Các nhân tố ảnh hƣớng tới chất lƣợng tín dụng đối với DNNV

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương Chi nhánh Lào Cai (Trang 49)

Nhân tố từ phía Ngân hàng

- Quy mô và cơ cấu của nguồn vốn

Nguồn vốn của NHTM gồm vốn của chủ Ngân hàng và vốn vay. Không nhƣ các DN thông thƣờng, vốn vay là nguồn vốn chủ yếu và chiếm đa số trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Chất lƣợng và số lƣợng của nó ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động tín dụng – hoạt động chủ yếu nhất của mỗi ngân hàng. Có thể nói

40

quy mô và cơ cấu nguồn vốn là một trong trong các nhân tố quyết định đến quy mô, thời hạn tài trợ của Ngân hàng đối với khách hàng nói chung và với các DNNVV nói riêng.

- Chính sách tín dụng

Xây dựng và thực hiện đƣợc một chính sách tín dụng chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn của ngân hàng, của đất nƣớc cũng nhƣ xu thế chung là điều kiện để đạt đƣợc một chất lƣợng tín dụng tốt với khách hàng nói chung và DNNVV nói riêng.

- Năng lực thẩm định dự án

Để thực hiện một món tín dụng với DN, NHTM cần tiến hành theo quy trình tín dụng. Một trong các khâu quan trọng để đảm bảo khách hàng sẽ trả đƣợc gốc và lãi đúng hạn, đầy đủ, là chất lƣợng công tác thẩm định trƣớc khi cấp tín dụng. Thẩm định tín dụng vừa đơn giản, nhanh chóng, chính xác song vẫn phải chặt chẽ để bảo đảm rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất.

- Công tác kiểm soát khách hàng cùng khoản tín dụng

Sau khi hợp đồng tín dụng đã đƣợc kí kết thì Ngân hàng sẽ cử các cán bộ ngân hàng giám sát tìm hiểu tiền vay có đƣợc sử dụng đúng mục đích, tiến trình thực tế và theo kế hoạch có khớp không, quá trình sản xuất kinh doanh có thay đổi gì không, DN có dấu hiệu lừa đảo hay làm ăn thua lỗ không... Thông tin theo chiều hƣớng tốt hay xấu sẽ cho thấy chất lƣợng tín dụng có đƣợc đảm bảo hay không. Kiểm soát khách hàng cũng giúp Ngân hàng ngăn chặn kịp thời các ý đồ sử dụng khoản tài trợ sai lệch, ngăn chặn các khoản tín dụng xấu bằng cách nhƣ ngừng giải ngân, bổ sung tài sản thế chấp...

- Trình độ chuyên môn và tƣ cách đạo đức của đội ngũ cán bộ nhân viên

Trong hoạt động của NHTM, các cán bộ nhân viên ngân hàng đóng vai trò nòng cốt, quyết định nhất để có thể đem lại hiệu quả trong kinh doanh, đem lại chất lƣợng tín dụng cao. Bất kể bƣớc nào trong quy trình tín dụng dù có sự tham gia của máy móc song đều do do cán bộ tiến hành phân tích, đánh giá và đƣa ra các quyết định. Một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ

41

cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác, nghiêm chỉnh trong kỷ luật chung và khách quan, không vụ lợi... sẽ hạn chế đƣợc đáng kể rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

- Trang thiết bị kỹ thuật

Để có thể cạnh tranh, hoà nhập với khu vực và thế giới để tồn tại và phát triển, các NHTM Việt Nam buộc phải đổi mới công nghệ, máy móc. Máy vi tính cùng các phần mềm về lĩnh vực ngân hàng, mạng nội bộ và mạng thanh toán điện tử liên ngân hàng, máy rút tiền tự động... đã giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng chính xác, thủ tục đơn giản hơn, nhân viên tín dụng làm việc thuận tiện hơn, thu thập thông tin đầy đủ và kịp thời, thu hút thêm khách hàng gửi tiền cũng nhƣ vay tiền Ngân hàng.

Nhân tố từ phía khách hàng

- Nhu cầu vốn của DN

Để nâng cao đƣợc chất lƣợng tín dụng, mở rộng quy mô cho vay đối với DNNVV thì trƣớc tiên nó phụ thuộc vào nhu cầu vốn của chính DN. DNNVV là một phần trong đầu ra của các NHTM. Nói chung thì DNNVV ở nƣớc ta hiện nay luôn có nhu cầu vốn lớn song cũng không ngoại trừ các tình huống bất thƣờng nhƣ kinh tế suy thoái, cạnh tranh quá gay gắt... thì DN lại có xu hƣớng hạn chế đầu tƣ giảm bớt tổn thất, nhu cầu vốn khi ấy sẽ giảm.

- Năng lực của DN trong việc thoả mãn các điều kiện tín dụng

Để đƣợc Ngân hàng phê duyệt và cấp một khoản tín dụng, DN phải đáp ứng tất cả các yêu cầu từ phía Ngân hàng. Các yêu cầu này của NHTM đối với DN không chỉ nhằm bảo đảm tính sinh lời và an toàn cho chính mình mà còn đảm bảo DN đầu tƣ hiệu quả và đúng luật. Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn với nhiều thay đổi không thể lƣờng trƣớc, cũng nhƣ không một ai có thể chắc chắn rủi ro không xảy ra. Vì vậy, khả năng DNNVV thoả mãn các yêu cầu từ phía Ngân hàng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng tín dụng.

42

- Năng lực sử dụng vốn vay

Trong quá trình cấp tín dụng NH luôn theo sát DN để giúp đỡ, tƣ vấn cũng nhƣ ngăn chặn kịp thời những hiện tƣợng xấu và giải quyết các vấn đề nảy sinh. Song để dự án đạt đƣợc hiệu quả đề ra cơ bản vẫn là phụ thuộc vào bản thân DN. Một dự án khả thi, một quy trình tín dụng chặt chẽ cũng chƣa đảm bảo DN sẽ trả gốc lãi đầy đủ đúng hạn, nghĩa là chƣa đảm bảo chất lƣợng tín dụng tốt. Khoản tín dụng có đƣợc sử dụng đúng mục đích không, quá trình dùng vốn để sản xuất kinh doanh có mang lại lợi nhuận không còn bởi trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên, trình độ quản lý và đạo đức chủ DN, uy tín và kinh nghiệm thị trƣờng, sự nhạy bén năng động của DN, trình độ kỹ thuật...

Các nhân tố khách quan khác

Ngoài những nhân tố chủ quan trên còn rất nhiều các nhân tố khách quan mà tác động của nó cũng không nhỏ đến chất lƣợng của các khoản tín dụng ngân hàng.

- Tác động của môi trƣờng kinh tế

Kinh tế phát triển, tăng trƣởng ổn định thì hoạt động kinh doanh của DN thuận lợi, thu hồi vốn nhanh đồng thời lợi nhuận thu đƣợc sẽ cao và từ đó khả năng trả nợ của DN cho Ngân hàng sẽ đƣợc trả đúng hạn, khoản tín dụng ngân hàng đó sẽ có chất lƣợng tốt. Ngƣợc lại, nền kinh tế trì trệ, thiếu sức cạnh tranh sẽ không tạo đƣợc động lực cho DN sản xuất kinh doanh, không tạo đƣợc niềm tin cho các nhà đầu tƣ. Khi ấy, hoạt động của các DN gặp khó khăn, ảnh hƣởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món vay cho Ngân hàng do đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng khoản tín dụng đó của Ngân hàng.

- Tác động của môi trƣờng pháp lý

Một hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ, khoa học, không rƣờm rà cùng các cơ quan pháp luật thực thi nghiêm minh, công bằng sẽ là điều kiện cho mọi đối tƣợng làm ăn chân chính đƣợc bảo vệ. Ngân hàng và DN trong quan hệ tín dụng với nhau sẽ lấy khung pháp lý chuẩn ấy để tiến hành. Có nhƣ vậy mới bảo đảm đƣợc tính sinh lời và an toàn trong hoạt động tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

43

- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc

Trong nền kinh tế thị trƣờng các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc bao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại… có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các Ngân hàng, các DN nói riêng. Các chính sách này nhằm ƣu tiên phát triển hay hạn chế một ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Do vậy các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả của các khoản tín dụng ngân hàng.

- Các yếu tố do điều kiện tự nhiên

Yếu tố tự nhiên cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng nhƣng là từ phía khách hàng. Đặc biệt các DN sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nhƣ các ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ thì yếu tố này rất quan trọng. Khi thiên tai xảy ra nhƣ: lũ lụt, hạn hán, mƣa bão, hỏa hoạn… làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN bị đổ bể, dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ là khó khăn dẫn đến tình trạng chất lƣợng của DN với Ngân hàng sẽ bị giảm sút. Đây là một nguyên nhân gây rủi ro tín dụng mà con ngƣời không phải lúc nào cũng lƣờng trƣớc đƣợc.

44

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Phƣơng pháp nghiên cứu có vai trò, ý nghĩa quan trọng quyết định đến kết quả và thành công của luận văn. Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu sau đây:

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương Chi nhánh Lào Cai (Trang 49)