Các yêu cầu của quản lý hoạt động đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường cao đẳng sư phạm luông nặm tha nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 38)

8. Cấu trúc của Luận văn

1.3.4. Các yêu cầu của quản lý hoạt động đổi mới PPDH

Quản lý hoạt động đổi mới PPDH cần tập trung vào 5 phƣơng diện sau: Đổi mới nhận thức toàn diện. Đặc biệt cần đổi mới nhận thức về PPDH của giáo viên, nhất là về nguyên tắc dạy học tập trung vào ngƣời học, tích cực hoá ngƣời học.

Đổi mới hình thức tổ chức dạy học cần hết sức chú ý cá biệt hoá quá trình học tập của sinh viên bằng cách: dạy học cá nhân, dạy theo nhóm trên lớp, tăng cƣờng hình thức dạy học tại hiện trƣờng ở ngoài lớp, ngoài trời, khuyến khích tổ chức “học mà chơi, chơi mà học”.

Đổi mới phƣơng tiện dạy dạy học, đặc biệt lƣu ý tính hiệu quả của việc đổi mới phƣơng thức: tăng cƣờng dùng phiếu học tập, sử dụng đồ dùng học tập, sử dụng kỹ thuật trong dạy học: hình ảnh, băng tiếng, máy chiếu…

29

Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả dạy theo nguyên tắc toàn diện (đánh giá cả tri thức lẫn kỹ năng, kỹ xảo, sự phát triển của từng sinh viên sau mỗi tiết học, bài học…). Trong chừng mực nhất định, giáo viên tạo thời cơ và điều kiện cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau.

Mặt khác, đánh giá kết quả đổi mới PPDH cần dựa trên 5 dấu hiệu sau: - Sinh viên đƣợc làm việc, suy nghĩ, bộc lộ nhiều hơn, đƣợc làm bài tập, làm thí nghiệm, làm việc với tài liệu, sách giáo khoa. Trong quá trình đó, học sinh phải suy nghĩ, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, kết luận. Những điều trên phải biểu hiện ra bằng cách phát biểu, thảo luận, tranh luận.

- Giáo viên, ngƣời tổ chức hoạt động học tập, cần hƣớng dẫn có hiệu quả phƣơng pháp thu nhập thông tin, xử lý thông tin thông qua hoạt động cá nhân và nhóm. Trong quá trình học sinh trao đổi, thảo luận, giáo viên cần làm tốt vai trò ngƣời tổ chức, điều khiển, trọng tài.

- Không khí học tập trên lớp sôi nổi, hình thức sôi động, đa dạng, hấp dẫn. Dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, sinh viên làm việc tích cực, hào hứng. Không có học sinh thiếu việc và không có sinh viên không làm việc.

- Ngoài sự đánh giá của giáo viên, sinh viên đƣợc tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. Việc đánh giá cần tập trung theo hƣớng phát huy trí thông minh, sáng tạo, khuyến khích sử dụng linh hoạt những kiến thức đã học nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo.

- Việc sử dụng những phƣơng tiện kỹ thuật đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả rõ rệt.

Trong quản lý nói chung, quản lý đổi mới PPDH ở các trƣờng CĐSP nói riêng, ngoài các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra thì chức năng kích thích, tạo động lực là chức năng cơ bản rất quan trọng, tác động trực tiếp đến con ngƣời, là chức năng mà mọi cấp quản lý dù ở cấp độ nào muốn thành công cũng phải quan tâm đến.

30

1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đổi mới PPDH ở trường CĐSP

Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý đổi mới PPDH, trong đó phải kể đến một số yếu tố cơ bản sau:

a. Chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ Lào và của Bộ Giáo dục và Thể thao về đổi mới PPDH:

Hội nghị toàn quốc Đảng nhân dân cách mạng Lào nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào lần thứ IX, 2011. Các nội dung 4 đột phá việc giáo dục của chính phủ Lào đã khẳng định: “Phải đổi mới phƣơng pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục phƣơng pháp dạy thụ động, một chiều, rèn luyện khả năng tƣ duy sáng tạo của ngƣời học”[18].

Đề án phát triển kinh tế-xã hội của giáo dục 5 năm 2011-2015 đổi mới chương trình và phương pháp dạy học cũng đã khẳng định “Ƣu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lƣợng dạy và học, đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và tăng cƣờng cơ sở vật chất của nhà trƣờng, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS, SV” [19].

Những văn bản chỉ thị của Bộ Giáo dục và Thể thao đã đƣợc các cấp quản lí cụ thể hóa và hƣớng dẫn thực hiện, chính là môi trƣờng pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới PPDH ở các nhà trƣờng hiện nay.

b. Năng lực và phẩm chất của Hiệu trƣởng:

Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân về chất lƣợng hiệu quả hoạt động của trƣờng mình. Sự đổi mới PPDH có thành hiện thực hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức, năng lực triển khai trong thực tiễn của Hiệu trƣởng.

Thành công của việc đổi mới PPDH phụ thuộc vào cái tâm, cái tài của của Hiệu trƣởng. Các phẩm chất tâm lí của Hiệu trƣởng sẽ giúp tập thể vƣợt qua trở ngại trong quá trình đổi mới PPDH. Trình độ hiểu biết về lí luận dạy học, năng lực tổ chức, năng lực quản lí nguồn tài lực và vật lực, năng lực vận

31

động xã hội, thu thập và xử lí các thông tin và uy tín của ngƣời Hiệu trƣởng góp phần quyết định sự thành công của việc đổi mới PPDH.

c. Năng lực, phẩm chất của giáo viên và sinh viên:

Đặc trƣng lao động sƣ phạm của ngƣời thầy giáo là dạy chữ, dạy ngƣời chủ yếu bằng nhân cách của bản thân thầy giáo. Dạy học nhìn từ góc độ tâm lí học là sự tác động của nhân cách đến nhân cách. Vai trò của thầy giáo thay đổi khi đổi mới PPDH, thầy giáo không chỉ là ngƣời giảng dạy kiến thức mà còn là ngƣời thúc đẩy việc học tập của SV. Vì vậy trình độ, năng lực chuyên môn, kĩ năng sƣ phạm, bản lĩnh chính trị và phẩm chất của ngƣời thầy giáo có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dạy học. Giáo viên là lực lƣợng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng.

Phẩm chất trí tuệ, năng lực của SV là nền móng cơ bản về tiếp thu kiến thức do thầy giáo truyền thụ. Dù thầy giáo có giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ nhƣng SV không đủ khả năng tiếp thu kiến thức căn bản, không chịu khó đầu tƣ thì việc đổi mới PPDH cũng khó đƣợc cải thiện. Đổi mới PPDH đòi hỏi SV phải có năng lực và phẩm chất thích ứng với PPDH tích cực nhƣ động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có phƣơng pháp tự học ở mọi lúc mọi nơi, bằng mọi cách.

d. Điều kiện dạy học thực tế của nhà trƣờng:

Đổi mới PPDH luôn gắn liền với các yêu cầu về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Cơ sở vật chất đầy đủ, thiết bị dạy học hiện đại sẽ góp phần nhất định vào thành công của đổi mới PPDH. Vì vậy Hiệu trƣởng phải tổ chức xây dựng hệ thống CSVC, TBDH phù hợp với nội dung chƣơng trình, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của quá trình dạy học; tổ chức sử dụng và bảo quản hệ thống CSVC - TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

d. Gia đình, cộng đồng XH:

Gia đình có ảnh hƣởng trực tiếp đến động cơ, thái độ học tập của học sinh và là nơi thỏa mãn các điều kiện vật chất và tinh thần cho việc học tập của

32

con em. Truyền thống địa phƣơng, các giá trị văn hóa tích cực của cộng đồng trên địa bàn là những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác nâng cao chất lƣợng dạy học, đổi mới PPDH. Trong quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tƣợng thì các yếu tố chủ quan - nội lực quyết định sự phát triển; các yếu tố khách quan - ngoại lực có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự vật, hiện tƣợng tiến hóa theo các quy luật vốn có của nó.

Các yếu tố chủ quan đƣợc xem là nội lực. Các yếu tố khách quan đƣợc xem là ngoại lực. Theo quy luật của sự phát triển thì ngoại lực sẽ hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện và nội lực là nhân tố quyết định.

Sơ đồ 1.1. Các nhân tố tác động đến công tác quản lí đổi mới phƣơng pháp dạy học

GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HIỆU TRƢỞNG NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA GIÁO VIÊN, SINH VIÊN

ĐIỀU KIỆN DẠY HỌC THỰC TẾ CỦA NHÀ TRƢỜNG CHÍNH SÁCH, CHỦ TRƢƠNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PPDH

33

Kết luận chƣơng 1

Trên cơ sở hệ thống hóa các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, PPDH, đổi mới PPDH, Chƣơng 1 luận văn đã tập trung làm sáng tỏ khái niệm liên quan đến PPDH và quản lý PPDH ở trƣờng CĐSP. Đây chính là những nội dung định hƣớng cho việc điều tra thực trạng quản lý đổi mới PPDH và đề xuất biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở trƣờng CĐSP LuôngNặmTha đƣợc trình bày ở chƣơng tiếp theo.

Quản lý hoạt động đổi mới PPDH là vấn đề rất quan trọng của đổi mới giáo dục hiện nay. Do đó, đổi mới PPDH là một bƣớc đột phá trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục. Đổi mới PPDH có thể hiểu là con đƣờng tốt nhất để đạt chất lƣợng và hiệu quả dạy học cao. Đổi mới PPDH, về bản chất là sự đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo quan điểm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Quản lý đổi mới PPDH của trƣờng CĐSP đƣợc hiểu là quá trình tác động có ý thức, có mục đích của CBQL đến cách dạy của giáo viên và cách học của sinh viên nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học đã xác định.

Đổi mới PPDH ở các trƣờng CĐSP là thực hiện theo xu hƣớng dạy học hƣớng vào ngƣời học. Vì vậy, khi tổ chức điều khiển quá trình học của sinh viên, giáo viên phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại, tạo cảm xúc, hứng thú trong dạy học làm cho quá trình học tập biến thành quá trình tự học, tự tìm ra tri thức mới. Đổi mới PPDH là một khâu quan trọng nhất trong quá trình đổi mới phƣơng pháp giáo dục hiện nay. Để hoàn thành tốt công tác này ngƣời Hiệu trƣởng cần nắm vững lý luận về quản lý đổi mới PPDH từ đó soi rọi vào thực tiễn để đề ra các biện pháp quản lý phù hợp.

34

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM LUÔNG NẶM THA

2.1. Khái quát chung về trƣờng CĐSP Luông Nặm Tha

Trƣờng CĐSP Luông Nặm Tha nằm ở phía Bắc của nƣớc CHXH Dân chủ Nhân dân Lào, có chức năng đào tạo giáo viên cho các 4 tỉnh miền Bắc. Trƣờng CĐSP Luông Nặm Tha đƣợc thành lập năm 1968 khoảng 10 năm đầu sau khi thành lập trƣờng đã trải qua rất nhiều khó khăn vất vả. Tiền thân của trƣờng lúc đầu chỉ là trƣờng sơ cấp sƣ phạm và là trƣờng SP đầu tiên đƣợc đặt ở Làng Sổ Viêng (hiện nay là Làng Viêng Nƣa) Năm học 1981-1982 trƣờng đã phát triển thành trƣờng trung cấp SP và nhận học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học.

Ngày 02/06/2010 Trƣờng SP Luông Nặm Tha đã nâng cấp thành trƣờng CĐSP Luông Nặm Tha.

Trƣờng CĐSP Luông Nặm Tha hiện nay có nhiệm vụ:

- Đào tạo sinh viên có chính trị, tƣ tƣởng tốt, biết hy sinh, có thái độ đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật, biết bảo vệ và giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của địa phƣơng.

- Sinh viên có kiến thức SP tốt, có khả năng dạy tốt trong các cấp và mỗi ngƣời có thể dạy đƣợc tất cả các môn nằm trong chƣơng trình.

- Tạo cho sinh viên dân tộc biết yêu nghề mến trẻ để đáp ứng đƣợc giáo viên vùng xôi vùng xa, có chuẩn mực đạo đức theo yêu cầu của xã hội.

- Tạo cho SVSP biết giá trị của môi trƣờng và có ý thức Luôn muốn bảo vệ môi trƣờng xung quanh, địa phƣơng của mình luôn xanh-xạch-đẹp.

- Cải cách và đổi mới HĐ dạy-học trong trƣờng, hợp tác với sở GD để bồi dƣỡng kiến thức cho giáo viên tiểu học để giúp họ củng cố về cách dạy tin học và các kiến thức nghề khác.

35

Hiện nay trƣờng CĐSP Luông Nặm Tha đang khẩn chƣơng tiến hành 4 điều thi đấu: so sa ath (sạch sẽ), so sa ngop (an ninh), so sy kieu (xanh cây), so sa mak ky (đoàn kết).

*

Số lƣợng cán bộ - giảng viên của trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Luông Nặm Tha năm học 2013 - 2014.

Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên của trƣờng CĐSP Luông Nặm Tha

Giảng viên

Cấp một Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc Tiến SL Nữ SL Nữ SL Nữ SL Nữ SL Nữ SL Nữ SL Nữ 117 51 0 0 15 14 20 9 70 25 11 3 1 0 Cán bộ 10 4 3 2 4 0 2 1 1 1 0 0 0 0 Tổng cộng 127 55 3 2 19 14 22 10 71 26 11 3 1 0

Bảng 2.2. Cơ cầu trình độ chuyên môn của đổi ngũ GV

TT Khoa học Giáo viên Tổng số Trên chuẩn Tỉ lệ % đạt chuẩn Tỉ lệ % Chƣa đạt chuẩn Tỉ lệ % 1 Khoa học tự nhiên 29 5 17.24 24 82.76 0 0 2 Khoa học xã hội 27 3 11.11 25 92.59 0 0 3 khoa mầm non 19 3 15.78 13 68.42 3 15.78 4 khoa tiểu học 25 8 32.00 16 64.00 1 5.88 5 khoa ngoại ngữ 17 3 17.64 14 82.35 0 0 Tổng 117 22 18.75 92 78.02 4 4.33

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy đội ngũ GV của trƣờng CĐSP LuôngNặmTha đều đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo. Tất cả GV đều có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có năng lực sƣ phạm tƣơng đối đồng đều, tác phong đúng mục. Quan tâm sâu sát đến SV.

36

Nhìn chung toàn bộ đội ngũ CBQL, GV hiện nay của trƣờng CĐSP Luông Nặm Tha về cơ bản đều đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Điều này cũng đã có những tác động tích cực trong việc thực hiện đổi mới PPDH trong trƣờng CĐSP này.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 100% CBQL của 5 khoa học đã đạt trên chuẩn về trình độ chuyên môn (đại học trở lên). Về trình độ quản lý: 100% CBQL đã qua các lớp bồi dƣỡng về quản lý giáo dục. Đây là một thuận lợi trong công tác quản lý nhà trƣờng và quản lý đổi mới PPDH. số GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỉ lệ 96.77%. Đây là lực lƣợng cơ bản để thực hiện việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng.

- Về độ tuổi:

+ Có 5.12% GV có tuổi đời trên 50 tuổi, số GV này hiện nay kinh nghiệm nhiều, kiến thức chuyên môn vững nhƣng sức khỏe đã có phần giảm sút và gặp nhiều khó khăn trong đổi mới PPDH vì họ đã quá quen với PPDH truyền thống, ngại đổi mới vì trong suy nghĩ của số GV này PPDH truyền thống đã cho ra đời bao thể hệ công dân tốt, đủ trình độ và năng lực làm việc đâu cần phải đổi mới, mặt khác với việc đổi mới PPDH hiện nay áp dụng nhiều phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại (làm đồ dùng dạy học bằng máy vi tính, soạn giáo án điện tử…) thì họ không làm đƣợc nên ngại thực hiện. Đồng thời trên thực tế có một bộ phận trong độ tuổi này thấy sắp đến tuổi nghỉ hƣu nên có tƣ tƣởng an bài, không muốn bắt tay vào cái mới.

+ Có 38.46% GV chiếm phần nhiều trên tổng số GV của toàn trƣờng có độ tuổi trên 30 tuổi đến dƣới 50 tuổi là lực lƣợng quyết định việc đổi mới phƣơng pháp giáo dục nói chung và PPDH nói riêng trong giai đoạn hiện tại. Đa số độ tuổi này là các Gv có thâm niên giảng dạy trên 10 năm đã quên với PPDH truyền thống, thay đổi cũng là điều khó khăn nếu không có quyết tâm và việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại đổi mới phƣơng pháp giảng dạy cũng có nhiều hạn chế.

37

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường cao đẳng sư phạm luông nặm tha nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)