Tình hình nợ quá hạn với DNNVV

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương Chi nhánh Lào Cai (Trang 71)

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng của NH. Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng, tỷ lệ này cao hay thấp nói lên chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh cao hay thấp, có thể nói chỉ tiêu nợ quá hạn là con số phản ánh một cách toàn diện hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Tuy vậy, trong hoạt động tín dụng của NH, nợ quá hạn là một hiện tƣợng tất yếu, không thể tránh khỏi, chỉ có thể hạn chế đƣợc chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn. Điều quan trọng nhất là phải cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất. Dƣới đây là tình hình nợ quá hạn ở NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng Chi nhánh Lào Cai:

Bảng 3.7: Tình hình nợ quá hạn đối với DNNVV

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ DNNVV 104.372 148.436 135.766

Nợ quá hạn DNNVV 3.732 1.161 6.218

Nợ quá hạn/ Dƣ nợ DNNVV

(%) 2,65 0,58 4,58

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012 – 2014, phòng kinh doanh - NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng chi nhánh Lào Cai)

Dựa vào bảng 3.7 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNNVV trên dƣ nợ DNNVV của Chi nhánh năm 2012 là 2,65%, năm 2013 giảm xuống còn 0,58% . Nhìn chung nợ quá hạn của Chi nhánh năm 2011 và năm 2012 chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với dƣ nợ DNNVV, điều này chứng tỏ chất lƣợng tín dụng của NH đã đƣợc cải thiện đáng kể. Nhƣng cho đến năm 2014 thì tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNNVV đột ngột tăng lên 6.218 triệu đồng, chiếm 4,58% dƣ nợ DNNVV của

62

Chi nhánh. Sự gia tăng nhanh của nợ quá hạn năm 2014 đối với DNNVV đã thể hiện chất lƣợng tín dụng đối với DNNVV của NH còn nhiều yếu kém, chứng tỏ hoạt động tín dụng đối với khu vực DNNVV tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sản xuất và tài chính của các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp dẫn đến lợi nhuận không cao, không có tiền để thanh toán nợ cho NH, đồng thời cũng do bản thân NH thực hiện quá trình kiểm soát trƣớc, trong và sau khi vay thiếu sự chặt chẽ. Quá trình thẩm định tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập, khi xảy ra rủi ro chƣa thể bù đắp đƣợc tổn thất cho ngân hàng.

Bên cạnh nợ quá hạn, thì nợ xấu của Chi nhánh cũng đang có xu hƣớng diễn biến tăng trong năm 2014:

Bảng 3.8: Tình hình nợ xấu đối với DNNVV

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dƣ nợ DNNVV 104.372 148.436 135.766

Nợ xấu 2.887 834 4.970

Nợ xấu/Tổng dƣ

nợ(%) 2,77 0,56 3,66

Nhìn vào bảng 3.8 thì nợ xấu của Chi nhánh năm 2012 là 2.887 triệu đồng với tỷ lệ là 2,77%. Nhƣng đến năm 2013, do thực hiện tốt các quy trình cấp tín dụng, cũng nhƣ giám sát tốt các khoản cho vay nên tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đã giảm đáng kể xuống 834 triệu đồng, có thể thấy đây là một nỗ lực đáng kể của Chi nhánh so với năm trƣớc đó. Tuy nhiên đến năm 2014 tỷ lệ nợ xấu của NH có diễn biến theo chiều hƣớng tăng lên cụ thể 4.970 triệu đồng chiếm tỷ lệ 3,66% trên tổng dƣ nợ , điều này cũng chứng tỏ rằng, hoạt động tín dụng đối với DNNVV trong năm 2014 của Chi nhánh chƣa thực sự hiệu quả, và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

63

Với thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu của NH đối với DNNVV đang có diễn biến phức tạp nhƣ vậy thì Chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, nhằm bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh và đề phòng những diễn biến xấu có thể xảy ra. Việc trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh đƣợc thể hiện qua bảng 3.9 dƣới đây:

Bảng 3.9: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNNVV

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012 – 2014, phòng kinh doanh - NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng Chi nhánh Lào Cai)

Ta thấy, năm 2012 số trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh chính bằng số trích lập dự phòng rủi ro đối với DNNVV chiếm tỷ trọng 100%, điều này có thể thấy các khách hàng DNNVV của NH tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro cao. Năm 2013 tỷ trọng trích lập dự phòng rủi ro đối với khu vực DNNVV giảm xuống chỉ còn 39,56% trong tổng số trích lập dự phòng của Chi nhánh, đây là một tín hiệu tốt đối với hoạt động của Chi nhánh, bởi lẽ năm 2013 tình hình nợ quá hạn đối với DNNVV là rất thấp, chỉ chiếm 0,58% trên dƣ nợ DNNVV, do đó sẽ làm giảm chi phí của NH và tăng lợi nhuận của Chi nhánh. Nhƣng cho đến năm 2014, một năm đầy dãy những khó khăn của các DNNVV, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN trên địa bàn tỉnh. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến các khách hàng chủ yếu và đa số của NH đó là các DNNVV, làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của các DN kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ, phá

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh 1.545 1.198 2.554 Trích lập dự phòng rủi ro đối với DNNVV 1.023 474 2.296 Tỷ trọng 66,21 39,56 89,87

64

sản… Chính vì vậy làm cho nợ quá hạn, nợ xấu tăng nhanh, dẫn đến mức trích lập dự phòng rủi ro đối với DNNVV cũng tăng theo, cụ thể trích lập dự phòng rủi ro đối với DNNVV năm 2014 là 2.296 triệu đồng trên tổng số 2.554 triệu đồng số trích lập dự phòng của Chi nhánh, tƣơng ứng với tỷ trọng là 89,87%.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương Chi nhánh Lào Cai (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)