Tình hình sở hữu ruộng đất tư nhân

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 27)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.2.2.Tình hình sở hữu ruộng đất tư nhân

“Đầu thế kỷ XIX sở hữu tư nhân về ruộng đất đã chiếm vị trí bao trùm, có 2.816.221 mẫu, chiếm 82,92%”[14,tr.115].Tuy nhiên, cũng như ruộng đất công sự phân bố tỷ lệ ruộng đất tư giữa các miền, các vùng là không giống nhau.

Ở miền Bắc, trên địa bàn tỉnh Hà Đông ruộng đất tư chiếm tỷ lệ 65,34% tổng diện tích ruộng đất các loại nhưng phân bố không đồng đều giữa các huyện, các tổng. Ở hai huyện Hoằng Hóa và Nga Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa tuyệt đại bộ phận đất đại thuộc sở hữu tư nhân.

Vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ sở hữu tư nhân phát triển rất mạnh, đặc biệt là vùng Nam Bộ tỷ lệ tư điền lên đến 92% tổng số các loại ruộng đất.

Tình hình sở hữu tư nhân ở Nam Bộ: Sở hữu địa chủ, là sở hữu lớn phát triển mạnh ở Nam Bộ. Qúa trình phân hóa và tập trung ruộng đất ở đây diễn ra khá sâu sắc và nhanh chóng dẫn đến sự hình thành tầng lớp đại địa chủ có trong tay số lượng ruộng đất lớn bên cạnh những người hoàn toàn không có ruộng đất. Mặc dù sau này Nhà nước chủ trương hạn chế thế lực của tầng lớp

địa chủ Nam kỳ nhưng nhìn chung không có hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, xét về mặt số lượng ở Nam Bộ loại địa chủ vừa vẫn chiếm đa số (từ 5-10 mẫu) sau khi trở thành thuộc địa của Pháp quá trình phân hóa diễn ra mạnh, tình trạng tập trung ruộng đất diễn ra ở trình độ cao dẫn đến sự thu hẹp của sở hữu nhỏ. Đây là tiền đề cho sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong nông thôn Nam Bộ thời kỳ thuộc Pháp.

Tình hình sở hữu tư nhân ở miền Bắc: Loại sở hữu nhỏ (dưới 3 mẫu) chiếm tỷ lệ đông đảo trong số các chủ sở hữu, loại sở hữu vừa (3 -20 mẫu) chiếm 36,8%, và loại sở hữu lớn chỉ chiếm 0,87%. Tuy nhiên, cũng trên địa bàn vùng đồng bằng Bắc Bộ ở một số địa phương sở hữu địa chủ, kể cả sở hữu lớn, khá phát triển, như “Trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tỷ lện ruộng tư ở phía tây huyện Thụy Anh 75,2%, huyện Kiến Xương là 37,67%...” [6,tr.76]

Tóm lại, nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ ruộng đất Việt Nam vẫn đang ở chặng đường đầu của quá trình phát triển. Sự phân hóa hay tập trung ruộng đất, dù nơi này nơi khác đạt đến trình độ cao nhưng trên bình diện của cả nước vẫn chưa đạt tới mức triệt để và sâu sắc. Một thực trạng ruộng đất như vậy vừa phản ánh kết quả của toàn bộ quá trình phát triển của chế độ ruộng đất Việt Nam đến lúc này vừa là kết quả của hàng loạt các nhân tố nửa đầu thế kỷ XIX, trong đó không thể không kể đến tác động của chính sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838) (Trang 27)