài liệu để sử dụng để xây dựng bài tập càng phong phú, đa dạng thì càng giúp giáo viên xây dựng được những bài tập hấp dẫn phát triển tư duy học sinh. Tuy nhiên, cũng cần chú ý lựa chọn những nguồn tài liệu tham khảo chính xác, có độ tin cậy cao.

Bước 5: Tiến hành thiết kế bài tập

Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình xây dựng bài tập. Trong đó cần chú ý những nhiệm vụ mà giáo viên đề ra cho học sinh phải đảm bảo tính vừa sức và phát huy được sự nỗ lực tư duy của học sinh.

Bước 6: Giao bài tập kết hợp với gợi mở hướng dẫn sinh viên

Công việc tự học của học sinh diễn ra một cách tự lập nhưng cũng rất cần thiết có sự dẫn dắt, hướng dẫn cho các em cách thức giải bài tập nhất là

hướng tư duy, đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình giải bài tập. Sự hướng dẫn của giáo viên có thể là: chỉ dẫn làm bài theo cách thức đã làm các bài tương tự đã làm, giải thích bài làm và hướng dẫn làm bài bằng các ví dụ cụ thể, phân tích những nhân tố khó nhất trong việc làm bài sắp tới, chỉ ra những yêu cầu cụ thể cần phải tuân theo khi làm bài tập.

Bước 7: Kiểm tra việc làm bài tập của học sinh

Theo các nhà giáo dục thì kiểm tra việc làm bài tập của học sinh, đó không chỉ là việc kiểm tra xem mức độ học sinh tận tâm gắng sức làm bài như thế nào, mà còn là một trong những phương tiện có hiệu quả để hình thành thái độ trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. Kiểm tra xem học sinh có thực hiện tốt những yêu cầu của giáo viên hay không là một khâu không thể thiếu trong chu trình khép kín của việc giao bài tập cho học sinh. Tuy nhiên, tùy vào mỗi loại bài tập mà giáo viên phải có cách thức kiểm tra sao cho phù hợp.

Các bước xây dựng bài tập trên đây được thực hiện theo trình tự và có mối liên hệ chặt chẽ trong một hệ thống. Bước trước là tiền đề, là cơ sở của bước sau, tạo thành một quy trình giúp giáo viên thực hiện tốt yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị (Trang 32)