6. Kết cấu của luận văn
3.2.2.4 Nâng cao chất lƣợng nhân sự
Yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con ngƣời lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lƣợng tín dụng, chất lƣợng dịch vụ, hình ảnh của Ngân hàng, quyết định đến hiệu quả tín dụng, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
- VIB cần thực hiện thƣờng xuyên công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về quản trị nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý các cấp, giúp ngân hàng sử dụng đúng ngƣời, đúng việc, hạn chế rủi ro trong kinh doanh góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.
- Các chính sách quản trị nhân lực cần hƣớng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt. Do đó VIB cần thƣờng xuyên tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, sàng lọc và bổ sung đội ngũ cán bộ nhân viên (CBNV) làm công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo đủ về số lƣợng, có chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Đồng thời ngoài việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định về tiêu chuẩn cán bộ khi tuyển dụng, bố trí và bổ nhiệm các cá nhân tham gia vào bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro, VIB cần có chính sách và giải pháp nhằm thƣờng xuyên đánh giá, sàng lọc và sử dụng hiệu quả đội ngũ CBNV nghiệp vụ, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trƣờng của mỗi ngƣời để phòng tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- VIB cũng cần tuyển dụng bổ sung những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và phòng ngừa rủi ro làm tham mƣu cho lãnh đạo ngân hàng trong ban hành và bổ sung, sửa đổi các cơ chế, quy chế, cập nhật các thông tin kinh tế liên quan đến rủi ro. Đồng thời sử dụng họ để giảng dạy nâng cao kiến thức về rủi ro và phòng ngừa rủi ro đối với đội ngũ CBNV nghiệp vụ. Hiệu quả hoạt động của họ sẽ
góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.
- Bên cạnh đó VIB cần xây dựng hệ thống chấm điểm kết quả công việc của cán bộ nhân viên nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng để làm căn cứ xác định mức lƣơng và lộ trình thăng tiến phù hợp. Với cán bộ tín dụng, lƣơng và thƣởng thƣờng đƣợc dựa vào số dƣ nợ, số lƣợng khách hàng, hiệu quả và chất lƣợng tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng có dƣ nợ cao nhƣng chất lƣợng tín dụng thấp thì lƣơng - thƣởng vẫn có thể rất thấp, và tất nhiên là không thể thăng tiến. Nhƣ vậy, việc xác định mức tổn thất ƣớc tính với từng danh mục cho vay của từng cán bộ tín dụng sẽ định lƣợng rõ chất lƣợng tín dụng của từng cán bộ. Điều này buộc cán bộ tín dụng phải luôn nỗ lực tránh rủi ro và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả kinh doanh nếu không sẽ nhận mức lƣơng - thƣởng rất thấp cho dù là cán bộ có thâm niên cao