6. Kết cấu của khóa luận
1.2.4.1. Cơ cấu cây trồng
Cho đến thế kỷ XVIII, mặc dầu sản xuất nông nghiệp còn thấp kém, người nông dân Việt Nam đã tiến hành khá sâu vào việc nhân giống lúa cho phù hợp với chất đất, địa thế và nhu cầu của mình. Trong cuốn: “Vân đài loại
ngữ” nhà bác học Lê Qúi Đôn đã ghi lại được 27 giống lúa mùa, 10 giống lúa chiêm, 27 loại giống lúa nếp trồng ở các tỉnh ở Đàng Ngoài.
Các giống lúa trên được tiếp tục gieo cấy trong thế kỷ XIX. Sách Đại Nam nhất thống trí của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi lại hơn 65 giống lúa tẻ và 27 giống lúa nếp, trong số này có 10 giống lúa tẻ cho loại gạo trắng, thơm như Minh Xuân, Thơm, Móng Chân, Cánh, Tám xoan, Bát lùn, …thông thường từ cấy đến gặt là 5 tháng nhưng cũng có loại ngắn ngày hơn như lúa Bát (Bát lùn, Bát sinh, Bát sâu…), thậm chí lúa uốn câu, chỉ cần 40 ngày.
Lúa nếp, trong các loại nếp thì có nếp Bầu hương thơm, ngon là người ta hay sử dụng để làm cốm và ướp sen để làm quà tặng. Ngoài ra, có loại nếp Tây đây là giống ngoại lai (Tây Dương sang) cũng được trồng phổ biến.
Bên cạnh việc trồng lúa là chính , tùy địa phương và thế đất, người nông dân còn trồng các loại cây lương thực khác: sắn, khoai lang, củ từ, củ mài, khoai tía (riêng ở Nam Kỳ có 8 loại khoai môn), ngô (được trồng từ thế kỷ XVII đưa từ Trung quốc sang), kê…
Kinh tế vườn phát triển khắp nơi, nhất là các tỉnh Nam kỳ, có 37 loại rau từ hành, hẹ, kiệu, tỏi đến rau húng, rau muống, rau cải, rau diếp, rau sam, rau câu… Trong số này, có một số loại ngoại lai như hành tây (có hai loại củ trắng và củ đỏ, củ to bằng nắm tay, do người Tây đưa sang), bạc hà (dùng cất dầu măng tơ)… bên cạnh đó có các củ đậu, cà, bầu, bì, mướp đắng. Hình thành hàng loạt các loại cây ăn quả với số lượng 56 loại, trong đó gồm nhiều loại khác nhau như chuối, cam, nhãn, bưởi, ổi, mít… một số có nguồn gốc từ bên ngoài như nho, sakê, cà phê, hạt tiêu.
Một số giống cây công nghiệp cũng được trồng như bông, đay, dâu tằm, thuốc lá, mía, cói. Dâu tằm vốn là loại cây cổ truyền, được trồng rộng khắp cả nước. Mía được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là Quảng Ngãi, Quảng
Nam (ở đây đã phát triển nghề nấu đường với sản lượng lớn, năm 1848 Nhà nước đã mua hơn 200 vạn cân đường ở đây).
Về cơ cấu cây trồng, dưới triều Nguyễn cũng như các triều đại trước, nhìn chung chưa có nhiều giống cây trồng mới đa phần là các loại cây trồng bản địa, và các loại cây này sử dụng vào mục đích phục vụ cuộc sống của nông dân là chính.