Những kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương Chi nhánh Lào Cai (Trang 92)

NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý các NHTM, là cơ quan ban hành các văn bản, nội quy, quy chế hƣớng dẫn hoạt động của các NHTM, vì thế những quyết định của NHNN có tác động rất lớn tới hoạt động của hệ thống NHTM, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hoạt động của hệ thống NH nói chung và của NH TMCP Sài Gòn Công Thƣơng nói riêng, em xin đƣa ra một số kiến nghị thuộc thẩm quyền của NHNN Việt Nam cụ thể nhƣ sau:

Về việc ban hành các quy chế, chính sách

Nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV thì NHNN cần nghiên cứu, đƣa ra một quy chế cho vay riêng, phù hợp với đặc điểm loại hình DNNVV ở Việt Nam, cụ thể:

- Cần tuân thủ các nguyên tắc cho vay cơ bản NHNN nên đƣa ra các điều kiện cho vay linh hoạt hơn trong việc cấp vốn tín dụng cho các DNNVV nhƣ giảm lãi suất cho vay, tiếp tục thực hiện các chính sách cho các DNNVV vay vốn với lãi suất ƣu đãi, giúp các DNNVV giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

83

- Các văn bản về cơ chế cho vay của NHNN nên có sự chỉ đạo và định hƣớng rõ ràng là việc cho vay phải dựa vào việc xem xét khả năng tài chính của DN, dựa vào tính khả thi và hiệu quả của phƣơng án hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không nên chỉ dựa vào tài sản thế chấp.

- NHNN nên áp dụng các mức lãi suất khác nhau cho nợ quá hạn, phân theo nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

- Ngoài ra, NHNN cần có văn bản tạo điều kiện cho các NHTM cơ cấu lại nợ, hỗ trợ các DN gặp khó khăn nhƣng có chiều hƣớng sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ tốt.

Về các quy định liên quan đến tài sản thế chấp

Trên thực tế, một trong những khó khăn lớn nhất mà cả các DNNVV và NH thƣờng gặp phải khi thực hiện một khoản vay đó là vấn đề về tài sản thể chấp và xử lý tài sản thế chấp.

Để tháo gỡ khó khăn cho các DN, thì NHNN nên mở rộng phạm vi danh mục tài sản mà doanh nghiệp DN có thể dùng thế chấp, cầm cố… Bên cạnh đó, vấn đề định giá tài sản thế chấp cũng cần đƣợc quan tâm triệt để tránh tình trạng định giá quá thấp hoặc quá cao gây ảnh hƣởng đến các DN cũng nhƣ bản thân NH.

NHNN cần có những thông tƣ hƣớng dẫn để các NHTM có thể phối hợp với các bộ, ngành liên quan nhƣ: Bộ Tƣ pháp, Bộ công an, Bộ tài chính, Tổng cục địa chính… để có thể dễ dàng hơn trong việc tiến hành xử lý tài sản đảm bảo một cách nhanh chóng, đồng bộ và có hiệu quả. Ngoài ra, NHNN nên thành lập ra một trung tâm, tổ chức phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, có chuyên môn cao trong lĩnh vực định giá, đấu giá, đảm bảo cho các tài sản thế chấp đó sẽ đƣợc thanh lý một cách nhanh chóng và không đem lại gánh nặng cho NH, giúp NH thu hồi vốn, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.

84

Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Khi cho bất cứ một khách hàng nào vay thì các NHTM đều phải yêu cầu nắm đƣợc thông tin chính xác về khách hàng đó để có quyết định cho vay đúng đắn. Trên thực tế, không phải khách hàng nào cũng cung cấp thông tin một cách chính xác cho NH, đó là chƣa nói tới những kẻ giả danh hoặc mạo nhận là DN để vay trái phép chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro tổn thất cho NH. Vì vậy hoạt động tín dụng muốn đạt đƣợc kết quả cao thì cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ đắc lực và hiệu quả cho công tác này.

Để hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập, xử lý và tìm kiếm thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và kịp thời, thì NH Nhà nƣớc cần hoàn thiện hệ thống thông tin của mình, mà cụ thể trƣớc tiên là chấn chỉnh hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng ( gọi tắt là CIC ) của ngành NH, từ khâu cập nhật dữ diệu, cung cấp số liệu, đảm bảo kịp thời, chính xác tin cậy. Giúp cho NH thẩm định tốt hơn thông tin về khách hàng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương Chi nhánh Lào Cai (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)