NHTMCP SÀI GÕN CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH LÀO CAI 3.3.1 Những thành tựu đạt đƣợc
Chi nhánh đã gặp không ít khó khăn nhƣ sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn Tỉnh rất quyết liệt, tình hình kinh tế trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc biến động đáng kể, sự biến động không ngừng của lãi suất,... đặc biệt là Chi nhánh đƣợc thành lập chƣa lâu, uy tín trên địa bàn chƣa cao và chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều khách hàng. Tuy nhiên cùng với những biện pháp điều hành có tính chiến lƣợc, năng động hiệu quả của Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng với sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên Chi nhánh nên tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã có những bƣớc cải thiện đáng kể.
Trong những năm qua, nhận thức đƣợc vai trò cũng nhƣ tiềm năng của khu vực DNNVV, bám sát chủ trƣơng phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nƣớc, NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng Chi nhánh Lào Cai đã chủ động mở rộng vốn tín dụng đối với DNNVV một cách hợp lý góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của các DNNVV, thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng. Kết quả đạt đƣợc có ý nghĩa rất lớn đối với cả các DNNVV và NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng Chi nhánh Lào Cai.
Đối với các DNNVV
- Trong những năm qua doanh số cho vay và dƣ nợ đối với DNNVV của Chi nhánh luôn chiếm một tỷ trọng lớn và chủ yếu. Điều này đã cho thấy số lƣợng các DNNVV đƣợc hỗ trợ về vốn tăng lên và ngày càng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau. Trong đó nguồn vốn tín dụng ngắn hạn là chủ yếu, nhằm bổ sung nguồn vốn lƣu động cần thiết, giúp cho các DNNVV nắm bắt cơ hội thời cơ trong kinh doanh, mở rộng thị phần… Với nguồn vốn tín dụng mà NH cung ứng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV không ngừng lớn mạnh,
68
giúp các DN tạo ra lợi nhuận tích lũy để đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo uy tín trên thị trƣờng.
- Thông qua hoạt động tƣ vấn của NH, các DNNVV đã xây dựng đƣợc phƣơng án đầu tƣ khả thi, cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Đồng thời nâng cao chất lƣợng quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, dần tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng.
Đối với Chi nhánh
- Công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt kết quả tốt, nhờ đó đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của các DNNVV trên địa bàn Tỉnh. Cùng với những chính sách khách hàng hấp dẫn, NH đã thu hút đƣợc một khối lƣợng nguồn vốn nhàn rỗi để sử dụng có hiệu quả nhất.
- Trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, phân tích thẩm định khách hàng, đảm bảo đúng quy trình, đúng chế độ.
- NH không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách hàng mới, bên cạnh việc duy trì, phát triển quan hệ tín dụng đối với nhóm khách hàng hiện tại. Việc mở rộng cho vay đối với DNNVV giúp NH mở rộng thị phần. Đồng thời tạo thuận lợi cho NH phát triển các dịch vụ NH hiện đại, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
3.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
3.3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì công tác đầu tƣ tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng Chi nhánh Lào Cai vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, cụ thể:
- Dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV đang có xu hƣớng giảm đi, đặc biệt là dƣ nợ giảm vào năm 2014, từ 148.436 triệu đồng vào năm 2013 xuống còn 135.766 triệu đồng vào năm 2014. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng DNNVV của Chi nhánh giảm xuống. Cho thấy Chi nhánh chƣa có chính sách mở rộng và thu hút đƣợc khách hàng một cách hiệu quả.
69
- Doanh số cho vay đối với DNNVV nói riêng không ổn định, đều tăng trong năm 2012, 2013 và giảm vào năm 2014. Điều này cho thấy Chi nhánh chƣa duy trì đƣợc sự tăng trƣởng tín dụng ổn định, và sử dụng vốn huy động chƣa thực sự hiệu quả.
- Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV trên tổng dƣ nợ tín dụng của Chi nhánh đang có xu hƣớng giảm vào năm 2014, từ 74,77% vào năm 2013 xuống còn 69,24% vào năm 2014.
- Tình hình nợ quá hạn đối với DNNVV tăng nhanh, cụ thể là vào năm 2014, khi tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNNVV năm 2014 là 6.218 triệu đồng, chiếm 4,58% trong tổng dƣ nợ đối với DNNVV.
- Chi nhánh chƣa có tiêu thức chuẩn mực đánh giá khách quan năng lực hoạt động kinh doanh của các DNNVV cũng nhƣ hiệu quả của các dự án đầu tƣ, do đó việc quyết định cho vay nhiều khi chƣa đảm bảo tính khách quan.
- Trong quá trình xét duyệt và phán quyết vốn cho vay cũng nhƣ quá trình kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay chƣa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của DN nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro, hoặc những khó khăn mà DN gặp phải chƣa đƣợc phát hiện, xử lý giúp đỡ kịp thời.
- Đôi khi còn cứng nhắc, chƣa đƣợc linh hoạt, các yêu cầu về hồ sơ thủ tục vay vốn còn phức tạp, nặng về giấy tờ. nhất là các thủ tục về cầm cố, thế chấp. Thời gian xét duyệt quyết định cho vay còn kéo dài làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh của DN. Bên cạnh đó là do tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng, một cán bộ tín dụng quản lý nhiều khách hàng một lúc.
- Cho vay đối với DNNVV vẫn làm phát sinh nợ quá hạn và tài sản đảm bảo khó có thể trở thành nguồn thu nợ thứ hai do tài sản có tính thị trƣờng không cao hoặc do biến động khó lƣờng của thị trƣờng. Trong nợ quá hạn khó đòi phát sinh ở các DNNVV nếu không có tài sản đảm bảo thì không có khả năng thu hồi.
70
3.3.2.2 Nguyên nhân
Những hạn chế nêu trên không phải chỉ do hoạt động của NH mà còn do cả các DNNVV và các nguyên nhân khách quan khác.
Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
- Chất lƣợng trình độ cán bộ tín dụng chƣa cao: cán bộ tín dụng là ngƣời
ra quyết định có cho vay hay không, do đó chất lƣợng cán bộ tín dụng ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng của các khoản vay. Công tác thẩm định là một bộ phận rất quan trọng trong quy trình tín dụng nhƣng với trình độ còn hạn chế nên chất lƣợng thẩm định còn chƣa cao.
- Chính sách tín dụng còn chƣa linh hoạt: Các quy trình về tài sản đảm
bảo là những trở ngại rất lớn của các DNNVV, các chính sách tín dụng thiếu linh hoạt đã khiến cho các DNNVV khó tiếp cận với nguồn vốn từ NH. Mặt khác, các DNVNN có tài sản thế chấp nhƣng cũng không đƣợc vay vốn NH vì cán bộ tín dụng định giá tài sản thấp, không đủ số vốn mà họ cần.
- Tình trạng thiếu vốn tạm thời đôi lúc vẫn xảy ra: do Chi nhánh chƣa giải
quyết đƣợc tận gốc vấn đề cân đối kì hạn giữa việc huy động và cho vay. Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các NHTM và điều này là không thể tránh khỏi.
- Công tác thẩm định trƣớc khi cho vay: còn nhiều lỏng lẻo, trình độ thẩm
định của cán bộ tín dụng chƣa cao, chƣa nắm bắt rõ thông tin từ khách hàng hay còn gọi là “thông tin không cân xứng”, chính vì vậy nợ xấu đối với DNNVV tăng nhanh.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Công tác kiểm tra kiểm
soát là nhằm đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tuy nhiên tại Chi nhánh công tác này không phải lúc nào cũng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, nhiều khi lại thực hiện mang tính chiếu lệ hình thức. Một phần vì đã có tài sản đảm bảo nên cán bộ xem nhẹ công tác này, nhƣng thực tế xử lý tài sản đảm bảo tiền vay là vô cùng phức tạp. Không bám sát đồng vốn cho vay nhƣ vậy thì không thể tƣ vấn, giúp đỡ DN thoát khỏi tình trạng khó khăn một cách kịp thời và dễ dẫn tới khoản vay có vấn đề.
71
- Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro thiếu hiệu quả: Để đi đến quyết
định cho vay là cả một quá trình lựa chọn, thu thập, xử lý thông tin về khách hàng. Thực tế, việc thu thập, khai thác và sử dụng thông tin còn nhiều hạn chế. Chi nhánh phải tự tìm hiểu, chủ động thu thập, sàng lọc và lựa chọn thông tin để thẩm định khách hàng. Thông tin do thu thập từ nhiều nguồn nên dễ bị nhiễu, bị mâu thuẫn gây khó khăn trong đánh giá khách hàng.
Nguyên nhân từ phía các DNNVV
- Vốn chủ sở hữu của DNNVV thấp, năng lực quản lý còn hạn chế: Với
nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ, các DNNVV bị hạn chế khi đi vay vốn của NH. Thực tế nhiều DN không hiểu rõ về quy trình tín dụng của NH, các DNNVV lập thủ tục vay vốn đều không đúng theo quy định của NH. Các DNNVV nắm bắt sự nhạy bén và khả năng phân tích thông tin còn yếu nên việc tiến hàng hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị thua lỗ.
- Uy tín của các DNNVV chƣa cao: Các DNNVV vẫn còn chịu ảnh
hƣởng nhiều lối tƣ duy cũ, cách làm ăn nhỏ lẻ, uy tín của DN trên thị trƣờng chƣa cao nên chƣa có đƣợc sự tin tƣởng của NH. Có nhiều DN sau khi vay vốn xong thì không có ý thức trả nợ, thậm chí lấy vốn vay đƣợc sử dụng sai mục đích hay sự thiếu minh bạch trong sổ sách kế toán DN nên NH không thể dựa vào đấy để ra quyết định cho vay.
- Khả năng lập dự án còn hạn chế: Đây là điều kiện tiên quyết và không
thể thiếu để NH xem xét có nên cấp tín dụng hay không. Trong thực tế, hầu hết các DNNVV không thể tự viết đƣợc các dự án đầu tƣ trong dài hạn, thậm chí cả kế hoạch ngắn hạn. Đứng trƣớc tình hình đó cán bộ tín dụng phải tƣ vấn cho DN về thủ tục, cách lập kế hoạch. Nhiều khi phải giúp đỡ họ, cùng họ tính toán, lập phƣơng án vay vốn, trả nợ NH. Nhƣng đa số còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu lập kế hoạch hoặc lƣu chuyển tiền mặt trong năm để NH biết khối lƣợng tiền chu chuyển hàng tháng, cân đối thu chi hàng tháng.
72
- Các DNNVV, đặc biệt là các DNNVV ngoài quốc doanh vẫn chƣa thực
hiện nghiêm túc các chế độ hạch toán kế toán theo pháp lệnh hạch toán kế toán.
Tình hình tài chính của DN không minh bạch nên đã gây ra nhiều khó khăn trong khâu thẩm định, đánh giá DN khi xem xét giải quyết cho vay.
Nguyên nhân khách quan
- Môi trƣờng kinh doanh thiếu ổn định: nền kinh tế có ổn định thì mới tạo
điều kiện cho các DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, nhƣng những năm gần đây, tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc liên tục biến động, giá nguyên vật liệu vẫn ở mức cao, sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng nƣớc ngoài đối với hàng trong nƣớc… đã và đang tạo rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các DN trong nƣớc nói chung và của các DNNVV nói riêng.
- Chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc chƣa hiệu quả: Đây là những chính
sách rất quan trọng, tạo hành lang cho việc vốn tín dụng đƣợc đầu tƣ đúng địa chỉ. Mặc dù đã có những động thái tích cực để tăng cƣờng hoạt động tín dụng đối với đối tƣợng DNNVV của các NHTM nhƣ Gói hỗ trợ, Quỹ đầu tƣ, giảm lãi suất, chính sách mở… Nhiều biện pháp tháo gỡ nhƣ vậy nhƣng dƣờng nhƣ có rất ít những thay đổi theo chiều hƣớng tích cực từ phía doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Tuy nhiên việc tiếp cận đƣợc với những hỗ trợ của Nhà nƣớc, đáp ứng đƣợc điều kiện của Ngân hàng là rất khó. Do đó, về phía các cơ quan nhà nƣớc, cần khẩn trƣơng trong việc điều chỉnh chính sách để gần DNNVV hơn, lấy lại niềm tin nơi họ bằng sự hỗ trợ cụ thể, thiết thực và nhanh chóng chứ không chỉ đƣa ra các gói trợ giúp nhƣng thủ tục triển khai thì xa vời.
73
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH LÀO CAI
4.1 ĐỊNH HƢỚNG VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH LÀO CAI
Cũng nhƣ các NHTM khác, NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng Chi nhánh Lào Cai cũng đã đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu và định hƣớng cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhằm khai thác triệt để tiềm năng vốn có, phát huy các kết quả đạt đƣợc đi đôi với khắc phục những khó khăn, những hạn chế, hƣớng tới ổn định an toàn, hiệu quả, chất lƣợng và phát triển.
4.1.1 Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Nhằm phát huy những kết quả đạt đƣợc và tạo ra đƣợc bƣớc đột phá tăng trƣởng toàn diện về mọi mặt, Chi nhánh đã để ra phƣơng hƣớng hoạt động trong thời gian tới:
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lƣợng tín dụng, NH cần tiếp tục thực hiện các chính sách ƣu đãi nhằm thu hút khách hàng, đặt biệt khách hàng là cá nhân hoặc các DNNVV.
- Kiểm soát tốc độ tăng trƣởng, kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng, trong thanh toán, an toàn kho quỹ. Nâng cao ý thức trách nhiệm ở các cấp lãnh đạo điều hành, cán bộ nghiệp vụ của Chi nhánh.
- Thực hiện kinh doanh theo đúng pháp luật của Nhà nƣớc, của Ngành, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Tích cực, mở rộng và đa dạng hóa cho vay đối với các cá nhân, các DN hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tình hình tài chính tốt.
- Thực hiện phân loại, đánh giá khách hàng chính xác theo chƣơng trình quản lý tín dụng nội bộ để làm căn cứ đƣa ra quyết định cho vay.
74
- Chủ động hợp tác và tiếp cận các ngành, công ty, chính quyền địa phƣơng để nắm bắt đƣợc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng từ đó làm căn cứ để đánh giá đúng chất lƣợng các dự án cho vay cho phù hợp.
- Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định các dự án, nghiêm túc thực hiện các quy định và quy trình trong hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro.
- Thực hiện phân loại nợ và trích lập đầy đủ, đúng quy định quỹ dự phòng rủi ro.
4.1.2 Định hƣớng phát triển tín dụng đối với DNNVV của Chi nhánh
Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV, Chi nhánh đã để ra một số phƣơng hƣớng hoạt động đối với DNNVV cụ thể nhƣ sau:
- Duy trì tăng trƣởng tín dụng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DNNVV vay vốn. Đặc biệt là các DN có quan hệ tín dụng lâu dài tại Chi nhánh.
- Tiếp cận, rà soát, phân loại các DNNVV nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay để mở rộng sản xuất kinh doanh của các DN, phân tích tình hình tài chính của khách hàng để lựa chọn những khách hàng đáp ứng đủ yêu cầu vay vốn.
- Từng bƣớc giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các DNNVV thuộc Nhà nƣớc, mở rộng cho vay đối với các DNNVV ngoài quốc doanh, nâng cao tỷ trọng dƣ nợ tài sản đảm bảo, áp dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn rủi ro tín dụng.
- Tích cực trong công tác xử lý và thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.