6. Kết cấu của luận văn
1.2.2 Chức năng của công tác quản trị rủi ro tín dụng
Thứ nhất quản trị rủi ro TD tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh của NHTM. Tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến
động, thị trƣờng tài chính, tiền tệ và NH cũng diễn biến phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro TD. Vì vậy những nhà quản trị NHTM cần đƣợc trang bị những về quản trị rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham mƣu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai, quản trị rủi ro TD tổ chức các cơ cấu tổ chức và xác định công việc cụ thể cần làm: tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ, các cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm từng nhân viên cụ thể. Lựa chọn sử dụng những công cụ, kỹ thuật phòng chống rủi ro sử dụng, tổ chức biện pháp phối hợp các cá nhân và các công cụ, kỹ thuật nói trên, và khắc phục hậu quả rủi ro gây ra.
Thứ ba, lãnh đạo các nhân viên thực hiện các quy trình nghiệp vụ, áp dụng các công cụ, kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu qủa do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc.
Thứ tƣ là kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm tàng, các sai sót khi thực hiện giao dịch, các vụ lừa đảo, đánh giá hiệu quả của công tác phòng chống rủi ro. Trên cơ sở đó đề nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng.