Phân tích tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 58)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2Phân tích tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

VIB thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN. Việc phân loại nợ thực hiện ít nhất 1 quý/lần, riêng đối với các khoản nợ xấu, NH thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của KH trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lƣợng TD. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu theo Quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro trong từng thời kỳ, bao gồm cả việc thực hiện các biện pháp hữu hiệu để có thể thu nợ KH.

Dự phòng chung đƣợc tính bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ, các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể đƣợc phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Dự phòng cụ thể đƣợc tính bằng giá trị còn lại của khoản cho vay trừ giá trị của tài sản bảo đảm đã đƣợc chiết khấu theo các tỷ lệ đƣợc quy định trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN rồi nhân với các tỷ lệ tƣơng ứng với từng nhóm nợ nhƣ sau:

Bảng 2.3 Tỷ lệ dự phòng cụ thể cho từng nhóm khách hàng

Bảng 2.4: Dự phòng rủi ro các khoản cho vay tại VIB từ năm 2010-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dự phòng cụ thể 168 364 266

Dự phòng chung 305 323 244

Tổng 473 687 510

Nguồn: VIB (2010-2012). Báo cáo kiểm toán độc lập. KPMG, Hà Nội

Tổng số dƣ dự phòng rủi ro tín dụng của VIB tính đến 31/12/2011 trên cân đối kế toán là 687 tỷ đồng (bao gồm cả dự phòng chung 323 tỷ đồng và dự phòng cụ thể 364 tỷ đồng. Sử dụng dự phòng để xử lý các khoản nợ khó đòi cho vay khách hàng là 662,6 tỷ đồng. Trong khi năm 2010, dự phòng rủi ro tín dụng là 473 tỷ đồng (bao gồm cả dự phòng chung - 305 tỷ đồng, dự phòng cụ thể -168 tỷ đồng). Trích lập dự phòng năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 đặc biệt là dự phòng cụ thể. Nợ xấu tăng cao và gia tăng trích dự phòng, xử lý rủi ro là một trong những nguyên nhân chính ảnh hƣởng kết quả kinh doanh.

Trong năm 2010-2011, số dự phòng rủi ro tín dụng tại VIB đƣợc trích lập gia

tăng qua từng năm cho thấy chất lƣợng tín dụng tại VIB chƣa đạt hiệu quả tốt, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoại trừ, trong năm 2012, số dự phòng đƣợc trích lập giảm so với cùng kỳ do có sự sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu. Năm 2012, dự phòng chung giảm và chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với dự phòng cụ thể cho thấy tỷ trọng tổng nợ nhóm 1 đến nhóm 4 giảm nhiều so với tỷ trọng tổng nợ nhóm 2 đến nhóm 5.

Về cơ bản VIB ngày càng chú trọng hơn và nghiêm túc thực hiện chuyển nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. Tuy nhiên vẫn chƣa áp dụng triệt để trong công tác định giá lại tài sản đảm bảo, áp dụng thời gian thử thách chuyển nhóm nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 58)