Phương thức canh tác

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 28)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.3.Phương thức canh tác

Cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, người nông dân đã khẳng định được thứ tự của các khâu trong sản xuất: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Tuy nhiên, để đảm bảo cho vụ mùa thắng lợi, ngoài bốn khâu trên thì người nông dân còn chú ý tới các kỹ thuật canh tác khác.

Về công cụ làm đất: Những công cụ truyền thống của người nông dân Việt Nam là cuốc, bừa, lưỡi liềm, lưỡi hái, dao, mác… Người nông dân, họ đã

biết sử dụng những công cụ thích hợp đối với từng loại đất, với từng quy trình và kỹ thuật làm đất thích ứng.

Đối với vùng đất trũng, ngập sâu trong nước thì phải dùng cuốc có cán dài. Sau khi cuốc đất lật lên thì mới dùng bừa cày phằng, như vậy thì làm cho cỏ ngập sâu trong nước, người nông dân có câu:

“Gỗ kiền anh để đóng cày

Gồ lim, gỗ sến anh nay đóng bừa Răng bừa tám cái còn thưa

Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống to”

Đối với vùng đất cao, đất thấp, hay những nơi ngập đất từ 10-20 cm thì người dân chủ yếu sử dụng cày “cày sâu, bừa kỹ” là khâu chủ yếu trong việc làm đất. Sức kéo chủ yếu là trâu, bò, nhưng dùng trâu hay bò là tùy từng địa phương. Có địa phương dùng trâu kéo cày nhằm làm tốt khâu đất đai, cũng có những vùng ruộng bùn hay lầy, nhất là ở Nam Kỳ người nông dân thậm chí cho trâu đi qua đi lại, dẫm nát các gốc rạ còn lại và sau đó có thể gieo mạ hoặc cấy. Đối với vùng nhiều cỏ, người nông dân dùng dao phạt phát cỏ trước khi cày.

Về kỹ thuật cấy: Để thích nghi với địa hình, chất đất, khí hậu ở từng vùng, người dân đã biết chọn những giống lúa thích hợp. Đối với ruộng cao, thì cấy hoặc gieo vãi giống lúa thân thấp; chỗ ruộng thấp, trũng thì cấy được nhiều loại lúa. Với những vùng đất cao, không có nước để cấy nông dân nhiều nơi tiến hành gieo vãi. Gieo vào tháng 5, thu hoạch tháng 9, 10. Kỹ thuật gieo vãi khá đơn giản, sau khi bừa qua bề mặt ruộng khô thì vãi hạt xuống, sau đó cày nhẹ cho hạt giống lấp xuống đất và khoảng 5-6 ngày thì cây lúa mọc. Ưu điểm của loại ruộng đất này là không cần có nước như ruộng cấy.

Ở những nơi ruộng thấp, trũng thì nhân dân thực hiện cấy. Trước khi cấy, thì họ phải tiến hành chọn giống. Thóc giống được cất riêng, khi tới vụ

thì tiến hành các khâu: Ngâm mạ, khi mạ mọc mần thì tiến hành ném mạ xuống một khu đất riêng, thời gian gieo mạ khoảng 30 ngày sau đó thì tiến hành nhổ mạ và cấy. Cách cấy khá đơn giản, cấy theo hàng để sau này thuận lợi trong khâu làm cỏ, và cấy 3 - 4 rảnh một bụi.

Về kỹ thuật canh tác: Trong thời gian làm đất, nông dân tiến hành bón phân, phân bón là khâu quan trọng thứ hai trong sản xuất nông nghiệp. Người dân chủ yếu sử dụng: phân xanh, phân chuồng, phân bắc… có nhiều loại phân xanh, loại lá cây ủ lâu ngày cho thối rữa, gốc rạ của mùa lúa cũ và cây đậu xanh. Còn phân chuồng thì người nông dân trộn lẫn với đất thô ụ, tro bếp và đem bón ruộng. Phân bón rất quan trọng, nhưng không phải nơi nào cũng bón và biết bón phân. Có vùng, người nông dân xem việc cày vỡ cho đất tiếp xúc với ánh mặt trời, như vậy cũng là một cách bón phân.

Ngoài việc gieo mạ, cấy lúa (lúa mùa, lúa chiêm) thì người nông dân còn tranh thủ trồng xen kẽ các loại cây trồng khác như: ngô, khoai, đậu, lạc, vừng…

Nhìn chung, phương thức sản xuất còn đơn giản, công cụ còn thô sơ, nên năng suất còn thấp, việc sản xuất còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, khiến cho nền nông nghiệp Việt Nam lạc hậu hơn so với các nước khác trên thế giới. Trong khi các nước khác sử dụng những máy móc hiện đại vào sản xuất khiến cho năng suất cao thì Việt Nam vẫn chưa có nhiều chuyển biến, về cơ bản vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu.

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 28)