Cơ cấu vật nuôi

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 32)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.4.2. Cơ cấu vật nuôi

Trong giai đoạn này, chăn nuôi là một nghề không phát triển vì:

Chăn nuôi chỉ để phục vụ sản xuất nông nghiệp chứ chưa tách ra thành một nghề độc lập.

Do thu nhập thấp, sản xuất nông nghiệp không đáp ứng nhu cầu sinh sống, một bộ phận nông dân chuyển sang nghề buôn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình.

*Tiểu kết:

So với các nước cùng khu vực thì Việt Nam là khu vực có nhiều khả năng để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm năng lao động dồi dào, Việt Nam có thế mạnh trong việc trồng lúa, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Việt Nam lại nằm tiếp giáp với biển Đông nên chắc chắn thu hút được sự quan tâm của nhà canh nông Pháp trong quá trình khai thác thuộc địa.

Nền nông nghiệp dưới thời Nguyễn vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu, độc canh, tự cung tự cấp. Triều Nguyễn có biện pháp khuyến nông nhưng hiệu quả còn thấp, tình trạng hoang hóa diễn ra trầm trọng, thiên tai thường xuyên xảy ra. Về sở hữu ruộng đất, triều Nguyễn cố gắng bảo vệ ruộng đất công làng xã và coi đó là cơ sở kinh tế quan trọng của Nhà nước, nhưng xu hướng “biến công vi tư” vẫn phát triển. Một phần lớn diện tích đất đai thuộc quyền quản lý trực tiếp của Nhà nước như đồi núi, rừng, ao hồ… còn bị

hoang hóa. Các đồn sơn phòng được thiết lập ở các tỉnh nhưng hoạt động khai khẩn không đáng kể.

Trình độ canh tác nông nghiệp còn phân tán, lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, phụ thuộc vào tự nhiên, công tác trị thủy chưa được đẩy mạnh, nông cụ thô sơ. Nông nghiệp ở thế độc canh, lúa là cây trồng chủ yếu. Điều kiện canh tác lạc hậu khiến năng suất lúa thấp.

Kinh tế nông nghiệp ở trạng thái khép kín, quan hệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và các khuynh hướng tiến hóa của xã hội. Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược, xét về một vài khía cạnh thì đây là quá trình phá vỡ, thu hẹp của kết cấu và quan hệ cổ truyền, đi liền với nó là sự hình thành, xác lập và mở rộng của các yếu tố và quan hệ kinh tế thuộc địa tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, nói cách khác đó là sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp ở nước ta.

CHƯƠNG 2

QUÁ TRÌNH DU NHẬP PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1945

2.1. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ THỐNG TRỊ CỦA PHÁP - NHẬT TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1945

Bằng việc lần lượt ký hai hiệp ước Harmanrd (năm 1883) và Patơnôtre (năm 1884), triều đình Huế đã đưa Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Với sự kiện này, thực dân Pháp đã hoàn thành giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Do vấp phải phong trào kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ của nhân dân ta mà thực dân Pháp buộc phải tiếp tục thực hiện công cuộc bình định đến gần 15 năm nữa. Đến năm 1897, sau khi các phong trào yêu nước bị đàn áp và tạm lắng xuống, thực dân Pháp mới tiến hành xây dựng bộ máy cai trị trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Cùng với việc xây dựng bộ máy cai trị mới, thực dân Pháp cũng bắt tay ngay vào việc thực hiện chương trình khai thác thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên, nông sản của Việt Nam nói riêng, cả Đông Dương nói chung.

Một thể chế mới được hình thành: Liên bang Đông Dương được thành lập vào ngày 17/10/1887. Liên bang Đông Dương ban đầu mới chỉ có Việt Nam và Cao Miên, cho mãi đến năm 1899 thì Lào mới sáp nhập vào Liên bang. Theo quy định của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành ba khu vực gọi là 3 kỳ với ba thể chế chính trị khác nhau: Nam Kỳ là đất “thuộc địa”, Bắc Kỳ là đất “nửa bảo hộ” và Trung Kỳ là đất “bảo hộ”. Với quy định này, tên nước ta cũng như Lào và Cao Miên bị mất tên bản đồ thế giới mà thay thế vào đó là sự ra đời của Liên bang Đông Dương. Từ năm 1884, Đông Dương do Bộ thuộc địa Pháp trực tiếp quản lý.

Việc thiết lập một thể chế chính trị mới đã cho thấy tham vọng của thực dân Pháp là từng bước thâu tóm mọi quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ nước ta và điều đó cũng đồng nghĩa với việc thu hẹp phạm vi quyền lực của triều đình Huế và cuối cùng là sự tồn tại đó chỉ còn là trên danh nghĩa. Quyền cai trị của người Pháp được thể hiện rõ nhất thông qua việc ban bố các chính sách nhằm mục đích trước hết là vì sự phát triển của nước Pháp. Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngoại thương có chính sách thuế quan hay trong nông nghiệp, thực dân Pháp ra các nghị định để bọn thực dân có quyền xin cấp một lần 500ha đất đai để thành lập các đồn điền rộng lớn của người Pháp.

Trong hơn 80 năm đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã nhiều lần ban hành và điều chỉnh các hạng ngạch bậc viên chức cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định, đồng thời bắt ép triều đình Huế phải ra các đạo dụ nhằm từng bước thống nhất ngạch bậc viên chức và tước vị quan lại đang thực hiện mục tiêu củng cố chỗ dựa xã hội và đồng hóa dân tộc ta.

Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm cho tính chất xã hội Việt Nam thay đổi, Việt Nam vốn là một xã hội phong kiến lạc hậu độc lập thì nay lại là một nước bị đô hộ, bị chia cắt, một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Hơn nữa, vào những năm cuối thế kỷ XIX, tình hình có những thay đổi lớn: năm 1895 nhà Thanh thừa nhận quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam, phe thực dân thắng hẳn ở nghị viện Pháp, kháng chiến Cần Vương ở Trung, Bắc tàn lụi. Nước Pháp lại đang tiến nhanh lên giai đoạn tư bản tài chính, tư bản độc quyền, nó mang tính chất “quan liêu” và “cho vay” rất nặng. Tất cả những gì mà thực dân Pháp làm vào lúc này là vì sự phát triển của nước Pháp.

Ngoài chính sách cai trị về chính trị, để phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã thực hiện nhiều chính sách mới về văn hóa - giáo dục như cho mở trường học truyền bá chữ Pháp và chữ quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán, bước đầu du nhập văn hóa phương Tây, hạn

chế ảnh hưởng của Nho giáo trong nhân dân…tất cả những điều đó đã góp phần làm cho “Xã hội Việt Nam trước kia tĩnh tại bao nhiêu thì bây giờ lại xáo trộn bấy nhiêu, bị lay động đến tận nền tảng của nó” [3,tr.20]

Qua nhiều cuộc thăm dò, giới cầm quyền thực dân đã quyết định chính sách khai thác thuộc địa Đông Dương với tinh thần cơ bản là: thuộc địa Đông Dương phải được đặc biệt dành riêng cho thị trường Pháp. Nền sản xuất ở thuộc địa chỉ được thu gọn trong việc cung cấp cho chính quốc nguyên liệu hay những vật phẩm gì mà nước Pháp không có. Do vậy, sau khi hoàn thành cuộc bình định, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), trong hai cuộc khai thác này thực dân Pháp thu được nhiều lợi nhuận, đáp ứng những nhu cầu ở chính quốc.

Đến tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ở Việt Nam tháng 9/1940 Nhật xâm chiếm Việt Nam, Pháp dần đầu hàng Nhật. Đến tháng 7/1941 Nhật đã chiếm đóng toàn bộ cõi Đông Dương.

Cũng như các ngành kinh tế khác, kinh tế nông nghiệp Việt Nam không được chính quyền phát xít quan tâm, đầu tư và xây dựng như giai đoạn trước, mà chủ yếu là vơ vét, cướp bóc triệt để lúa gạo, ngô, đỗ,thịt gia cầm, gia súc…những nhu yếu phẩm thiết yếu nhất để xuất khẩu lấy lãi, đem về nước hoặc phục vụ cho chính quyền, quân đội của chúng.

Không những thế, quân Nhật còn lấy gạo để nấu rượu, lấy ngô, thóc cho ngựa ăn, thậm chí chúng đốt thóc để chạy máy, trong khi phần lớn nông dân phải nhịn đói. Phát xít Pháp- Nhật nắm độc quyền mua bán lúa gạo, chúng tự định đoạt giá cả để mua được rẻ bán thật đắt. Cùng với việc thiết lập bộ máy chính quyền cai trị về chính trị và xã hội, thực dân Pháp và phát xít Nhật còn thiết lập các cơ quan bóc lột kinh tế như: Uỷ ban chỉ đạo mua bán

và xuất cảng lúa gạo thành lập năm 1941, Thương cục gạo – bắp thành lập năm 1942, Hợp tác xã trồng lúa thành lập năm 1943…

Bộ máy thống trị về chính trị - xã hội cùng với các cơ quan kinh tế là công cụ thống trị, vơ vét, bóc lột, khai thác nguồn lợi kinh tế nông nghiệp, làm giàu cho tư bản thực dân Pháp và phát xít Nhật. Đồng thời,đây là một trong nhân tố làm cho kinh tế nông nghiệp thuộc địa có những biến đổi nhất định.

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)