Qúa trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 67)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.5.2. Qúa trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào

kinh tế đồn điền Việt Nam

*Sự mở rộng về diện tích đồn điền:

Từ năm 1897 khi tình hình chính trị dường như ổn định, người Pháp chuyển sang giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên quy mô lớn. Từ năm 1897 đến năm 1900 số đồn điền và diện tích đồn điền đều tăng lên nhanh chóng.

Về đất có thể chuyển nhượng là đất hoang lúc này là rất nhiều. Chính quyền thuộc địa khuyến khích các điền chủ xin cấp đồn điền lớn và cấp nhượng một cách dễ dàng hàng chục nghìn hecta mà không còn những thủ tục phiền hà như trước kia.

Theo thống kê của thực dân Pháp năm 1890 đã có 116 đồn điền của người Châu Âu, tuy nhiên đồn điền tập trung ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Cho đến năm 1900, tổng diện tích các đồn điền của người Pháp lên tới 322.000 ha, trong đó Nam Kỳ có 78.000 ha, Bắc Kỳ là 98.000 ha.

Ở Nam Kỳ: Đến năm 1930, tổng diện tích của người Pháp đạt 606.500 ha, trong tổng số 1.025.000 ha đồn điền của người Pháp trên toàn liên bang Đông Dương. Số liệu trên, cho ta thấy việc cướp đoạt ruộng đất đưa tới sở hữu ruộng đất của người Pháp ở Nam Kỳ diễn ra rất mạnh. Diện tích đồn điền của người Pháp ở Nam Kỳ chiếm hơn 1/2 tổng diện tích đồn điền của người Pháp ở Đông Dương.

Ở Bắc Kỳ: “năm 1904 có 244 đồn điền thì đến năm 1918 đã có 476 đồn điền của người Pháp với diện tích 417.650 ha, trong số 476 đồn điền này có 150 đồn điền nhỏ loại nhỏ (dưới 50 ha), 312 đồn điền lớn chiếm 99,4 % tổng diện tích đồn điền, trung bình mỗi đồn điền là 1.300 ha. Đặc biệt, có 43 đồn điền rất lớn với diện tích từ 2000 ha đến 5000 ha, trong đó có 20 đồn điền trên 8000 ha” [22,tr.78]

Về quy mô đồn điền: “Trong thời kỳ thuộc địa, đồn điền và sở hữu ruộng đất của người Châu Âu nói chung của người Đông Dương được xếp làm ba loại theo ba tiêu chí:

Tiểu đồn điền hay sở hữu nhỏ từ 0 đến 5 ha.

Đồn điền loại vừa hay sở hữu hạng trung từ 5 đến 10 ha. Đại đồn điền hay sở hữu lớn trên 50 ha” [21,tr.27]

Vì số đồn điền và sở hữu từ 5 ha trở xuống rất ít, nên thường chia ra làm hai loại, loại thứ nhất được coi là nhỏ, những đồn điền từ 50 ha trở xuống. Loại thứ hai được coi là lớn với những đồn điền trên 50 ha.

Đồn điền của tư bản Pháp là một đơn vị kinh tế quan trọng, do vậy việc mở rộng diện tích là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để phát triển kinh tế đồn điền. Trước đây, chúng ta không có những đồn điền rộng lớn, do vậy mà sự mở rộng về diện tích, cho thấy tư bản Pháp muốn áp dụng mô hình sở hữu lớn về ruộng đất nhằm tập trung đất canh tác trên một diện tích lớn để dễ bề phát triển nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất hiện đại.

*Phương thức canh tác trong các đồn điền:

Hầu hết, các chủ đồn điền đều là các nhà tư bản. Do vậy, họ có những điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp với phương thức sản xuất tiến tiến. Họ có điều kiện trồng các loại cây trồng, vật nuôi mới, mặt khác sự phát triển của hệ thống thủy lợi, phân bón, kỹ thuật canh tác…hầu hết đều được sử dụng trong các đồn điền. Hoạt động kinh tế đồn điền khá đa dạng như:

+ Kinh tế đồn điền hoạt động trong ngành trồng trọt:

Do đặc điểm của khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, mục đích kinh doanh của các điền chủ, mà các đồn điền phát triển theo hai hướng chính, một là du nhập những giống cây mới(cà phê, cao su…), hai là duy trì, phát triển và mở rộng các loại cây trồng bản địa (lúa, ngô…). Hai hướng trồng trọt này được thực hiện trên hai dạng đồn điền:

-Đồn điền chuyên canh: Ở Việt Nam những vùng nông nghiệp thương phẩm khá lớn xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với sự thiết lập các đồn điền của các điền chủ người Pháp và sự du nhập một vài phương thức sản xuất mang yếu tố tư bản chủ nghĩa vào đây. Những vùng nông phẩm ấy được tạo thành chủ yếu từ những đồn điền chuyên canh mà hai thứ cây trồng chính là lúa và cà phê.

Sang giai đoạn sau thì các đồn điền chuyên canh giảm đi, nhường chỗ cho chế độ đa canh của các loại cây trồng khác do một số đồn điền chuyên canh bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), tuy nhiên phương thức này vẫn được duy trì, nhiều đồn điền chuyên canh nổi tiếng đã tồn tại từ cuối thế kỹ XIX cho mãi tới nửa đầu thế kỷ XX như: Đồn điền cà phê Lêu, công ty nông nghiệp Phúc Lương…

Về cây trồng, bên cạnh cây lúa và cà phê thì các cây như hồi, quế … cũng được trồng trên các đồn điền chuyên canh.

Trên các đồn điền chuyên canh, các điền chủ thường kết hợp với chăn nuôi đại gia súc ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào quy mô của đồn điền và khả năng chăn nuôi của các điền chủ.

- Đồn điền đa canh: Ở giai đoạn trước đa canh chiếm ưu thế vượt trội so với chuyên canh, đã từng tồn tại đa canh về ngô, lúa hay lúa với các loại cây khác…

Sau năm 1919, hướng đa canh của những đồn điền đó ngày càng được khẳng định nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế, khi mà các đồn điền chuyên canh như lúa, cà phê bị tác động mạnh do giá cả sản phẩm bị hạ thấp, giới thực dân nhanh chóng rút ra kết luận là phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ chuyên canh một thứ sang đa canh các loại cây trồng khác nhau để tránh rủi ro khi có biến động đối với một loại sản phẩm đồn điền nào đó.

Về cây trồng vẫn như trước đây, có đến hàng chục loại khác nhau được trồng xen kẽ, ít nhất là hai loại và nhiều nhất là mười loại: lúa, ngô, khoai, sắn, cà phê… các đồn điền đa canh những loại cây trồng mới với nhau, nhưng cũng có đồn điền đa canh những loại cây bản địa, lại có những đồn điền trồng xen cây cũ với các cây mới với nhau.

Như đã biết, các hoạt động đầu tư và khai thác của tư bản Pháp đều tập trung vào mục đích là phát triển kinh tế đồn điền, do vậy mà những phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được Pháp du nhập vào Việt Nam trước tiên phải được phục vụ trong các đồn điền trước. Điều đó, là nguyên nhân khiến kinh tế nông nghiệp nước ta có nhiều chuyển biến.

+Kinh tế đồn điền trong ngành chăn nuôi:

Chăn nuôi ra đời trước hết là do nhu cầu của trồng trọt về sức kéo và phân bón, trồng trọt càng được mở rộng thì chăn nuôi càng phát triển, nhất là khi phân bón hóa học chưa được nhập vào với khối lượng lớn và việc cơ giới hóa chưa được tiến hành. Sau đó, do nhu cầu của người Âu có mặt ngày càng đông ở Bắc Kỳ, các sản phẩm về thịt và các sản phẩm về chăn nuôi tăng lên thị việc chăn nuôi cũng đáp ứng một phần cho nhu cầu đó.

Chăn nuôi phát triển ở các đồn điền trồng cà phê hay các loại cây trồng khác dù là chuyên canh hay đa canh, chăn nuôi là do các điền chủ trực tiếp tiến hành trên quy mô lớn để lấy phân bón. Từ chỗ chăn nuôi chỉ nhằm một mục đích là phục vụ cho trồng trọt, các điền chủ đã tiến dần sang việc chăn nuôi để bán cho các lò mổ.

Các đồn điền phát triển quy mô lớn, tốc độ nhanh, nhất là từ năm 1897, so với các thế kỷ trước thì việc xuất hiện những đồn điền vài trăm hecta, hàng nghìn hecta của người Pháp là một hiện lạ, bất ngờ trong lịch sử chế độ ruộng đất.

Khi thiết lập và tiến hành khai thác các đồn điền nông nghiệp ở Việt Nam các điền chủ đã làm nảy sinh trong nền kinh tế thuộc địa một ngành sản xuất mà sản phẩm chủ yếu dành cho thương mại, cùng với sự ra đời của các ngành, những vùng nông nghiệp thương phẩm khá lớn, sự thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp đã mở ra những thị trường mới ở trong cũng như ngoài nước.

Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trên quy mô lớn có tác dụng tạo ra việc làm và nguồn thu nhập phụ cho không ít nông dân ở vùng có đồn điền nhất là những vùng đông dân. Đồng thời, các sản phẩm xuất khẩu đa phần đều từ các đồn điền, do vậy điều đó cho thấy hoạt động kinh tế đồn điền có vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa và thúc đẩy quá trình chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn này. Đây là một trong những mặt tích cực quan trọng của việc du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam, cụ thể là vào khu vực kinh tế đồn điền.

*Hình thức thuê mướn nhân công:

Việc sử dụng nhân công trong các đồn điền người Pháp có ba hình thức:

Hình thức sử dụng nhân công, người lao động làm thuê, hay còn gọi là người làm công ăn lương, theo hình thức này thì điền chủ khai thác đất bằng việc sử dụng nguồn lao động rồi trả lương cho họ bằng tiền hoặc bằng hiện vật theo ngày, theo tháng hay theo công việc. Lực lượng này được tuyển mộ ngay ở địa phương, hoặc tuyển từ nơi khác đến.

Hình thức sử dụng người lĩnh canh (cho thuê ruộng). Theo hình thức này, điền chủ cho thuê ruộng đất của mình với giá quy định trước bằng tiền hay hiện vật. Còn người lĩnh canh phải trả tất cả các phí tổn cho việc sản xuất vào phải đóng thuế.

Hình thức sử dụng người cấy rẽ, hay hình thức phát canh thu tô. Theo hình thức này, người nông dân nhận ruộng của điền chủ cày cấy, đến mùa thu hoạch phải trả cho chủ khoản địa tô.

Trong quá trình khai thác đồn điền, điền chủ Pháp không sử dụng nhân công lao động làm thuê (công nhân) mà chủ yếu sử dụng tá điền, sở dĩ như vậy là do: Chế độ tá điền là “phương thức kinh tế nhất, chắc chắn nhất” và “đến một lợi ích to lớn hơn là giảm với tỷ lệ rất lớn nhưng chỉ tiêu chung cũng như của việc coi sóc của các điền chủ người Âu, mà ở thuộc địa lớn hơn rất nhiều so với ở Pháp”

Qua việc chủ yếu sử dụng tá điền trong khai thác đồn điền chứng tỏ trong khi du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp ở nước ta thực dân Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu lỗi thời nhằm đảm bảo lợi nhuận cao cho chúng.

Trong quá trình lao động tại các đồn điền, bọn điền chủ không bao giờ trả hết lương cho tá điền mà thường giữ lại một phần. Ngoài ra, số tiền của họ còn bị điền chủ trừ đi các khoản, tiền ứng trước, tiền gạo, tiền muối… cuối cùng, tiền công của tá điền không còn là mấy.

Họ phải lao động vất vả từ 12 đến 14 giờ trong một ngày, ăn đói, mặc rét, thường xuyên bị bọn cai đồn điền đánh đập dã man, chủ đồn điền cúp phạt, khiến công nhân trong các đồn điền ngày càng ốm yếu, bệnh tật. Thảm cảnh này diễn ra hầu hết ở các đồn điền.

Sự ra đời của tầng lớp lao động làm thuê và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong khu vực kinh tế đồn điền dựa trên sự bóc lột, cưỡng bức dã man của chủ nghĩa thực dân Pháp. Nó không những không cải thiện đời sống của những nhân công làm thuê, mà còn đẩy họ rơi vào thảm cảnh bần cùng hơn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của bộ phận kinh tế đồn điền trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.Trước khi thực dân Pháp sang, thì nhà Nguyễn cũng đã có những chính sách để phát triển đồn điền mặc dù đạt được nhiều kết quả song với mục đích là cố gắng đảm bảo cho binh lính đồn điền tự cấp về lương thực nên hoạt động kinh tế đồn điền giai đoạn này chỉ dừng lại ở mức cung cấp lương thực tại chỗ chứ chưa có nhiều sản phẩm phục vụ cho hoạt động trao đổi buôn bán. Do vậy, khi người Pháp tiến hành khai thác thì họ đã nhanh chóng tiến hành phát triển, đầu tiên là mở rộng diện tích đồn điền, sau đó đưa các giống cây trồng mới cùng với phương thức sản xuất tiến tiến vào hoạt động trong các đồn điền. Điều này, dẫn dến kết quả đạt được cao hơn nhiều so với giai đoạn trước, sản phẩm làm ra hầu như phục vụ cho việc xuất khẩu.

2.3. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ DU NHẬP PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA ĐẾN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ XÃ HỘI NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA (1858 - 1945)

2.3.1. Tác động của sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam

Về lĩnh vực nông nghiệp, quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng đã làm cho kinh tế nông nghiệp nước ta có nhiều chuyển biến:

Thứ nhất, tình trạng sở hữu ruộng đất công làng xã bị thu hẹp, sở hữu ruộng đất tư ngày càng chiếm ưu thế và sở hữu lớn về ruộng đất được hình thành:

Ruộng công ở nước ta bị thu hẹp trước hết là do mức độ chiếm đoạt ruộng đất của thực dân, địa chủ phong kiến ngày càng lớn. Sau thế chiến thứ nhất, nhiều điền chủ người Pháp lẫn người Việt đổ xô chiếm đoạt đất đai lập đồn điền trồng lúa và cây công nghiệp. Mặt khác, do người dân không có điều

kiện để giữ ruộng phần ruộng đất công ít ỏi, sự bần cùng hóa buộc họ phải cầm cố ruộng đất. Ruộng công dần dần rơi vào tay một bộ phận địa chủ, hào lý ở địa phương.

Đầu thế kỷ XX, ruộng đất hoang hóa còn tương đối nhiều. Phần ruộng đất này được chính quyền thực dân cấp nhượng cho các điền chủ lập đồn điền. Nhưng quá trình mở rộng diện tích đồn điền của thực dân, bao chiếm ruộng đất của địa chủ đã làm hạn chế ruộng đất công. Cho tới năm 1930 của thế kỷ XX, diện tích ruộng đất công chiếm tỷ lệ 17%, diện tích ruộng đất công bị thu hẹp mở đường cho sở hữu ruộng tư và xu hướng tập trung ruộng đất phát triển. Điều đó là quá trình tất yếu trong quá trình chuyển biến từ trạng thái kinh tế phong kiến sang nền kinh tế thuộc địa có nhân tố tư bản chủ nghĩa. Sự tập trung ruộng đất là một điều kiện để chuyển nền sản xuất tiểu nông nên nền sản xuất lớn trong nông nghiệp. Nhưng mặt trái của sự chuyển biến này là đẩy một bộ phận nông dân ra khỏi ruộng đất của mình, biến họ thành những tá điền nghèo khổ và những người công nhân làm việc trong các đồn điền.

Quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xu hướng sở hữu ngày càng tập trung, mô hình sở hữu lớn ruộng đất ngày càng phát triển, đặc biệt là bộ phận kinh tế đồn điền, xuất hiện những đồn điền rộng hàng nghìn hecta. Cùng với thực dân Pháp, địa chủ người Việt cũng ra sức bao chiếm đất đai lập trại ấp. Mức độ tập trung ruộng đất ngày càng cao. Cụ thể:

Ở Nam Kỳ: Diện tích nông nghiệp lớn (2.300.000 ha trên 5.700.000 ha diện tích tự nhiên) dân cư thưa thớt, cùng với chính sách cướp đoạt ruộng đất, ưu tiên phát triển ruộng đất, tư bản thực dân Pháp và địa chủ tay sai người Việt là những nhân tố thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất, hình thành chế độ sở hữu lớn về ruộng đất ở Nam Kỳ.

Trong 255.016 chủ đất ở Nam Kỳ vào năm 1931 số chủ sở hữu từ 50ha được coi là sở hữu lớn, chỉ chiếm 2,5% số chủ, nhưng chiếm 45% diện tích ruộng đất. Trong khi đó, 71,3% chủ sở hữu nhỏ chỉ chiếm vẻn vẹn 12% diện tích canh tác.

Ở Bắc và Trung Kỳ tình trạng sở hữu lớn về ruộng đất đã hình thành

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)