8. Cấu trúc của Luận văn
1.2.4. Quản lý đổi mới PPDH
Từ góc độ quản lý sự thay đổi, có thể khẳng định: Quản lý hoạt động đổi mới PPDH nói chung, ở trường CĐSP nói riêng là quá trình tổ chức chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường thực hiện đổi mới cách tiến hành các PPDH theo hướng sư phạm tích cực, khai thác triệt để các ưu điểm của các PPDH hiện nay và lựa chọn, vận dụng linh hoạt các PPDH mới... nhằm tạo ra được một sự thay đổi tích cực, hiệu quả trong cách thức triển khai hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên và hoạt động học của học sinh, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, và tạo của người học, trên cơ sở đó thực hiện tốt các mục tiêu dạy học.
Quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trƣờng CĐSP luôn đƣợc đặt trong tổng thể mối liên hệ với toàn bộ các hoạt động dạy và học trong nhà trƣờng CĐSP, PPDH luôn có mối liên hệ mật thiết với các thành tố khác của quá trình dạy học (mục tiêu - nội dung - phƣơng pháp - phƣơng tiện - hình thức - kết quả) và quan hệ mật thiết với quá trình tiến hành đồng bộ các thành tố, đặc biệt là sự tác động vào mối quan hệ giữa ngƣời dạy và ngƣời học.
Cũng theo quan điểm quản lý sự thay đổi, quản lý hoạt động đổi mới PPDH trong trƣờng CĐSP chính là công tác chuyên biệt của ngƣời Hiệu trƣởng, bằng nghệ thuật và năng lực lãnh đạo của mình, chủ động tạo ra đƣợc một sự thay đổi tích cực, hiệu quả trong việc tổ chức, triển khai đổi mới PPDH trong đội ngũ giáo viên, trên cơ sở đó tạo ra chất lƣợng mới, hiệu quả cao hơn trong toàn bộ hoạt động dạy học của nhà trƣờng theo chủ trƣơng đổi mới giáo dục.
18
Quản lý đổi mới PPDH là quá trình nhà quản lý thực hiện 4 chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thay đổi cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh dƣới sự định hƣớng dẫn dắt của giáo viên để phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết theo mục tiêu dạy học, nâng cao chất lƣợng dạy học.
1.2.5. Trường Cao đẳng sư phạm
Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm là đơn vị sự nghiệp đào tạo, nằm trong hệ thống giáo dục đại học, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Có mục đích đào tạo sinh viên trở thành giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ của trƣờng trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, có lòng yêu nghề, gắn bó với sự nghiệp giáo dục-đào tạo, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức vá kỹ năng giáo dục, giảng dạy tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có hiểu biết cần thiết về văn thể mỹ, có năng lực tiếp cận với kiến thức và phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nƣớc. Trƣờng Cao đẳng Sự phạm còn nhằm mục đích xây dựng nhà trƣờng trở thành trung tâm văn hóa, khoa học của địa phƣơng.
Nhiệm vụ của trƣờng:
- Đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ cho các trƣờng trung học cơ sở, tiểu học, mầm non có trình độ đại học trở xuống, trên địa bản 3 tỉnh miền bắc của Lào, khi đƣợc Bộ Giáo dục và Thể thao cho phép.
- Liên kết với các trƣờng đại học, cao đẳng khác mở các lớp đào tạo giáo viên có trình độ đại học sƣ phạm và các lớp đào tạo giáo viên có trình độ cao đẳng sƣ phạm thuộc các ngành mà nhà trƣờng chƣa có khả năng và điều kiện đào tạo.
- Đào tạo một số ngành ngoài sƣ phạm nhƣ tin học, ngoại ngữ và các ngành khác khi địa phƣơng có nhu cầu và đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép.
19
1.3. Một số vấn đề cơ bản về QL đổi mới PPDH ở trƣờng CĐSP
1.3.1. Ý nghĩa của việc đổi mới PPDH đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường CĐSP
Sự cần thiết đổi mới trong giáo dục đã đƣợc ghi trong nghi quyết 1106/GDTT ngày 15/6/2011về đổi mới Chƣơng trình Giáo dục sƣ phạm và và thể hiện trong Chỉ thị 1183/GDTT ngày 22/8/2012của Thủ tƣớng Chính phủ Lào về thức hiện Nghị quyết số 03 ngày 30/5/2011 của Quốc hội. Sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đòi hỏi những con ngƣời năng động, sáng tạo, tự lực, tự cƣờng. Thế giới đã chuyển sang thời kỳ kinh tế tri thức, cho nên đầu tƣ vào chất xám sẽ là cách đầu tƣ hiệu quả nhất cho sự hƣng thịnh của mỗi quốc gia. Cũng vì lí do này mà nhu cầu học tập của ngƣời dân ngày càng nhiều, trình độ dân trí ngày một tăng, xã hội học tập đang hình thành và phát triển… Sự phát triển khoa học công nghệ đã mở ra những khả năng và điều kiện thuận lời cho việc sử dụng phƣơng tiện công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Việc sử dụng có tính sƣ phạm những thành quả khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi hiệu quả của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng các PPDH. Nhƣ vậy khi đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, những phƣơng pháp đã và đang sử dụng sẽ không đáp ứng yêu cầu thế hệ giáo viên năng động, sáng tạo của tƣơng lai nếu không có sự đổi mới về cách thức tiến hành phƣơng pháp.
Sự đổi mới của chƣơng trình CĐSP: Với yêu cầu mới đặt ra cho giáo dục những nhiệm vụ mới xem xét lại mục tiêu, nội dung chƣơng trình giáo dục ở cấp CĐSP là cấp đào tạo sinh viên trờ thành giáo viên nên sự đổi mới lại càng cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy đã từ nhiều năm nay, giáo dục đã có những thay đổi mãnh mẽ:
- Về mục tiêu: chƣơng trình dạy học CĐSP truyền thống chủ yếu gồm các mục đích cần đạt và danh mục các nội dung dạy học. Điều này đã làm khó khăn cho ngƣời sử dụng chƣơng trình, nên trong đổi mới chƣơng trình trƣờng
20
CĐSP, mục tiêu đã đƣợc cũ thể hóa bằng kế hoạch hành động sƣ phạm bao gồm: Những đích cuối cùng (thể hiện ở cấp bậc mục tiêu: bậc học, môn học, chủ để, bài học…). Những nội dung và phẩm chất năng lực cần đạt ở sinh viên. Các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học, các hoạt động dạy học cụ thể. Các cách thức đánh giá kết quả của sinh viên.
Về nội dung: Nội dung chƣơng trình CĐSP đƣợc soạn thảo hiện đại, tinh giản, thiết thực và cập nhật sự phát triển của khoa học - công nghệ, kinh tế -xã hội, tăng cƣờng thực hành vận dụng, gắn bó với thực tiễn Lào tiến kịp trình độ phát triển chung của chƣơng trình giáo dục sƣ phạm của các nƣớc trong khu vực và quốc tế. Hơn nữa nội dung chƣơng trình và sách giáo khoa có tính thống nhất cao, phù hợp với trình độ phát triển chung của số đông sinh viên, tạo cơ hội và điều kiện học tập cho mọi sinh viên, phát triển năng lực của từng đối tƣợng SV, góp phần phát hiện và bồi dƣỡng những SV có năng lực đặc biệt. Cụ thể là: Tập trung vào các kỹ năng cơ bản về năng lực sƣ phạm và năng lực giảng dạy. Xác định ngành, môn và PPDH bản thân đang học là chủ chốt, chuẩn bị công cụ (kĩ năng và phƣơng pháp tƣ duy) để học tập các môn học khác và để phát triển năng lực cá nhân. Coi trọng đúng mức các kỹ năng sống trong cộng đồng, thích ứng với những đổi mới diễn ra hang ngày… Hình thành và phát triển các phẩm chất của ngƣời lao động Lào nhƣ cần cù, cẩn thận, có trách nhiệm, có lòng yêu thƣơng nghề và nhân ái…
Chất lƣợng giáo dục là sự đáp ứng của nhà trƣờng đổi với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đƣợc quy định tại Luật Giáo dục và quy định về tiêu chuẩn đánh giá nhà trƣờng do Bộ Giáo dục và Thể thao ban hành. Chất lƣợng giáo dục thể hiện qua các hoạt động dạy học - giáo dục và các dịch vụ giáo dục.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lƣơng giáo dục là các yêu cầu đối với nhà trƣờng để đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Chất lƣợng nhà trƣờng đƣợc đánh giá bằng một hệ thống các nhóm yếu tố Đầu vào, Quá trình và Đầu ra. Đối với một cơ sở giáo dục sƣ phạm, chất lƣợng của nhà trƣờng đã đƣợc chƣơng trình hành động Dakar (2000) của UNESCO đề cập qua 10 yếu tố nhƣ sau:
21
(1) Ngƣời học khỏe mạnh, dƣợc nuôi dạy tốt, đƣợc khuyến khích để có động cơ học tập chủ động.
(2) Giáo viên thành thảo nghề nghiệp và đƣợc động viên đúng mực. (3) Phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
(4) Chƣơng trình giáo dục thích hợp với ngƣời dạy và ngƣời học.
(5) Trang thiết bị, phƣơng tiện và đồi dùng giảng dạy và học tập, học liệu và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cần.
(6) Môi trƣờng học tập bảo đảm vệ sinh, an toàn, lành mạnh.
(7) Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trƣờng, quá trình giáo dục và kết quả giáo dục.
(8) Hệ thống quản lý giáo dục có tính tham gia và dân chủ.
(9) Tôn trọng và thu hút đƣợc cộng đồng cũng nhƣ nền văn hóa địa phƣơng trong hoạt động giáo dục.
(10) Các thiết chế, chƣơng trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bình đẳng.
Nhƣ vậy, theo quan niệm của UNESCO có thể thể hiện theo mô hình dƣới đây (I - P - O): Nhóm yếu tố Đầu vào (Input) - Môi trƣờng đảm bảo: - Nguồn lực thỏa đáng và bình đẳng Nhóm yếu tố Quá trình (Process) - Phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Nhóm yếu tố Đầu ra (Out come) - Ngƣời học khỏe mạnh, có động cơ học tập, kết quả cao; Ngữ cảnh
22
Từ mô hình trên có thể thấy rằng, giáo viên thành thạo nghề nghiệp và đƣợc động viên đúng mức, phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, hệ thống đánh giá thích hợp với môi trƣờng, quá trình giáo dục và kết quả giáo dục và yếu tố quản lý giáo dục có tính tham gia và dân chủ là 4 trong 10 yếu tố quan trọng đánh giá chất lƣợng trƣờng học.
1.3.2. Mục tiêu đổi mới PPDH ở trường CĐSP
Trƣớc thực tiễn đổi mới về mục tiêu, nội dung chƣơng trình trƣờng CĐSP và cách đánh giá kết quả học tập của SV, PPDH cũng buộc phải thay đổi theo. Đổi mới PPDH là nội dung hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng dạy và học, bởi vì: Thầy dạy thể nào đề đạt mục tiêu dạy học cụ thể đã đề ra và thầy có thể đo đƣợc kết quả ấy; Thầy dạy thế nào để hình thành năng lực cho SV, Thầy dạy thế nào để sinh viên hứng thú với mọi hiện tƣợng xung quanh mình; thầy dạy thế nào để SV tìm đƣợc sự hữu dụng từ các kiến thức đã học; Thầy dạy thế nào để SV có khả năng hợp tác, chia sẻ trong công việc, để biết cùng chung sống và thích ứng dần với cuộc sống luôn biến động; Thầy dạy thế nào SV phát huy hết tiềm năng và sự sáng tạo của bản thân; Thầy dạy thể nào để SV có khả năng tự học, tự đánh giá; Thầy dạy thể nào để SV biết yêu cuộc sống, yêu quê hƣơng, đất nƣớc…
Trong giáo dục, trƣờng sƣ phạm có vai trò quan trọng trong việc đào tạo sinh viên trở thành giáo viên trƣờng trung học phổ thông, tiểu học, mầm non nhƣ vậy việc học tập của SV phụ thuộc rất nhiều vào việc dạy của thầy vì thầy là tấm gƣơng của sinh viên về việc dạy học. Nếu chúng ta thực hiện đƣợc các điều kiện trên thì chung ta đã thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục sƣ phạm đặt ra, tức là “Giúp SV hình thành những cơ sở PPDH và có sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để SV tiếp tục dạy trong các trƣờng trung học cơ sở, tiểu học và mầm non" [16].
Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trƣờng CĐSP là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phƣơng pháp dạy học tích cực” nhằm
23
giúp sinh viên phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.
1.3.3. Nội dung quản lý việc đổi mới PPDH của hiệu trưởng trường CĐSP
1.3.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH
Kế hoạch đổi mới PPDH đƣợc coi nhƣ một nhiệm vụ của năm học trong kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng. Thực hiện chức năng này, hiệu trƣởng phải tiến hành:
- Xác định các cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH (Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của ngành, chƣơng trình giáo dục cấp,...).
- Phân tích bối cảnh nhà trƣờng để xác định cơ sở thực tiễn của kế hoạch đổi mới PPDH (điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức), làm rõ các yếu tố liên quan đến đổi mới PPDH (đội ngũ GV, SV, điều kiện CSVC,...).
- Xác định các cơ sở lý luận phù hợp để tiến hành đôi mới PPDH (Lý luận về dạy học, PPDH, các kỹ thuật dạy học tích cực; mối quan hệ giữa PPDH và chất lƣợng dạy học...).
- Xác định mục tiêu cần đạt trong đổi mới PPDH (các mục tiêu phải đảm bảo nguyên tắc SMART- cụ thể, đo đƣợc, có khả năng thực hiện đƣợc, có tính thực tiễn, hạn định về mặt thời gian): tỷ lệ GV thực hiện đổi mới PPDH, mức độ áp dụng các PPDH tích cực...
- Lựa chọn các công việc cần làm để triển khai thực hiện đổi mới PPDH, cách làm, phân phối nguồn lực cho mỗi công việc (đa dạng về cách làm: bồi dƣỡng PPDH tích cực cho GV qua tập huấn, qua sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, qua dự giờ, thao giảng, qua sáng kiến kinh nghiệm hay nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng, qua thăm quan học tập trƣờng bạn...).
24
- Sắp xếp các công việc theo một trình tự hợp lý, hoàn thiện và thống nhất kế hoạch để đƣa vào thực hiện.
Khi lập kế hoạch cần chú ý:
- Thảo luận thống nhất mục tiêu đổi mới PPDH trong toàn trƣờng. Xác định mục đích đổi mới PPDH là phát huy cao độ tính tích cực học tập của SV nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.
- Xác định xu hƣớng đổi mới PPDH và các PPDH cụ thể cần áp dụng. - Xác định và chuẩn bị các nguồn nhân lực, vật lực cho việc đổi mới PPDH phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng.
- Thiết lập lộ trình thực hiện đổi mới PPDH cho từng giai đoạn trong một năm, các năm học tiếp theo.
Hiệu trƣởng chuyển giao kế hoạch đổi mới PPDH đến GV trong toàn trƣờng bằng nhiều con đƣờng, hình thức nhƣ đƣa vào trong nội dung họp giao ban với lực lƣợng cán bộ cốt cán của nhà trƣờng, qua các cuộc họp với Tổ chuyên môn, trong các buổi họp Hội đồng đào tạo, qua hội thảo, qua bảng thông báo...
1.3.3.2. Tổ chức việc thực hiện đổi mới PPDH
Tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng: “Tổ chức hoạt động đổi mới PPDH là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu về đổi mới PPDH đã đề ra” [15, tr.576].
- Khi phân phối và sắp xếp các nguồn lực đƣợc tổ chức một cách khoa học và hợp lý thì với vai trò hiện thực hóa các mục tiêu chức năng tổ chức sẽ hình thành nên sức mạnh của tập thể.
- Để thực hiện đƣợc chức năng quản lí này, ngƣời hiệu trƣởng cần phải xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Đó là làm rõ các mối quan hệ và đảm bảo sự nhận thức đúng của những ngƣời đƣợc đặt vào các vị trí khác nhau trong cơ cấu tổ chức. Đó là việc