6. Kết cấu của khóa luận
2.2.3.3. Chuyển biến về kỹ thuật canh tác
Cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, công cụ sản xuất của nông dân vẫn là những công cụ truyền thống đã được cải tiến: cày bừa, cuốc, liềm, gầu sòng để tát nước, cối đập lúa, cối xay lúa, cối giã gạo…trong các công cụ sản xuất truyến thống, quan trọng của nông dân là cày, và bừa.
Bên cạnh đó,thì kỹ thuật canh tác cũng đã có nhiều chuyển biến nhất định. Đặc biệt là ở các đồn điền trồng cà phê ở các tỉnh, máy móc đã được sử dụng như máy phát điện, máy hơi nước, máy sấy cà phê… một số công cụ lao động du nhập vào Việt Nam: xẻng, xà beng, cưa tay…
Về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi có ít nhiều thay đổi. Người nông dân đã chú trọng làm tốt các khâu: làm đất, cải tạo đất, tưới tiêu nước kịp thời, sử dụng phân chuồng, phân xanh,các loại phân hóa học, bón đủ, bón đúng lúc; chọn sử dụng giống tốt, đồng thời coi trọng khâu cày cấy đúng thời vụ, chăn sóc cây trồng, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống hạn úng lụt.
Trong chăn nuôi, người nông dân chú trọng khâu chọn giống, nuôi giống tốt, giống mới.
Tóm lại, phương thức canh tác nông nghiệp có nhiều chuyển biến, một số công cụ lao động đã được cải tiến, một số phương tiện kỹ thuật, phân hóa
học, máy móc bắt đầu được đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công tác thủy nông cũng có tiến bộ hơn so với đầu thế kỷ XX, điều đó chứng tỏ rằng thời kỳ này có sự du nhập phương thức sản xuất của các nước tư bản vào Việt Nam, nó đã làm cho nông nghiệp nước ta có nhiều chuyển biến và phát triển hơn giai đoạn trước.
2.2.4. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi
2.2.4.1. Cơ cấu cây trồng
* Nhóm cây trồng bản địa
Trong chính sách đầu tư và khai thác thuộc địa ở Việt Nam,thực dân Pháp chú trọng đầu tư và phát triển các loại cây trồng bản địa như: lúa,ngô, khoai, sắn… tư bản Pháp một mặt mở rộng diện tích cây trồng, mặt khác biến các sản phẩm thu hoạch được là mặt hàng xuất khẩu ra thị trường trong và ngoài khu vực. Thông qua các hoạt động đó, mà cơ cấu cây trồng nước ta giai đoạn này được phát triển theo phương thức sản xuất mới, tư bản chủ nghĩa.
+Cây lúa:
Cuối thế kỷ XIX, lúa vẫn là loại cây chủ yếu trong nền sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Khi thực dân Pháp thống trị nước ta đã du nhập phương thức canh tác hiện đại vào sản xuất nông nghiệp khiến diện tích, năng suất và sản lượng tăng lên nhanh chóng.
Bảng 3:Diễn biến về diện tích trồng lúa ở Nam Kỳ từ năm 1870 – 1936: Năm Diện tích trồng lúa (ha)
1870 522.000 1890 854.000 1900 1.174.000 1910 1.528.000 1920 1.749.000 1925 1.881.000 [10,tr.265]
Từ năm 1870 đến năm 1937, năng suất bình quân về lúa trên mỗi hecta ở các vùng ở Việt Nam như sau:
Bảng 4:Năng suất bình quân về lúa trên mỗi hecta ở nước ta từ năm 1913-1937: Năm Vùng 1913 1931 1937 Bắc - Trung Kỳ (tạ) 9,4 12,6 10,5 Nam Kỳ (tạ) 17,0 12,1 14,1 Trungbình cả nước 13,2 12,4 12,1 [2,tr .137] Lúa là cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, do vậy đây là mặt hàng được chú trọng phát triển và nó nhanh chóng trở thành sản phẩm xuất khẩu : Khi chiếm xong toàn bộ Việt Nam, người Pháp càng chủ trương biến nơi đây thành xứ độc canh cây lúa và lũng đoạn việc mua bán để xuất khẩu thu lợi nhuận. Thực dân Pháp khẳng định “Không thể và không tự mình cày cấy, tức là tiến hành một cách liên tục và đều đặn một lao động vật chất, mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của công nhân bản xứ. Người ta có thể hy vọng rằng trong cùng một thuộc địa ấy, một khoảng đất ấy sẽ có những nhà thực dân thương nghiệp tới bốn hay năm lần. Vậy phải chú ý quan tâm trước hết đến mặt nông nghiệp. Chúng ta muốn khai thác và khai thác thuộc địa của chúng ta thì đó là phương sách đã tìm thấy. Hãy trồng trọt đi” [4,tr.20]
Lượng lúa gạo gia tăng luôn tỷ lệ với chính sách vơ vét gạo để xuất cảng của tư bản Pháp, nên con số lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ đó cũng tương đối lớn.
Chỉ tính riêng ở Nam Kỳ, thì số lượng gạo xuất khẩu chiếm giá trị hơn 60% trong tổng giá trị xuất khẩu của toàn Đông Dương.
Bảng 6: Thống kê về sản lượng xuất khẩu lúa ở Nam kỳ:
Năm 1870 1910 1929 1936 Lúagạoxuất(tấn) 229.000 1.109.000 1.243.000 1.711.000
[10,tr.265]
Đối với toàn Việt Nam, lúa gạo luôn là mặt hàng chiếm tỷ lệ lớn trong danh mục xuất khẩu và cũng có sự gia tăng về số lượng.
Trước đây, sản lượng của cây lúa được làm ra không để bán, mà chủ yếu chỉ đáp ứng yêu cầu nhu yếu phẩm của gia đình người nông dân. Nhưng những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp trong nước, sản lượng lúa gạo ngày càng nhiều, tạo ra nhu cầu mua bán trao đổi. Sản phẩm lúa gạo không phải chỉ có khu vực đồn điền ảnh hưởng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa theo hướng sản xuất hàng hóa mà ngay cả khu vực làng xã đã mang tính thương mại.
Nhìn chung, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sản xuất lúa gạo đã có những bước tiến đáng kể. Sự biến chuyển đó một mặt nhờ vào sự đầu tư của tư bản Nhà nước, mà cụ thể đó là những công trình thủy nông ở trên khắp 3 miền ở Việt Nam, các cơ quan quản lý và nghiên cứu cây lúa cũng như kỹ thuật trồng lúa mới, mặt khác là do sự đầu tư của tư bản tư nhân vào ruộng đất ở khắp nơi trong cả nước, nhất là những lãnh địa lớn ở Nam Kỳ. Diện tích trồng trọt tăng kèm theo một số yếu tố của phương thức sản xuất mới là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của sản xuất lúa từ năm 1870 đến cuối thế kỷ XIX, và đầu thế kỷ XX trở đi, tốc độ gia tăng về lúa được để tâm chú ý. Có thể nói sự hiện diện của người Pháp đã góp phần vào việc đưa sản xuất lúa của người Việt tiến lên một bước đáng kể.
+ Cây ngô:
Ngô cũng là một trong những mặt hàng đem lại giá trị lớn trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam, song tỷ lệ lên xuống thất thường. Sự
thay đổi về tỷ lệ trong xuất cảng ngô tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường thế giới, nhất là thị trường Pháp. Xuất khẩu ngô của các xứ toàn Đông Dương tăng mạnh từ năm 1903 là 250 tấn lên 17.000 tấn năm 1906 và đến năm 1914 thì con số đạt đến 99.000 tấn. Do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ngô xuất khẩu của Đông Dương giảm đi khá nhiều và chỉ còn 32.000 tấn vào năm 1924. Vào những năm 1930, trong cơn khủng hoảng kinh tế thế giới, tư bản Pháp vơ vét rất nhiều ngô xuất sang Pháp để nuôi súc vật, mặc cho nhân dân thiếu đói. Từ năm 1935 đến năm 1939 toàn Đông Dương xuất cảng ngô trung bình hàng năm khoảng 500.000 tấn. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, trong lúc nguyên liệu dùng trong kỹ nghệ chiến tranh xuất cảng sang Pháp gia tăng gấp đôi, thì hai loại nông sản phổ biến nhất là ngô và gạo lại giảm sút.
Bảng 7: Tình hình chuyển biến về diện tích, năng suất, sản lượng ngô qua một vài thời điểm:
Năm Diện tích (ha) Năng suất (ha) Sản lượng (ha) 1930 168.000 9.1 140.400 1935 180.000 9.7 174.600 1940 178.000 9.3 16.480 1944 102.000 8.6 97.000
[21,tr.98]
Sự du nhập những giống cây ngô mới, cùng với kỹ thuật chăm bón khiến năng suất và diện tích được mở rộng, sản phẩm không những đáp ứng nhu cầu trong nước, mà đây cũng là một mặt hàng xuất khẩu lớn trong cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta, từ các hoạt động xuất khẩu đó đã thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán phát triển.
Bảng 8: Gía trị sản phẩm ngô xuất cảng so với tổng giá trị xuất cảng của Việt Nam:
Thời gian Giá trị trung bình % 1913-1917 2,9
1928-1932 4,1
1938 17,8
[21,tr.203]
Bên cạnh các loại cây lương thực truyền thống, cũng cần nên ghi nhận những thí nghiệm và ứng dụng của các cơ quan, các trạm trồng thí điểm, các loại cây trồng thí điểm của người Pháp ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ . Đó là các giống lúa mỳ, lúa mạch, kiều mạch, khoai tây, ngô Pháp… Việc du nhập các giống loài cây mới này đã bổ sung thêm trong cơ cấu cây trồng của Việt Nam, và khiến ngành sản xuất về lương thực trong thời kỳ này gia tăng sự phát triển.
Qúa trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp, cụ thể là vào cơ cấu một số cây trồng bản địa đã cho phép nó vượt quá giới hạn tự cấp tự túc để đi đến một thời kỳ mới là tham gia xuất khẩu sang nước ngoài, đồng thời đã làm cho nền nông nghiệp nước ta có những chuyển biến đáng kể.
* Nhóm cây trồng mới
+ Cây cao su:
Cho đến cuối những năm thế kỷ XIX, do việc nhận thức được sự hạn chế của việc độc canh cây lúa nên tư bản Pháp bắt đầu tìm cánh thử nghiệm và gieo trồng các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su.
Đầu thế kỷ XX, ngành sản xuất kinh doanh cây cao su có bước tiến rõ rệt, bằng việc thành lập hàng loạt các công ty cao su, như công ty cao su Đông Dương (1910) đặt trụ sở ở Paris, công ty đồn điền đất đỏ (1910) đặt trụ
sở ở Sài Gòn, công ty đồn điền cao su Xuân Lộc (1911)… lúc đầu, các công ty đều được tài trợ bởi tư bản tại chỗ, từ 1910 bắt đầu xuất hiện một số công ty do tư bản chính quốc chủ trương.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là giai đoạn 1924-1930 gần 1/3 khối lượng vốn đầu tư của những doanh nghiệp Pháp tập trung vào nông nghiệp, trọng tâm là cây cao su. Nhờ những Nghị định miễn thuế khuyến khích canh tác cao su của chính phủ Đông Dương và sự đầu tư của các công ty, cây cao su được mở rộng diện tích và gia tăng nhanh chóng. Từ năm 1926- 1929, giai đoạn này được xem là giai đoạn chạy đua nước rút của tư bản Pháp về cao su ở Việt Nam.
Nhìn chung, diện tích gieo trồng và giá trị xuất cảng cao su tăng hay giảm là tùy thuộc vào điều kiện chung từ nhiều phía: Việt Nam, Pháp, và thế giới (chiến tranh, thị trường, giá cả…). Sau đại chiến thứ nhất, tư bản Pháp đã hạn chế sản xuất, giá thành xuống thấp. Đầu năm 1922, chính quyền Pháp tìm mọi cách để giúp đỡ các chủ đồn điền người Pháp thoát khỏi nạn phá sản như bỏ thêm vốn, trích công quỹ cho vay với số vốn lớn trong 3 năm, giảm thuế, khen thưởng, nói về sự giúp đỡ của các đồn điền cao su, chính quyền Pháp ở Nam Kỳ xác định “Việc trồng cao su đã được chính phủ hết sức giúp đỡ, nhờ sự giúp đỡ đó, nên những thiệt hại về việc không bán được sản phẩm cao su do hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, đã được hạn chế ở mức tối thiểu. Những nhà trồng tỉa cao su không thất vọng và không tăng thêm diện tích trồng trọt, nói chung đã tổ chức cải tiến phương pháp khai thác cao su, giảm chi phí sản xuất, hoàn thiện hơn kỹ thuật trồng trọt, thí dụ như thực hiện một cách phổ biến cao su theo phương pháp ghép cây… Một cơ quan đặc biệt sẽ được thành lập để giúp đỡ các nhà trồng tỉa cao su, chè, cà phê, trước hết là nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của quỹ bồi thường” [9,tr.148]
Trong việc trồng cây cao su, tư bản Pháp đã sử dụng một số thiết bị kỹ thuật tương đối hiện đại trên một diện tích khá lớn. Ngay từ buổi đầu, cao su trồng ở Việt Nam đã tỏ ra nếu không hơn hẳn cũng không thua kém về mặt chất lượng so với các nơi trên thế giới. Về chăm bón cao su đúng yêu cầu sẽ làm cho cây dễ dàng sinh trưởng và nâng cao năng suất mủ lên cao hơn nữa. Riêng bón phân đúng kỹ thuật đã làm gia tăng 5-6 lần. Nhờ những phương pháp kỹ thuật hiện đại và việc tăng nhanh diện tích trồng trọt nên sản lượng cao su đạt được ngày càng lớn:
Lượng cao su xuất cảng ngày càng nhiều cho thấy rằng tư bản trồng cao su đã hoạt động ráo riết tại Việt Nam. Nếu như cây lúa được coi là đại diện cho ngành trồng trọt truyền thống, thì cây cao su đại diện cho ngành nông nghiệp hiện đại. Khác với công việc sản xuất lúa, tại những nơi trồng cao su tư bản Pháp sử dụng một số máy móc kỹ thuật mới của Tây Âu.
+ Cây cà phê: Cây cà phê được đưa vào Bắc Kỳ vào khoảng năm 1886 và đầu tiên được trồng ở Kẻ Sở (Hà Nội). Sau đó, cà phê được đem trồng tại các đồn điền của Guillaume và Borle cũng ở vùng này. Rồi từ đó trở đi, cây cà phê được các điền chủ quan tâm thực sự, bởi vì so với các cây trồng khác như lúa và ngô, thì một hecta cà phê có giá trị kinh tế gấp 4-5 lần cây ngô, lúa.
Phương thức trồng và chế biến cà phê vẫn được tiến hành theo lối thủ công là chính. Lúc đầu cà phê sản xuất chưa được nhiều nên chỉ đủ tiêu thụ trong thành phố lớn ở Việt Nam, và giới tiêu thụ chính vẫn là người Châu Âu, quân đội Pháp. Về sau này, diện tích trồng cây cà phê được mở rộng nên sản lượng có gia tăng đáng kể.
Bảng 9: Diễn biến về diện tích, sản lượng cà phê qua một số thời điểm như sau:
Năm Diện tích (ha) Sản lượng(ha)
1930 7.000 2.000
1935 9.700 2.500
1940 8.400 3.200
1944 9.000 3.300
[17,tr.113]
Sự du nhập và phát triển cây cà phê, những giá trị kinh tế thu được từ hoạt động kinh doanh loại cây này góp phần tích cực vào việc thay đổi bộ mặt nông nghiệp Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
+Các loại cây công nghiệp khác như:chè, mía, bông, đay, dừa, thuốc lá, ca cao, hồ tiêu, thầu dầu…đều được thực dân chú ý mở rộng và phát triển. Tất cả đã góp phần tạo nên sự chuyển biến cho ngành trồng trọt Việt Nam.
2.2.4.2. Cơ cấu vật nuôi
Chăn nuôi là một ngành rất gắn bó với trồng trọt bởi vì nó cung cấp sức kéo và phân bón cho hoạt động của con người trong lĩnh vực này. Không những thế chăn nuôi cũng cung cấp ứng cho con người nguồn thực phẩm rất cần thiết đối với cuộc sống.
Vào cuối thế ky XIX đầu thế kỷ XX, cùng với tốc độ phát triển của trồng trọt, chăn nuôi Việt Nam cũng đạt được những thành quả đáng kể do có sự đầu tư phát triển của người Pháp và cả người. Có thể thấy những bước thay đổi đó qua các giống loại cụ thể sau:
+ Lợn: Lợn là vật nuôi cung cấp một khối lượng lớn nhất về thịt và mỡ cho người Việt Nam. Tính trung bình một gia đình nuôi một con lợn trong
một năm, bởi vì ngoài việc dùng để lấy thịt hoặc bán, gia đình nông dân nào cũng có phân lợn để canh tác nông nghiệp.
Người Việt Nam chăn nuôi lợn mang tính chất cần chừng, ít khi qian tâm tới cải tiến kỹ thuật, chăm sóc thiếu phương pháp, phối giống sớm, dinh dưỡng không đầy đủ nên chậm phát triển chậm và nhỏ con. Đầu thế kỷ XX chủ trương phát triển chăn nuôi của chính quyền thực dân đã thổ một luồng sinh khí mới, việc chăn nuôi lợn do đó có bước phát triển thấy rõ. Tại Trung Kỳ, người Hoa còn mở thêm nghề mới là nhập cảng lợn con từ Trung Hoa về nuôi lớn, rồi sau đó lại tái xuất khẩu sang Trung Hoa, Malaysia…
Dưới những tác động mới, lợn Việt Nam càng phát triển nhiều về số lượng. “Đến năm 1936 Việt Nam đã có đến 3.150.300 con của toàn cõi Đông Dương” [21,tr.197]
Bảng 10: Diễn biến về đàn lợn Việt Nam qua một số thời điểm như sau: