Sự du nhập phân bón và giống cây trồng, vật nuôi vào

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 48)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.3.2. Sự du nhập phân bón và giống cây trồng, vật nuôi vào

*Sự du nhập phân bón hóa học vào kinh tế nông nghiệp:

Phân bón sử dụng trong canh tác nông nghiệp truyền thống là phân chuồng, phân xanh, phân bắc… sang thời Pháp thuộc, đã du nhập vào Việt Nam nguồn phân vô cơ, phân hóa học. Năm 1918, Viện khảo cứu nông lâm Đông Dương được thành lập. Ngày 20/10/1937, Toàn quyền cho thành lập

Viện khảo cứu Nông-Lâm. Viện có hai ban: Ban phía Bắc có 10 phòng thí nghiệm đặt tại Hà Nội, ban phía Nam có 6 phòng thí nghiệm đặt tại Sài Gòn. Các phòng thí nghiệm thuộc viện có nhiệm vụ nghiên cứu việc bón phân cho các loại cây trồng như cao su, cà phê…

Để đào tạo cán bộ nông nghiệp, năm 1917 Toàn quyền Đông Dương cho thành lập Trường thực hành Nông – Lâm nghiệp Bến Cát, thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Trường chủ yếu đào tạo đốc công, giám thị cho các đồn điền. Năm 1918, Toàn quyền Đông Dương cho thành lập trường cao đẳng Nông- Lâm, trụ sở đặt tại Hà Nội. Tuy nhiên đến năm 1935, trường này bị đóng cửa. Trước tình hình đó, ngày 15/8/1938, Toàn quyền Đông Dương cho thành lập Trường chuyên nghiệp Nông – Lâm toàn Đông Dương. Trường có nhiệm vụ, đào tạo kĩ sư nông, lâm nghiệp với thời gian là 3 năm.

Các cơ quan quản lý, chỉ đạo nông nghiệp, các viện, phòng thí nghiệm, các trạm ươm cây có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu chất đất, lựa chọn cây giống, phân bón thích hợp cho từng loại đất nhằm tăng năng suất và cải thiện chất lượng nông sản.

Ví dụ, ở Nam Kỳ trước khi đưa các loại cây công nghiệp vào trồng, phòng thí nghiệm đã tiến hành phân tích chất đất ở vùng này, điển hình là ở Biên Hòa và Bà Rịa.

Căn cứ vào các mẫu đất, phòng thí nghiệm phân tích và tìm kiếm nông nghiệp Sài Gòn đã đi đến nhận xét: đất ở đây giàu đạm, tầng lớp dày, dễ thấm nước… đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các cây công nghiệp.

Trên cơ sở đó, phòng thí nghiệm phân tích và tìm kiếm nông nghiệp Sài Gòn đã phối hợp với các trạm thí nghiệm ở Nam Kỳ tiến hành bón thử nghiệm các loại phân hóa học. Việc này tiến hành trên các ruộng trồng lúa ở

Gia Định, Mỹ Tho. Kết quả đối chứng giữa ruộng lúa không bón phân và ruộng lúa được bón phân ở các tỉnh như sau:

Thí nghiệm bón phân trên ruộng lúa ở Gia Định:

-Thửa ruộng không bón phân -Thửa ruộng bón phân Chi phí bón phân: 0 Chi phí phân bón:21 đồng Năng suất: 1260 kg Năng suất: 2859 kg

Tiền lãi: 21 đồng Tiền lãi:112 đồng

Thí nghiệm phân bón trên ruộng lúa ở Mỹ Tho:

Chi phí phân bón:0 Chi phí phân bón: 23 đồng Năng suất: 1343kg Năng suất: 4410 kg

Tiền lãi: 23 đồng Tiền lãi:172 đồng

Qua việc thử nghiệm bón phân cho lúa ở Mỹ Tho và Gia Định, chúng ta thấy rằng ruộng lúa được bón phân đều có năng suất cao hơn những ruộng lúa không được bón phân và do đó lợi nhuận thu được ở những ruộng lúa bón phân cao hơn ruộng lúa không được bón phân. Ở Gia Định, năng suất lúa ở ruộng lúa được bón phân cao hơn 2 lần, lợi nhuận cao hơn 6 lần ruộng lúa không được bón phân. Ở Mỹ Tho, năng suất lúa ở ruộng bón phân cao hơn 2,5 lần và lợi nhuận cao hơn 7 lần ruộng lúa không được bón phân.

Sở dĩ năng suất của các thửa ruộng cùng bón loại phân như nhau, nhưng năng suất khác nhau là do chất đất của mỗi thửa ruộng ở các tỉnh là khác nhau. Nó chỉ đạt tối đa khi bón loại phân thích hợp với từng loại ruộng, chính vì vậy, các phòng thí nghiệm đã đưa các loại phân bón áp dụng cho từng loại ruộng như sau:

Đối với ruộng cao: cần bón đạm, lân, muối ka li.

Đối với loại ruộng thấp: không bón đạm, mà chỉ cần bón lân, ka li và vôi. Vì vôi có tác dụng khử chua rất tốt.

Ngoài ra, phương pháp nuôi bèo hoa dâu làm phân xanh cho cây trồng được phổ biến rộng rãi, cải thiện đáng kể năng suất canh tác, đây là một biện pháp dễ làm mà không phải đầu tư vốn nên được nhiều nông dân tiến hành thực hiện.

Quá trình du nhập các loại phân bón, và việc sử dụng hợp lý các loại phân bón đó vào sản xuất nông nghiệp là một bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Sự du nhập các loại phân bón hóa học góp phần quan trọng làm tăng năng suất cây trồng, mở rộng diện tích canh tác, đặc biệt là đối với các vùng đất trũng nhiễm phèn mà trước kia rất khó canh tác.

*Sự du nhập giống cây trồng và vật nuôi vào nước ta:

- Về giống cây trồng: sự xuất hiện các trạm giống đã có ý nghĩa nhất định trong việc cải tạo, lựa chọn giống:

+ Giống lúa: Đã nghiên cứu được các giống lúa khác ở các địa phương, thực dân Pháp đã cho du nhập vào Việt Nam một số giống lúa của Thái Lan, Nhật Bản và tiến hành cho lai tại các giống lúa ấy ở các địa phương, tìm ra các giống lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên. Năm 1900, giống lúa nổi khá phổ biến ở nước ta, và đến năm 1920 thì nhập loại lúa nửa nổi.

+ Giống ngô: Ngoài các giống có từ trước (ngô tẻ vàng, ngô nếp vàng và ngô nếp trắng) thì thực dân Pháp cũng cho du nhập giống ngô Bêuy niông.

+ Các loại rau, cây ăn quả: Trong những năm đầu thế kỷ XX, các loại rau đậu được thí nghiệm và đem trồng phổ biến tại Việt Nam là cây cải, củ cải, cải bắp, cà rốt, rau dền, tỏi tây, đậu hạt, đậu trái, đậu lành, ngò tây, rau cần, xà lách, cà chua… các loại cây ăn quả mới du nhập như táo, lê, mơ, mận, anh đào, đu đủ, măng tây, nho, cam, chanh…

-Về giống vật nuôi: Sở canh nông ở các tỉnh ưu tiên cho việc cải tạo chất lượng giống trâu, bò, ở Việt Nam người Pháp du nhập giống bò sữa (bò sin)…

So với thời kỳ trước, công tác chọn giống đã được chú ý nhưng chưa có đột biến đáng kể. Đáng ghi nhận là người Pháp đã mạnh dạn du nhập một số cây trồng, vật nuôi mới vào nước ta, điều đó dẫn đến nông nghiệp Việt Nam có những bước thay đổi đáng kể.

Rõ ràng, thời kỳ này thực dân Pháp đã du nhập vào nước ta một phương thức sản xuất hiện đại của một nền sản xuất tiên tiến, sự du nhập phân bón hóa học, những giống cây trồng và vật nuôi mới đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp truyền thống. Đó là do quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp ở nước ta.

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)