Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm đinh dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở Giao dịch 1 (Trang 27)

Cũng xuất phát từ việc dự án đầu tư thường có vòng đời dài vì vậy dễ phát sinh các rủi ro không lường trước, vì vậy, phương pháà này giúp phân tich và quản lý awể giảm thiểu tốt nhất các rủi ro ngân hàng TMCP sẽ phải đối mặt khi dự án có rủi ro. Các rủi ro thông thườnwg có thể xảy ra được các cán bộ thẩm đinh tại chi nhánh Sở giao dịch 1 chia ra để khắcàphục cụ thể:

+ Rủi ro do vượt tổng mức đầu tư: Để hạn chế rủi ro,a các CBTĐ sẽ kiểm tra các hợp

đồng trong giá, các nguy cơ có thể phát sinh tăng giá .

+ Rủi ro liên quan đến việc cung cấp dịch vụ kỹ thua ật - công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng không đảm bảo: Để hạn chế rủi ro này, cán bộ a thẩm đinh đã yêu cầu chủ đầu

tư cung cấp đầy đủ các hợp đồng và atiến hành kiểm tra chặt achẽ hợp đồng, các điều khoản và bảo lãnh hợp đồng.

+ Rủi ro trong tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ: Để hạn chế rủi

ro này, cán bộ thẩm đinh kiểm tra cam kết đảm bảo nguồn vốn rồi giải ngân đúng tiến độ trong dự án hoạt động đúng lịch trình.

+ Rủi ro bất khả kháng: Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm đinh đã đề nghị chủ đầu tư

mua các loại bảo hiểm như bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng, bảo hiểm trong người lao động…

+ Rủi ro trong quản lý điều hành.: Để hạn chế rủi ro này, CBTD thường thẩm đinh kĩ

khía cạnh pháp lý để đánh giá chính xác năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệphiện tại thẩm đinh cơ cấu tổ chức

Bên cạnh các rủi ro và các biện pháp mà các cán bộ thẩm đinh tại chi nhánh Sở giao dịch 1 áp dụng ở trên, áp dụng phương pháp này trong việc thẩm đinh các dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ , các CBTD ở chi nhánh cũng chú ý rất nhiều trong các tài sản đảm bảo của doanh nghiệp vay vốn vì điều này rất quan trọng, ,cần thiết để giảm thiểu rủi ro khi ưdtrong vay.

Ví dụ: Phân tích rủi ro của Dự án “Xây dựng Nhà máy thủy điện Nậm Cắt”:

Rủi ro về khả năng cân đối đủ vốn tự có tham gia dự án của chủ đầu tư:

Theo tính toán, dự kiến ngân hàng sẽ tài trợ số tiền tối đa trong dự án là 53.183 triệu đồng, tương đương với 60% tổng mức đầu tư. Phần vố tự có và tự huy động của chủ đầu tư là 35.353 triệu đồng tăng gần 10 tỷ so với kế hoạch đầu tư vốn của DN. Do vậy, công ty cần có phương án bổ sung phần vốn tự có. Đến hết 30/11/2009, công ty đã sử dụng 12.105.351.000 đồng vốn tự có để đầu tư dự án, dự kiến hết năm 2009 là 19.594.588.000 đồng, trong đó số vốn đã góp của các đơn vị là 19.800 triệu. Số vốn điều lệ còn thiếu là 9.463 triệu của PV Power và 1.164 triệu đồng của cán bộ công nhân viên. Theo đánh giá của pda hòng QLRR1, cổ đông chính của DN là Tổng Công ty Điện lực dầu khí (chiếm 85% vốn điều lệ) là DN có vốn lớn, có uy tín và năng lực tài chính do vậy khả năng cân đối vốn của DN được đảm bảo, phần vốn góp của cán bộ công nhân viên cũng có khả năng góp đủ.

 Để phòng ngừa rủi ro, Phòng TTDA cần yêu cầu DN và cổ đông có văn bản chấp thuận tăng vốn, cam kết góp đủ vốn; trong trường hợp chi phí thực tế vượt tổng mức đầu tư theo tính toán của ngân hàng, DN có trách nhiệm tự thu xếp vốn phát sinh đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ. Phòng TTDA có trách nhiệm theo dõi và quản lý việc giải ngân theo đúng tiến độ thực hiện dự án và chỉ giải ngân khi vốn tự có của công ty tham gia dự án phải được giải ngân trước và/hoặc đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn tự có/vốn vay là 30:70; đồng thời đảm bảo tại thời điểm cuối năm tài chính tỷ lệ này là 40:60.

 Rủi ro về hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ - Chi phí đầu tư dự án tăng

Suất đầu tư của dự án theo tính toán hiện tại đang ở mức khá cao so với các dự án thủy điện khác, hiệu quả tài chính của dự án do vậy bị ảnh hưởng nhiều.bên cạnh đó, sự biến động bất thường trên thị trường tài chính ngân hàng cũng như xu hướng tăng lên của thị trường nguyên vật liệu đầu vào thời gian gần đây, dự báo trong thời gian tới là các yếu tố có khả năng làm tăng chi phí đầu tư dự án. Tuy nhiên, trong quá trình tính toán lại tổng mức đầu tư, chi phí dự phòng được tính bằng 10% chi phí xây lắp, thiết bị và chi phí khác theo quy định, đồng thời theo tiến độ dự kiến thì dự án thi công chỉ trong 1 năm nên rủi ro do các loại chi phí nguyên vật liệu đầu vào và chi phí hoạt động tăng vượt mức dự kiến là không lớn.

- Nhà máy sau khi hoàn thành chạy không hết công suất:

Do địa hình vùng hồ thủy điện hẹp và dốc nên giải pháp tạo dung tích điều tiết theo mùa hoặc theo năm sẽ không hiệu quả. Theo đề xuất của tư vấn, sẽ tạo dung tích ngày đêm để có thể vận hành linh động, phát điện vào giờ cao điểm và dồn nước trong giờ thấp điểm để có thể thu được doanh thu cao hơn khi áp dụng giá điện bán theo giờ. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9 sẽ hoạt động hết công suất, thời gian 24/24h. Trong mùa kiệt, từ tháng 11 đến tháng 4, nhà máy sẽ làm việc theo chế độ ngày không hoàn toàn, lưu lượng nước không đủ để chạy máy nên hồ sẽ tích nước 24h và sẽ phát công suất tổ máy trong một số giờ nhất định (4-10h), có thể chạy 1 hoặc toàn bộ tổ máy với mục tiêu là phát công suất đảm bảo (0.57 MW). Tuy nhiên trong trường hợp tình trạng khô hạn xảy ra kéo dài có thể dẫn đến công suất phát dưới mức đảm bảo, hoặc phải ngừng hoạt động dẫn đến ảnh hưởng tới sản lượng điện bán ra và tác động trực tiếp đến hiệu quả tài chính dự án

- EVN không mua hết số điện sản xuất ra hoặc mức giá bán điện bình quân khởi điểm không đạt 4,4 Uscent/kwh

Hiện tại, doanh nghiệp chưa có hợp đồng mua bán điện cụ thể cũng như giá bán điện mà Công ty Điện lực 1 sẽ mua của nhà máy, do đó, trong trường hợp Công ty Điện lực 1 không mua hết toàn bộ số điện phát ra hoặc mua với giá thấp hơn giá tính toán thì đầu ra của dự án không được đảm bảo, ảnh hưởng tới nguồn thu và khả năng trả nợ ngân hàng của dự án

 Do vậy trong quá trình trong vay, phòng TTDA cần bám sát tiến độ thi công cũng như chi phí thi công từng hạng mục của chủ đầu tư để có biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp, tránh trường hợp chi phí thực tế tăng lên do chi phí thi công không được quản lý chặt, tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ ngân hàng của dự án

 Trong quá trình thực hiện dự án, phòng TTDA cần thường xuyên bám sát nội dung thỏa thuận của chủ đầu tư DA với Công ty Điện lực 1 về việc mua bán điện, đồng thời trong quá trình dự án đi vào vận hành, thường xuyên bám sát tình hình hoạt

động của nhà máy để đưa ra biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp, đảm bảo thu nợ đầy đủ và đúng hạn.

 Yêu cầu công ty có bảo lãnh vay vốn của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đồng thời cam kết huy động mọi nguồn lực có thể để trả nợ Ngân hàng.

 Rủi ro tỷ giá

Trong dự án này, chi phí thiết bị chiếm khoảng 28,4% tổng mức đầu tư dự án trong đó phần lớn các thiết bị dự án là thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc và phải thanh toán bằng ngoại tệ. Trường hợp DN vay ngân hàng để thanh toán toàn bộ chi phí nhập khẩu thiết bị, khi trả nợ ngân hàng, do dòng thu từ dự án là thu bằng VND nên DN sẽ phải mua ngoại tệ để thanh toán và DN có thể gặp khó khăn trong cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ Ngân hàng. Ngoài ra, trường hợp đồng VND mất giá, chi phí thiết bị sẽ tăng cao so với dòng thu của dự án, giảm thấp hiệu quả tài chính dự án

 Để giảm rủi ro DN cần có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu trong từng thời kỳ trên cơ sở ý kiến tư vấn từ ngân hàng hoặc các chuyên gia tài chính

 Rủi ro do cháy nổ, thiên tai

- Công trình xây dựng và máy móc thiết bị của nhà máy có thể bị hư hỏng, bị phá hoặc một phần hoặc toàn bộ bởi các nguyên nhân do cháy nổ, thiên tai, địch họa ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy tác động tới dòng thu của dự án, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng

Đề nghị Chủ đầu tư mua bảo hiểm mọi rủi ro đối với công trình xây dựng và máy móc thiết bị trong toàn bộ thời gian thi công và vận hành dự án của nhà bảo hiểm có uy tín và năng lực và người thụ hưởng thứ nhất trong trường hợp xảy ra rủi ro là chi nhánh Sở Giao dịch 1 BIDV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm đinh dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở Giao dịch 1 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w