6. Kết cấu của khóa luận
2.2.2. Sở hữu ruộng đất
Khi thực dân Pháp đặt áp thống trị ở Việt Nam, tình hình sở hữu ruộng đất vẫn tồn tại hai hình thức sở hữu: sở hữu ruộng đất Nhà nước, và sở hữu ruộng đất tư nhân. Tuy nhiên, thời kỳ này vấn đề sở hữu đất đai có sự thay đổi, sở hữu lớn về ruộng đất đã hình thành.
2.2.2.1. Ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước
Dưới thời Nguyễn, ruộng đất sở hữu Nhà nước bao gồm: ruộng tịch điền, quan điền, quan trại và đồn điền. Thông qua các Sắc lệch, Nghị định, chính quyền thực dân Pháp từng bước tước bỏ quyền sở hữu ruộng đất của nhà Nguyễn, xác lập quyền sở hữu của chính quyền thuộc địa đối với toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu Nhà nước phong kiến trước kia.
Ngày 15/01/1903, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định, tuyên bố tước bỏ hoàn toàn quyền sở hữu tối cao của nhà vua đối với toàn bộ tài sản quốc gia, trong đó có ruộng đất. Cũng trong Nghị định này, Toàn quyền Đông Dương quy định các loại ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước Pháp và chính
quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Theo Nghị định này, ruộng đất ở Đông Dương được chia làm hai loại:
Loại ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước Pháp bao gồm:ruộng đất dùng để xây dựng các công trình công cộng (đường xá, cầu cống, công trình thủy lợi…). Nguồn thu từ các công trình xây dựng trên các loại đất này được nhập vào ngân sách Đông Dương hoặc ngân sách cấp xứ.
Loại ruộng đất sở hữu Nhà nước thứ hai bao gồm: đất hoang, đất vô chủ, bãi bồi ven biển…loại đất này do chính quyền cấp xứ trực tiếp quản lý.
Với Nghị định năm 1903 này, đã tước bỏ hoàn toàn quyền sở hữu ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của Nhà nước phong kiến triều Nguyễn. Chính quyền thực dân có toàn quyền quyết định, nhượng, bán hoặc cho thuê. Điều đáng chú ý ở đây là, nếu như ruộng đất thuộc sở hữu của Nhà nước, triều Nguyễn sẽ duy trì hoặc chỉ sung làm công điền thì thực dân Pháp lại chủ yếu đem cho thuê, bán hoặc cho không, biến ruộng đất thành sở hữu tư nhân.
Chính sách duy trì, bảo vệ nhưng không phát triển ruộng công làng xã và tệ “chiếm công vi tư” của địa chủ, quan lại làm tỷ lệ ruộng công ở nước ta bị thu hẹp.
2.2.2.2. Sở hữu tư nhân
Ngoài diện tích ruộng đất tư hữu đã tồn tại từ trước, sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất thời thuộc địa được hình thành và phát triển thông qua chính sách cướp đoạt của chính quyền thực dân. Đây là một đặc điểm khác so với thời kỳ trước, điều này chứng tỏ rằng khi tư bản Pháp sang thống trị nước ta, họ đã thiết lập mô hình sở hữu lớn khác hẳn so với trước.
Việc khẳng định quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước Pháp và chính quyền thuộc địa thông qua các Sắc lệch, Nghị định là cơ sở pháp lý để chúng đem toàn bộ ruộng đất cướp được bán, hay cho không. Đây là con
đường hình thành sớm nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất ruộng đất tư ở nước ta thời thuộc địa.
Theo chân kẻ xâm lược, bọn tư bản ngân hàng Pháp cũng tham gia bóc lột nhân dân ta. Trong số đó, tiêu biểu là ngân hàng Pháp - Hoa, ngân hàng địa ốc Nông Nghiệp, ngân hàng Đông Dương… để có vốn sản xuất, người nông dân phải thế chấp ruộng đất, vay tiền của các ngân hàng. Phần lớn ruộng đất của nông dân cấy một vụ, canh tác lạc hậu, năng suất thấp, lại phải nộp các loại thứ thuế. Không có khả năng trả nợ hoặc trả không đúng hẹn, nông dân bị tịch thu ruộng đất.
Trong khoảng 10 năm từ năm 1890 đến năm 1900, thực dân Pháp đã bao chiếm một số lượng ruộng đất lớn.
Bảng 1: Diện tích chiếm đoạt ruộng đất của thực dân Pháp:
Năm Diện tích chiếm đoạt (ha) Trước 1896 64.479 1896 15.800 1897 72.074 1898 98.760 1899 10.694 1900 39.251 Tổng 301.076 [21, tr.225]
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp. Công cuộc cướp đoạt ruộng đất của thực dân Pháp diễn ra ngày càng quyết liệt. Qúa trình cướp đoạt ruộng đất của chính quyền thực dân, tư bản Pháp khiến ruộng đất tư hữu của bọn tư bản thực dân và địa chủ không ngừng gia tăng.
Không những vậy, quá trình đó còn làm biến đổi quy mô sở hữu ruộng đất tư ở nước ta theo hướng ruộng đất tập trung ngày càng lớn vào tay một số nhóm người có thế lực “chế độ cho vay nặng lãi là con đường ngắn nhất và là một biện pháp hữu hiệu để đẩy nhanh quá trình tập trung ruộng đất vào tay tầng lớp đại địa chủ” [18,tr.3-4].
Theo thống kê năm 1930, tình hình sở hữu ruộng đất trên toàn Việt Nam phân bố như sau:
Bảng2: Tình hình sở hữu ruộng đất của Việt Nam năm 1930: Số chủ ruộng Diện tích chiếm hữu Sở hữu Người % Ha % Dưới 5ha 1.776.200 89,6 1.225.000 35 Từ 5- 50ha 92.150 9.6 1.200.000 24 Trên 50ha 6530 0,8 1.335.000 25 Ruộng công 510.000 16 Tổng cộng 1.874.800 100% 4.290.000 100% [5,tr.186]
Ở Việt Nam, tình trạng chiếm hữu lớn nhất diễn ra tại Nam Kỳ, từ năm 1862 đến năm 1890 thực dân Pháp chiếm đoạt ở Nam Kỳ 4.345 ha ruộng đất. Đến năm 1890, ruộng đất bị chiếm đoạt đã tăng lên 78.247 ha, năm 1912 là 308.000 ha. Như vậy, sau 12 năm diện tích ruộng đất bị thực dân Pháp cướp đoạt đã tăng lên 4 lần. Và theo thống kê của Yves Henry, vào năm 1931, toàn Nam Kỳ có 255.016 chủ sở hữu đất nông nghiệp. Trong đó, chủ sở hữu nhỏ là 182.991, chiếm 71% tổng số chủ, nhưng chỉ chiếm 12% diện tích đất nông nghiệp. Số chủ sở hữu trung bình là 65.757 chủ, chiếm 25% tổng số chủ và chiếm 42,5% diện tích canh tác. Có 6516 chủ sở hữu lớn từ năm 50 ha trở lên, chiếm 2,5% số chủ, nhưng chiếm 45% diện tích canh tác. Những số liệu trên
phản ánh, ở nước ta tình trạng tập trung với mức độ cao, gần 50% diện tích canh tác thuộc sở hữu lớn.
Quá trình tích tụ ruộng đất làm biến đổi quy mô sở hữu, hình thành chế độ sở hữu lớn về ruộng đất ở nước ta, điều đó tạo điều kiện đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển lên nền sản xuất lớn, theo hướng hàng hóa. Đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của lịch sử và có ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế ở nước ta. Đây cũng là một hình thức du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp thời Pháp thuộc.
Sự tập trung lớn về sở hữu ruộng đất khiến cho nhiều nông dân mất đất canh tác, phải đi khai hoang hoặc số ruộng đất còn lại là những phần ruộng xương xẩu nhưng mặt khác, khi ruộng đất tư tập trung với diện tích lớn thì những nhà đầu tư sẽ chú trọng phát triển trên quy mô lớn, họ cải tiến về phương thức canh tác, du nhập những giống cây trồng, vật nuôi mới đưa từ bên ngoài vào Việt Nam…từ đó tạo nên một diện mạo mới cho nền nông nghiệp Việt Nam.
2.2.3. Phương thức canh tác
2.2.3.1. Sự phát triển của hệ thống thủy lợi
Muốn duy trì phát triển nông nghiệp, trước hết phải giải quyết vấn đề tưới tiêu nước, công tác thủy lợi phải được đi trước một bước. Vào giai đoạn đầu của thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã đề ra các chính sách về công tác trị thủy nhưng kết quả không nhiều. Sau khi hoàn thành công cuộc thống trị Việt Nam, để thực hiện được các mục tiêu của mình về kinh tế nông nghiệp thì thực dân Pháp đã chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ thống thủy lợi.
Từ năm 1870, những công trình thủy nông đã giúp nước ta tăng mạnh về diện tích trồng lúa, trở thành vựa lúa của Đông Dương. Đầu thế kỷ XX, các công trình được xây dựng trên cả nước, cho phép mở rộng diện tích trồng trọt, khai thác các vùng cao và bãi bồi ven biển. Việc thực hiện trương trình tổng
quát, tăng cường hệ thống đê điều sau năm 1926 đến năm 1945 khiến không có trận lụt nào gây thiệt hại đến mùa màng. Để giúp nông nghiệp có thể vượt qua những khó khăn khắc nghiệt của thời tiết, nhiều hệ thống dẫn thủy nhập điền được xây dựng và khai thác ở Bắc Kỳ như Hà Bắc, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Sơn Tây, …ở Trung Kỳ như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên…điều đó dẫn đến “Nếu diện tích cây lúa ở Bắc Trung Kỳ là 390.000 ha tính thời điểm cao nhất, thì khả năng tưới nước của các công trình là 160.800 ha (chiếm tỷ lệ 41% diện tích). Tỷ lệ diện tích lúa được tưới nước đó vào loại cao nhất cả nước, Bắc Kỳ là 20%, Trung Kỳ là 10,8%” [7,tr.15]. Điều đó cho thấy công tác thủy nông nội đồng ở nước ta đã có bước chuyển biến đáng kể:
Ở Bắc Kỳ: Khi thiết lập các đồn điền vào mùa khô thường xảy ra hạn hán, cho nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng nhiều công trình thủy lợi, trong đó tiêu biểu là công trình thủy nông Cầu Sơn được xây dựng từ năm 1902, hoàn thành năm 1908, đến năm 1913 được mở rộng và đến năm 1914 thì hoàn thành. Công trình này nằm trên sông Thương, gồm 33 km kênh đào chính, 32 mương và khoảng 300 km kênh dẫn nước nhỏ. Hệ thống thủy nông Cầu Sơn có thể tưới cho 7.500ha.
Công trình được hoàn thành có tác dụng to lớn tạo điều kiện mở rộng diện tích canh tác, tăng năng suất cây trồng.
Ở Trung Kỳ: thực dân Pháp đã đầu tư xây dựng hệ thống thủy nông tương đối quy mô và hiện đại, hai công trình thủy nông lớn là đập Bái Thượng- hệ thống thủy nông sông Chu (Thanh Hóa), và đập Đô Lương- hệ thống sông Đào Bắc Nghệ An.
Công trình thủy nông sông Chu hoàn thành đã làm thay đổi diện mạo nông nghiệp ở Thanh Hóa, cung cấp đủ 60.000 ha ruộng được chủ động tưới nước và có thể gieo trồng 2 vụ.
Công trình dẫn thủy nhập điền miền Bắc Nghệ An, được khởi công từ năm 1933 và hoàn thành năm 1937. Công trình đi vào vận hành đã tưới tiêu cho hơn 37.000ha ruộng.
Ngoài hai công trình lớn kể trên, chính quyền thuộc địa cũng cho xây dựng công trình dẫn thủy nhập điền tự chảy ở Hà Tĩnh. Đáng kể là đập Linh Cảm, hệ thống thủy nông ở miền Cẩm Xuyên…
Ở Nam Kỳ: Ngay sau khi chiếm được Nam Kỳ, chính quyền thực dân đã cho đào, nạo vét kênh rạch ở nhiều nơi. Từ sau năm 1894, thực dân Pháp bắt đầu đưa các máy móc hiện đại vào công cuộc làm thủy lợi ở Nam Kỳ.
Rạch Gía- Hà Tiên là một trong những con kênh lớn và quan trọng nhất được đào đắp trong giai đoạn này. Trước khi được đào đắp, vùng đất giữa Rạch Gía và Hà Tiên là vùng trũng, ngập nước, lầy lội và bị nhiễm chua, phèn nặng. Năm 1924, đoàn kỹ sư thuộc công ty Công chính Đông Dương đã tiến hành khảo sát và xây dựng thiết kế việc đào kênh. Cuối năm 1926, công trình chính thức được khởi công gồm: một kênh chính (kênh Rạch Gía- Hà Tiên) chạy dọc bờ biển, dài 81 km, bốn kênh phụ nối kênh chính với vùng trũng có chức năng tiêu nước từ vùng trũng ra kênh chính, bốn kênh phụ khác dẫn nước từ kênh chính đổ ra biển.
Kênh Rạch Gía- Hà Tiên được hoàn thành có ý nghĩa và vai trò rất lớn trong việc mở rộng diện tích canh tác, là đường giao thông thủy quan trọng trong việc vận chuyển lúa gạo từ Hà Tiên về Sài Gòn.
Như vậy, dưới triều Nguyễn,triều đình tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ và phát triển hệ thống thủy lợi thì đến giai đoạn này, dưới sự đầu tư của tư bản Pháp mà quan trọng hơn đó là việc biết sử dụng những phương thức sản xuất
hiện đại vào xây dựng những hệ thống thủy lợi vững chắc và hoạt động có hiệu quả đã đáp ứng được nhu cầu tưới nước cũng như tiêu nước trong sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh sự phát triển thủy nông nội đồng, kỹ thuật tưới nước trong các đồn điền cũng có bước chuyển biến đáng kể. Trong các đồn điền trồng cà phê, máy bơm đã được sử dụng để hút nước từ giếng, sông suối để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt sản xuất. Để vận hành máy bơm, máy phát điện chạy bằng than hoặc dầu được sử dụng, được cấp điện cho việc tưới nước vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Mặc dầu sản lượng đồn điền sử dụng phương pháp tưới nước hiện đại như trên là không nhiều nhưng sự xuất hiện của máy bơm điện là một sự thay đổi lớn với hình ảnh chiếc gầu sòng trong kỹ thuật lấy nước truyền thống của người Việt Nam.
So với thời kỳ trước, công tác thủy nông nội đồng thời kỳ này đã có bước phát triển rõ rệt. Trong giai đoạn năm 1920 - 1940, một số công trình dẫn thủy nhập điền lần lượt được xây dựng, có khả năng tưới nước cho hơn 40% diện tích canh tác lúa, đó là bước tiến trong lịch sử thủy nông Việt Nam. Sự phát triển hệ thống thủy lợi trong giai đoạn này, chứng tỏ rằng chính quyền thực dân đã chú trọng đầu tư phát triển hơn. Hệ thống thủy lợi được cải thiện nên có kết quả hơn trước, điều đó chứng tở tư bản Pháp đã du nhập vào nước ta một hệ thống khá hoàn chỉnh, hiện đại hơn mang tính chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2.2.3.2. Sự du nhập phân bón và giống cây trồng, vật nuôi vào nước ta*Sự du nhập phân bón hóa học vào kinh tế nông nghiệp: *Sự du nhập phân bón hóa học vào kinh tế nông nghiệp:
Phân bón sử dụng trong canh tác nông nghiệp truyền thống là phân chuồng, phân xanh, phân bắc… sang thời Pháp thuộc, đã du nhập vào Việt Nam nguồn phân vô cơ, phân hóa học. Năm 1918, Viện khảo cứu nông lâm Đông Dương được thành lập. Ngày 20/10/1937, Toàn quyền cho thành lập
Viện khảo cứu Nông-Lâm. Viện có hai ban: Ban phía Bắc có 10 phòng thí nghiệm đặt tại Hà Nội, ban phía Nam có 6 phòng thí nghiệm đặt tại Sài Gòn. Các phòng thí nghiệm thuộc viện có nhiệm vụ nghiên cứu việc bón phân cho các loại cây trồng như cao su, cà phê…
Để đào tạo cán bộ nông nghiệp, năm 1917 Toàn quyền Đông Dương cho thành lập Trường thực hành Nông – Lâm nghiệp Bến Cát, thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Trường chủ yếu đào tạo đốc công, giám thị cho các đồn điền. Năm 1918, Toàn quyền Đông Dương cho thành lập trường cao đẳng Nông- Lâm, trụ sở đặt tại Hà Nội. Tuy nhiên đến năm 1935, trường này bị đóng cửa. Trước tình hình đó, ngày 15/8/1938, Toàn quyền Đông Dương cho thành lập Trường chuyên nghiệp Nông – Lâm toàn Đông Dương. Trường có nhiệm vụ, đào tạo kĩ sư nông, lâm nghiệp với thời gian là 3 năm.
Các cơ quan quản lý, chỉ đạo nông nghiệp, các viện, phòng thí nghiệm, các trạm ươm cây có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu chất đất, lựa chọn cây giống, phân bón thích hợp cho từng loại đất nhằm tăng năng suất và cải thiện chất lượng nông sản.
Ví dụ, ở Nam Kỳ trước khi đưa các loại cây công nghiệp vào trồng, phòng thí nghiệm đã tiến hành phân tích chất đất ở vùng này, điển hình là ở Biên Hòa và Bà Rịa.
Căn cứ vào các mẫu đất, phòng thí nghiệm phân tích và tìm kiếm nông nghiệp Sài Gòn đã đi đến nhận xét: đất ở đây giàu đạm, tầng lớp dày, dễ thấm nước… đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các cây công nghiệp.
Trên cơ sở đó, phòng thí nghiệm phân tích và tìm kiếm nông nghiệp Sài Gòn đã phối hợp với các trạm thí nghiệm ở Nam Kỳ tiến hành bón thử nghiệm các loại phân hóa học. Việc này tiến hành trên các ruộng trồng lúa ở
Gia Định, Mỹ Tho. Kết quả đối chứng giữa ruộng lúa không bón phân và