Mục đích thành lập các đồn điền

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 66)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.5.1. Mục đích thành lập các đồn điền

Trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, bất kể thuộc địa kiểu gì, việc chiếm và khai thác đất luôn là mục tiêu hàng đầu của chúng. Theo chân những tên lính là những nhà thực dân nông nghiệp. Tiếp nối giai đoạn chinh phục bằng quân sự là giai đoạn khai thác đất đai “khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đã chiếm được, thiết lập ở đó các đồn điền, phát triển ở đó sức sản xuất” [10,tr.3].

Thực tế, thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, các thuộc địa ở Châu Mỹ và Châu Phi đã đem lại cho nước Pháp những nguồn lợi khổng lồ nhờ vào việc trồng thuốc lá, bông, chè, cà phê, tiêu… trên các đồn điền mênh mông.

Đồn điền là một loại trang trại có quy mô lớn, thường ở vùng nhiệt đới hay bán nhiệt đới, đồn điền chủ yếu cung cấp hàng hóa có giá trị trên thị trường chứ không phải tiêu thụ trong phạm vi sinh hoạt hằng ngày.

Ở Việt Nam, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX việc chiếm và khai thác nông nghiệp được gán cho một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó là chiếm giữ những vùng đất đã chiếm được bằng quân sự, đảm bảo yên ổn ở những vùng dối loạn, khai thác ở cả nước bằng việc thiết lập các đồn điền, đưa các loại giống mới vào trồng.

Với ý nghĩa như vậy, ngay sau khi đặt chân vào Việt Nam thì thực dân Pháp nghĩ ngay tới việc chiếm những ruộng đất gọi là “ruộng đất hoang” và thực hiện chính sách nhượng đất lập đồn điền. Để thu hút sự tham gia của các nhà thực dân nông nghiệp, chính quyền thuộc địa đã tỏ ra khá dễ dãi trong việc nhượng đất. Còn các nhà thực dân, sau giai đoạn đầu tiên của cuộc khai thác thuộc địa,chúng đã dần dần rời bỏ những dự kiến thăm dò và khai thác mỏ, công việc này đồi hỏi nhiều vốn và nhân công, để quay sang lập đồn điền và khai thác đất nông nghiệp gọi là “công” và “vô chủ”.

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)