Sở hữu tư nhân

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 42)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.2.2.Sở hữu tư nhân

Ngoài diện tích ruộng đất tư hữu đã tồn tại từ trước, sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất thời thuộc địa được hình thành và phát triển thông qua chính sách cướp đoạt của chính quyền thực dân. Đây là một đặc điểm khác so với thời kỳ trước, điều này chứng tỏ rằng khi tư bản Pháp sang thống trị nước ta, họ đã thiết lập mô hình sở hữu lớn khác hẳn so với trước.

Việc khẳng định quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước Pháp và chính quyền thuộc địa thông qua các Sắc lệch, Nghị định là cơ sở pháp lý để chúng đem toàn bộ ruộng đất cướp được bán, hay cho không. Đây là con

đường hình thành sớm nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất ruộng đất tư ở nước ta thời thuộc địa.

Theo chân kẻ xâm lược, bọn tư bản ngân hàng Pháp cũng tham gia bóc lột nhân dân ta. Trong số đó, tiêu biểu là ngân hàng Pháp - Hoa, ngân hàng địa ốc Nông Nghiệp, ngân hàng Đông Dương… để có vốn sản xuất, người nông dân phải thế chấp ruộng đất, vay tiền của các ngân hàng. Phần lớn ruộng đất của nông dân cấy một vụ, canh tác lạc hậu, năng suất thấp, lại phải nộp các loại thứ thuế. Không có khả năng trả nợ hoặc trả không đúng hẹn, nông dân bị tịch thu ruộng đất.

Trong khoảng 10 năm từ năm 1890 đến năm 1900, thực dân Pháp đã bao chiếm một số lượng ruộng đất lớn.

Bảng 1: Diện tích chiếm đoạt ruộng đất của thực dân Pháp:

Năm Diện tích chiếm đoạt (ha) Trước 1896 64.479 1896 15.800 1897 72.074 1898 98.760 1899 10.694 1900 39.251 Tổng 301.076 [21, tr.225]

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp. Công cuộc cướp đoạt ruộng đất của thực dân Pháp diễn ra ngày càng quyết liệt. Qúa trình cướp đoạt ruộng đất của chính quyền thực dân, tư bản Pháp khiến ruộng đất tư hữu của bọn tư bản thực dân và địa chủ không ngừng gia tăng.

Không những vậy, quá trình đó còn làm biến đổi quy mô sở hữu ruộng đất tư ở nước ta theo hướng ruộng đất tập trung ngày càng lớn vào tay một số nhóm người có thế lực “chế độ cho vay nặng lãi là con đường ngắn nhất và là một biện pháp hữu hiệu để đẩy nhanh quá trình tập trung ruộng đất vào tay tầng lớp đại địa chủ” [18,tr.3-4].

Theo thống kê năm 1930, tình hình sở hữu ruộng đất trên toàn Việt Nam phân bố như sau:

Bảng2: Tình hình sở hữu ruộng đất của Việt Nam năm 1930: Số chủ ruộng Diện tích chiếm hữu Sở hữu Người % Ha % Dưới 5ha 1.776.200 89,6 1.225.000 35 Từ 5- 50ha 92.150 9.6 1.200.000 24 Trên 50ha 6530 0,8 1.335.000 25 Ruộng công 510.000 16 Tổng cộng 1.874.800 100% 4.290.000 100% [5,tr.186]

Ở Việt Nam, tình trạng chiếm hữu lớn nhất diễn ra tại Nam Kỳ, từ năm 1862 đến năm 1890 thực dân Pháp chiếm đoạt ở Nam Kỳ 4.345 ha ruộng đất. Đến năm 1890, ruộng đất bị chiếm đoạt đã tăng lên 78.247 ha, năm 1912 là 308.000 ha. Như vậy, sau 12 năm diện tích ruộng đất bị thực dân Pháp cướp đoạt đã tăng lên 4 lần. Và theo thống kê của Yves Henry, vào năm 1931, toàn Nam Kỳ có 255.016 chủ sở hữu đất nông nghiệp. Trong đó, chủ sở hữu nhỏ là 182.991, chiếm 71% tổng số chủ, nhưng chỉ chiếm 12% diện tích đất nông nghiệp. Số chủ sở hữu trung bình là 65.757 chủ, chiếm 25% tổng số chủ và chiếm 42,5% diện tích canh tác. Có 6516 chủ sở hữu lớn từ năm 50 ha trở lên, chiếm 2,5% số chủ, nhưng chiếm 45% diện tích canh tác. Những số liệu trên

phản ánh, ở nước ta tình trạng tập trung với mức độ cao, gần 50% diện tích canh tác thuộc sở hữu lớn.

Quá trình tích tụ ruộng đất làm biến đổi quy mô sở hữu, hình thành chế độ sở hữu lớn về ruộng đất ở nước ta, điều đó tạo điều kiện đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển lên nền sản xuất lớn, theo hướng hàng hóa. Đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của lịch sử và có ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế ở nước ta. Đây cũng là một hình thức du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp thời Pháp thuộc.

Sự tập trung lớn về sở hữu ruộng đất khiến cho nhiều nông dân mất đất canh tác, phải đi khai hoang hoặc số ruộng đất còn lại là những phần ruộng xương xẩu nhưng mặt khác, khi ruộng đất tư tập trung với diện tích lớn thì những nhà đầu tư sẽ chú trọng phát triển trên quy mô lớn, họ cải tiến về phương thức canh tác, du nhập những giống cây trồng, vật nuôi mới đưa từ bên ngoài vào Việt Nam…từ đó tạo nên một diện mạo mới cho nền nông nghiệp Việt Nam.

2.2.3. Phương thức canh tác

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 42)