Nâng cao về định hƣớng tín dụng và chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 85)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.1Nâng cao về định hƣớng tín dụng và chính sách tín dụng

- VIB cần thƣờng xuyên rà soát, hoàn thiện chính sách quản lý tín dụng, quy trình giám sát tín dụng và xây dựng cơ chế quản lý các khoản nợ xấu để đƣa ra những dự báo chính xác và kịp thời phục vụ công tác quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời VIB cũng cần cân nhắc và xem xét lại cơ cấu tài sản nợ có của VIB để đảm bảo tính hợp lý

trong cơ cấu huy động vốn nhằm giảm chi phí giá vốn tín dụng xuống mức thấp nhất. - VIB cần duy trì và thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt nhằm đạt đƣợc mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trƣởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bƣớc áp dụng thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong quản trị hoạt động cấp tín dụng và quản trị rủi ro.

- Các quy trình nghiệp vụ cần đƣợc rà soát thƣờng xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng. Phòng chính sách và chế độ tín dụng (thuộc Khối quản lý tín dụng) và các Phòng phát triển và quản lý sản phẩm (thuộc các Khối kinh doanh) phải đƣợc đảm bảo hoạt động có hiệu quả, có sự phối hợp trong tác nghiệp nhằm hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng trong từng thời kỳ. Các Phòng chuyên trách này cần thƣờng xuyên ghi nhận các phản hồi và đánh giá, rà soát các quy chế, quy trình, chính sách, sản phẩm đã ban hành để trình cấp có thẩm điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế nhằm đảm bảo sự đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với năng lực quản trị và điều kiện hoạt động của VIB trong từng thời kỳ, phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro.

- Phòng quản lý rủi ro tín dụng (thuộc Khối quản lý rủi ro) cần phối hợp chặt chẽ với Khối quản lý tín dụng trong việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh định hƣớng tín dụng, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với điều kiện thị trƣờng, khả năng quản trị của VIB trong từng thời kỳ nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và đảm bảo quản trị đƣợc rủi ro

- Cần có chính sách truyền thông đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và nhất quán trong việc thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn không chỉ giới hạn trong đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp mà cần triển khai trên toàn hệ thống một cách thƣờng xuyên.

- Tăng cƣờng chính sách hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác nhằm hạn chế cạnh tranh thông qua các chính sách cho vay đồng tài trợ, cho vay ủy thác, cho vay hợp vốn, hợp tác trong việc thông tin về tín dụng và nhân sự,… nhằm hạn chế sự cạnh tranh, tăng năng lực thẩm định, khả năng giám sát vốn vay và có thể

chia nhỏ rủi ro khi có sự cố xảy ra.

- Điều chỉnh cơ cấu danh mục tín dụng theo ngành, lĩnh vực và đối tƣợng khách hàng trên cơ sở lựa chọn khách hàng tốt, đa dạng hóa lĩnh vực ngành nghề có triển vọng phát triển ổn định, bền vững, giảm cho vay đối với những lĩnh vực rủi ro cao (Nguyễn Thị Hải Hà và Nguyễn Thị Mùi (2011). Cơ hội, rủi ro và giải pháp cho việc phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng)

3.2.1.2 Giải pháp nâng cao mô hình chấm điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ

- Số liệu nhập vào hệ thống cần đảm bảo tính trung thực, độ chính xác cao. - Thƣờng xuyên kiểm tra và hoàn thiện hệ thống đánh giá và xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm phản ánh sát hiện trạng rủi ro thực tế và dự báo rủi ro danh mục trong tƣơng lai;

- Xây dựng kế hoạch và hoàn thiện các vấn đề về kỹ thuật nhằm đƣa công tác quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn thông qua chiết xuất tiêu chí vỡ nợ mang tính đặc thù khách hàng cụ thể, bổ sung cấu phần đo lƣờng tổng thể để đối chiếu với các hệ thống xếp hạng đƣợc thế giới công nhận nhƣ S&P, Moody’s. Thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống và đối chiếu với các hệ thống chuẩn bên ngoài.

- Tiến hành nghiên cứu các tiêu chí mang tính đặc thù của từng tiện ích tín dụng cụ thể bao gồm: lƣợng tiền mất nếu xảy ra vỡ nợ, dƣ nợ tại thời điểm vỡ nợ, kết hợp với thời hạn vay tiến tới lƣợng hóa các chỉ số lƣợng tổn thất lƣờng trƣớc đƣợc và không lƣờng trƣớc đƣợc để trích lập lƣợng dự phòng đủ chi trả cho tổn thất lƣờng trƣớc đƣợc

- Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thƣờng xuyên để phục vụ cho việc đánh giá chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc chính xác, tránh các sai lầm loại 1 và 2.

- Đối với khách hàng là công ty cổ phần đã đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, thì xu hƣớng biến động giá cổ phiếu cũng cần đƣợc xem là một chỉ tiêu tham chiếu khi xếp hạng doanh nghiệp.

hơn thực tế từng ngành

- Phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động xây dựng hệ thống thông tin tín dụng tại đơn vị là điều kiện tiên quyết. Chỉ có công nghệ hiện đại, áp dụng hiệu quả mới cho phép thu thập, quản lý và xử lý nguồn dữ liệu lớn, nhanh chóng, chính xác.

3.2.1.3 Đề xuất ứng dụng mô hình điểm số Z đối với khách hàng doanh nghiệp trƣớc khi quyết định cấp tín dụng. trƣớc khi quyết định cấp tín dụng.

Căn cứ vào chỉ số Z, Ngân hàng có thể phân loại các doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đây là cơ sở để các ngân hàng quyết định cấp tín dụng cần thiết đối với từng doanh nghiệp.

Để xem xét thử chỉ số Z hoạt động nhƣ thế nào đối với doanh nghiệp Việt Nam, tôi xin lấy một ví dụ về công ty Cổ Phần Bông Bạch Tuyết (một công ty đứng trƣớc ngƣỡng phá sản vào cuối năm 2008). Công ty cổ phần hóa từ năm 1997 và là công ty sản xuất nên công thức là:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5

Các báo cáo tài chính đƣợc lấy từ website www.ssi.com.vn, www.sbsc.com.vn (đã phản ứng với thực tế lỗ năm 2006, 2007)

Bảng 3.1 Chỉ số Z của công ty Bông Bạch Tuyết từ năm 2006-2008

Z X1 X2 X3 X4 X5 Z Nhóm

Năm 2006 -0,07 -0,1 0 2,43 0,57 1,9 2

Năm 2007 -0,18 -0,16 -0,04 3,2 0,6 2.07 2

Năm 2008 -0,31 -0,28 -0,07 0,5 -0,27 -0,41 3

Ghi chú: Nhóm 1 – chưa có nguy cơ phá sản, Nhóm 2 – có thể có nguy cơ phá sản, Nhóm 3 – nguy cơ phá sản cao.

Kết quả cho thấy chỉ số Z phản ánh khá sát tình trạng thực tế của công ty Bông Bạch Tuyết và cũng chứng minh phần nào tính hữu dụng của chỉ số Z.

nội bộ, cán bộ thẩm định cần ứng dụng thêm mô hình điểm số Z để kiểm định lại tính đúng đắn của kết quả xếp hạng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra tài chính của khách hàng cũng nhƣ đánh giá liên tục các báo cáo tài chính của khách hàng là việc làm cần thiết nhằm sớm nhận diện rủi ro tín dụng của doanh nghiệp vay vốn. Khi tính toán chỉ số Z, chúng ta nên sử dụng các báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán lần sau cùng thì độ chính xác sẽ cao hơn.

Mô hình điểm số Z có thể coi là một công cụ tham khảo thêm nhằm hỗ trợ đắc lực hơn nữa cho các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trƣớc khi cấp tín dụng. Tuy nhiên để ứng dụng tốt vào thực tế mô hình chỉ số Z cần đƣợc hiệu chỉnh và qua kiểm định cụ thể thì hiệu quả mới đƣợc chính thức công nhận và nâng cao.

3.2.1.4 Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng và phát triển hệ thống công cụ, chƣơng trình phần mềm phục vụ công tác quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề sau khi cho vay: Định kỳ hàng tháng, quý, năm… mỗi nhân viên tín dụng phải báo cáo về tình trạng của khách hàng vay, tình trạng tài sản đảm bảo, tình hình phát vay, thu nợ trong kỳ của từng khách hàng vay do mình phụ trách nhằm có phƣơng án giải quyết phù hợp, nhanh nhất có thể.

- Đẩy mạnh công tác phân tích dự báo thị trƣờng và hoạt động của ngành tài chính- ngân hàng trong tình hình kinh tế có nhiều biến động và tăng trƣởng chƣa thật sự bền vững để có biện pháp dự phòng rủi ro thích hợp. Hiện tại, VIB cũng nhƣ hầu hết các ngân hàng nội địa Việt Nam đều chƣa có đƣợc nguồn lực phân tích dự báo cần thiết cho chiến lƣợc tín dụng của ngân hàng (trong khi HSBC, Citibank đã có lực lƣợng này).

3.2.2 Những giải pháp tài trợ

3.2.2.1 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

- Ngân hàng cần xây dựng một chính sách rõ ràng về tài sản đảm bảo, các tiêu chuẩn của tài sản đảm bảo, cách định giá…yêu cầu đối với tài sản đảm bảo có

thể căn cứ dựa vào xếp hạng tín dụng và lịch sử giao dịch của khách hàng. Phải quy định tỷ lệ cấp tín dụng đối với từng loại tài sản tƣơng ứng với xếp loại khách hàng hiện tại.

- Ngân hàng cần thƣờng xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản. Đồng thời, cần thƣờng xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trƣờng và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá lại tài sản.

- Ngoài ra, trong thời hạn cho vay phải thực hiện kiểm tra định kỳ về tình trạng tài sản đảm bảo. Đối với bất động sản thì kiểm tra định kỳ 1 năm/lần, và thẩm định lại giá trị 2 năm/lần; Đối với xe thì kiểm tra 6 tháng/lần…Hợp đồng đảm bảo tài sản là căn cứ quan trọng để kiểm tra. Những nội dung kiểm tra nhƣ: kiểm tra giá trị các tài sản đảm bảo có sự suy giảm hay không; xem những yếu tố nhƣ phòng cháy, chống trộm cắp điều kiện bảo quản…Có đủ đảm bảo an toàn cho tài sản hay không. Đối với tài sản thế chấp, ngân hàng cần kiểm tra xem việc sử dụng tài sản có hợp lý đúng nhƣ cam kết không.

- Nhân viên tín dụng phải kiểm tra việc mua bảo hiểm tái tục đối với TSBĐ bắt buộc mua bảo hiểm

3.2.2.2 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ

Hƣớng về mục tiêu giảm thiểu rủi ro, hệ thống và phƣơng thức kiểm tra kiểm toán nội bộ - quản lý rủi ro cũng nên đƣợc nghiên cứu cải tiến để đảm bảo kiểm soát và cảnh báo đƣợc rủi ro cho quy mô và mạng lƣới hoạt động ngày càng mở rộng, cũng nhƣ nội dung và lĩnh vực hoạt động ngày càng phong phú của VIB để hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ thì công việc này cần phải tiến hành theo hƣớng tổ chức lại bộ máy và hoạt động của Ban kiểm soát và Ban kiểm tra nội bộ giữa Hội sở và chi nhánh qua việc đan xen giữa quản lý theo chiều ngang và quản lý theo chiều dọc. Đồng thời để công tác kiểm tra nội bộ tại chi nhánh đạt hiệu quả cao thì cần phải:

- Tăng cƣờng lực lƣợng nhân viên cho hệ thống kiểm tra nội bộ; - Chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá kiểm tra nội bộ;

- Đổi mới cách thức kiểm tra: Việc kiểm tra phải thực hiện triệt để, phải giải quyết đƣợc dứt điểm các lỗi sai sót đã phát hiện tại các chi nhánh, không khoan nhƣợng đối với các trƣờng hợp làm sai. Đơn vị kiểm tra phải đề xuất các biện pháp xử lý trách nhiệm ngay đối với các cán bộ sai phạm, đề nghị xử lý sai sót trong khoảng thời gian có hạn định, chứ không phải chỉ báo cáo mà không thẩm tra lại kết quả xử lý.

- Phải có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với nhân viên kiểm tra nội bộ.

3.2.2.3 Quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng đầy đủ

Xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu là chuyện không thể tránh khỏi dù quy trình, quy chế cho vay có chặt chẽ đến mức nào, dù nhân viên tín dụng và những ngƣời có trách nhiệm trong quyết định cho vay có làm việc mẫn cán đến đâu đi nữa. Do đó, thiết lập một cơ chế quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu là một đòi hỏi khách quan. Bộ phận Xử lý nợ của NH phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý về tiến độ xử lý các khoản nợ xấu, giải thích rõ nguyên nhân chƣa xử lý đƣợc và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu. Khối Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoạt động xử lý nợ theo kế hoạch và chƣơng trình kiểm toán đã định giống nhƣ đối với kiểm toán các hoạt động khác. Trong quá trình này, Kiểm toán nội bộ sẽ đánh giá hiệu quả và các biện pháp tích cực thu hồi nợ của bộ phận xử lý nợ, đảm bảo các khoản nợ xấu đƣợc xử lý theo đúng phân luồng đã quy định nhằm ngăn chặn/giảm thiểu rủi ro phát sinh và sớm thu hồi nợ. Ngoài ra việc thành lập công ty quản lý và khai thác tài sản là giải pháp mà NH nên thực hiện nhằm tăng hiệu quả và đẩy mạnh tốc độ xử lý nợ quá hạn, tăng hiệu quả khai thác tài sản và giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính của NH.

- Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng. Tránh tình trạng vì sợ kết quả kinh doanh giảm do tăng chi phí dự phòng mà không tuân thủ chặt chẽ trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, định kỳ hàng quý, báo cáo các khoản nợ quá hạn theo số ngày quá hạn, tình hình xử lý và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ này phải đƣợc gửi cho HĐQT và Ban Điều hành NH

để họp xem xét quyết định mức trích lập dự phòng và xử lý rủi ro TD - VIB cần xem xét áp dụng cơ chế xử lý nợ xấu từ nguồn dự phòng rủi ro theo các quy định của pháp luật đối với các khoản nợ xấu tồn đọng quá lâu.

3.2.2.4 Nâng cao chất lƣợng nhân sự

Yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con ngƣời lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lƣợng tín dụng, chất lƣợng dịch vụ, hình ảnh của Ngân hàng, quyết định đến hiệu quả tín dụng, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

- VIB cần thực hiện thƣờng xuyên công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về quản trị nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý các cấp, giúp ngân hàng sử dụng đúng ngƣời, đúng việc, hạn chế rủi ro trong kinh doanh góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.

- Các chính sách quản trị nhân lực cần hƣớng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt. Do đó VIB cần thƣờng xuyên tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, sàng lọc và bổ sung đội ngũ cán bộ nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 85)