6. Kết cấu của luận văn
1.4.1 Ngân hàng của Singapore
- Xây dựng "danh mục theo dõi": Để phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh, các NHTM Singapore xây dựng "Danh mục theo dõi" để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề bất ổn về tín dụng.
+ "Danh mục theo dõi" là danh sách theo dõi những khách hàng đang tồn tại những vấn đề rủi ro tín dụng tiềm ẩn cần quan tâm. Những khách hàng có tên trongMdanh sách theo dõi không phải là những khách hàng bị xếp vào loại nợ cần chú ý hoặc thấp hơn mà đều là những khách hàng đƣơc xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp dấu hiệu cảnh báo sớm có chiều hƣớng có ảnh hƣởng bất lợi đối với khách hàng vay, khi đó cần xem xét để có thể xếp loại khách hàng vào nhóm nợ cần chú ý hoặc thấp hơn.
+ Đối với các khoản nợ đƣợc phân loại vào nợ xấu, thì tối đa trong vòng 30 ngày làm việc, các cán bộ tín dụng phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt để theo dõi nhằm:
(i) Xem xét lại tất cả các loại giấy tờ và tài sản ký quỹ, khi cần thiết có thể sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ và tài sản đó;
(ii) Đánh giá khả năng của khách hàng và sẵn sàng thực hiện cơ cấu lại nợ trong
(iii) Trƣờng hợp cần thiết sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý thích hợp để thu hồi các khoản tín dụng;
(iv) Đƣa ra chiến lƣợc thu hồi khoản nợ cũng nhƣ phân loại nợ vào các nhóm nợ thích hợp;
(v) Tiến hành giám sát chặt chẽ và kiểm tra thƣờng xuyên hơn đối các khoản nợ này.
+ Đối với các khoản nợ xấu đƣợc trích lập dự phòng đầy đủ, MAS (cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore) cho phép các NHTM đƣợc xóa nợ xuống còn 1 Đôla Singapore, bất kể tình trạng có thể thu hồi đƣợc khoản nợ nhƣ thế nào. Điều này nhằm phục vụ cho các mục đích giám sát. Báo cáo danh mục các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng cụ thể của các NHTM bắt buộc phải đƣợc nộp tới Hội đồng quản trị của NHTM và MAS để quản lý.
Với việc quản lý nợ xấu nhƣ trên, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Singapore không cao và thông thƣờng nếu phát sinh một khoản nợ xấu ở ngân hàng thì gần nhƣ ngay lập tức khoản nợ đó sẽ đƣợc xử lý.
- Xác định trách nhiệm của những ngƣời ký kết các khoản tín dụng Singapore quy định những ngƣời ký kết các khoản tín dụng phải chịu trách nhiệm trƣớc tiên trong việc thực hiện phân loại tín dụng chính xác dựa trên những định giá về tình hình tổng thể (khả năng thanh toán từ các nguồn thu nhập thông thƣờng, ngƣời bảo lãnh, tài sản ký quỹ, dòng tiền, triển vọng phát triển . . .) và có thể thay đổi kết quả phân loại trong quá trình phê chuẩn thông thƣờng hay vào bất cứ thời điểm nào khác.
Các khoản nợ tín dụng đƣợc chia thành 5 nhóm nợ: Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), Nợ nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ), Nợ nhóm 5(nợ có khả năng mất vốn). Trong đó, nợ các nhóm 3, 4, 5 đƣợc gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay chỉ bao gồm dự phòng cụ thể.
+ Dự phòng cụ thể đƣợc xác định theo các tiêu chí:
hàng vay.
(ii) Nguồn tiền mặt của khách hàng vay.
(iii) Chất lƣợng và giá trị có thể bán chuyển đổi của tài sản đảm bảo cho khoản
vay tín dụng.
(iv) Sự tồn tại của quyền truy đòi hợp pháp có giá trị pháp lý và có thể thi hành đối với khách hàng vay.
+ Đồng thời với các tiêu chí trên, giá trị dự phòng không đƣợc nhỏ hơn giá trị tối thiểu theo quy định của Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS). Trong đó:
(i) Nợ dƣới tiêu chuẩn: 10% giá trị khoản vay. (ii) Nợ nghi ngờ: 50% giá trị khoản vay.
(iii) Nợ có khả năng mất vốn: 100% giá trị khoản vay.
1.4.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Dresdner Cộng hòa Liên bang Đức
NH Dresdner đã xây dựng đƣợc một chiến lƣợc quản trị rủi ro TD dựa trên các nguyên tắc tối ƣu hóa và hƣớng tới thu lợi nhuận cao nhất. Khi đánh giá rủi ro KH, NH Dresdner đã tập trung chú ý đến tổng khối lƣợng vốn mà NH có thể bị mất từ phía đối tác bị phá sản.
Việc quản trị rủi ro đƣợc NH dựa vào ba thành phần. Trƣớc hết, song song với việc cấp các khoản vay cá nhân, NH thƣờng xuyên quan tâm đến tổng dƣ nợ cho vay của cả hệ thống, cũng nhƣ ở từng chi nhánh. Thứ hai, NH thực hiện việc cơ cấu và xử lý các hoạt động TD phức tạp. Thứ ba, các nhân viên có trình độ đƣợc NH phân công theo dõi trên một quy mô tổng thể các khoản cho vay có chứa đựng rủi ro cao, cũng nhƣ các khoản vay phải gia hạn hoàn trả.
Khi cấp TD cho KH, NH đã sử dụng một hệ thống đánh giá cho điểm các KH đã đƣợc lƣợng hóa, trên cơ sở đó các rủi ro đƣợc phân loại phù hợp với các tiêu chí đánh giá cho điểm TD. Việc chấm điểm KH đƣợc củng cố thêm bằng việc chấm điểm theo ngành kinh tế, khi có một hiện tƣợng kinh tế bất lợi ở một ngành nào đó,
thì hệ thống sẽ tự động hạ điểm TD của tất cả các KH là các công ty hoạt động trong ngành kinh tế đó. Đối với các KH là ngƣời nƣớc ngoài, để phụ trợ cho hệ thống tính điểm TD nói trên, NH còn sử dụng việc cho điểm có tính đến đặc trƣng của mỗi nƣớc cụ thể. Việc đánh giá rủi ro theo nƣớc dựa trên cơ sở hệ thống đánh giá cho điểm theo nƣớc trong nhiều năm qua đã đem lại hiệu quả rất cao.
Ở NH Dresdner, ngƣời ta đã thành lập một Ủy ban quản lý tài sản có và tài sản nợ của NH. Ủy ban này bao gồm các thành viên HĐQT và các Giám đốc điều hành. Ủy ban có các cuộc họp thƣờng kỳ và các cuộc họp bất thƣờng khi cần phải thảo luận, bàn bạc về các rủi ro xảy ra và chuẩn bị soạn thảo các biện pháp giải quyết để trình ban lãnh đạo NH ra quyết định. Các giới hạn rủi ro và khả năng thanh toán đã đƣợc ghi trong các điều khoản của Luật NH. Các kiểm toán viên NH luôn luôn theo dõi việc tuân thủ các giới hạn này.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Tóm lại, Chƣơng 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng, các mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng và qua đó thấy đƣợc sự cần thiết trong việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. Qua chƣơng 2, tác giả nhằm nghiên cứu thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam thông qua tình hình tín dụng và nghiên cứu mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng đang triển khai tại ngân hàng
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ
VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB) đƣợc thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/09/1996 với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, với các cổ đông sáng lập: Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và các cá nhân là các doanh nhân thành đạt trong và ngoài nƣớc.
Kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ, trong 5 năm qua (từ năm 2008- 2012) VIB cũng đạt rất nhiều giải thƣởng uy tín: Top 3 doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam, 6 năm liền nhận danh hiệu thƣơng hiệu mạnh, ngân hàng phát hành tốt nhất Đông Á – Thái Bình Dƣơng của IFC – WB, Doanh nghiệp tốt nhất về tiết kiệm và ATM do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn, cờ thi đua của NHNN... Ngoài ra, VIB cũng tham gia rất nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển tài năng, tài trợ học sinh, sinh viên và các hoạt động xã hội khác...
Các sự kiện đáng nhớ:
Ngày 18-09-1996: Thành lập Ngân hàng VIB Ngày 25-01-2006: Thành lập Trung tâm thẻ VIB
22-09-2006 Hệ thống ATM chính thức đi vào hoạt động 28-11-2006 Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng
11-11-2007 Đƣợc hãng tin quốc tế Bloomberg lựa chọn là 1 trong 10 ngân hàng báo giá đại diện cho thị trƣờng tài chính Việt Nam
25-12-2007 Tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng
15-05-2008 Lần thứ 4 liên tiếp nhận giải thƣởng “Thƣơng hiệu mạnh Việt Nam”
29-01-2009 Tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng 05-03-2010 Nhận danh hiệu: “Doanh nghiệp có dịch vụ tốt nhất 2010”
Năm 2011 đánh dấu sự kiện quan trọng trong sự phát triển của VIB đó là Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần lên 20% tính đến cuối năm 2011.
Tháng 2-2012 Đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc xếp vào Ngân hàng nhóm 1 - Nhóm đƣợc tăng trƣởng tín dụng cao nhất
Với số lƣợng gần 4.000 cán bộ nhân viên (tăng trƣởng 52% từ 2008 – 2012), công tác quản trị con ngƣời và xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế luôn đƣợc HĐQT và Ban Điều hành VIB hết sức chú trọng.
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài liên tục rơi vào khủng hoảng, khó khăn, ngành ngân hàng cũng đã bộc lộ những vấn đề, nổi bật là vấn đề đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên, HĐQT và Ban Điều hành đã thống nhất trong việc thay đổi một trong năm giá trị cốt lõi của ngân hàng là Trung thực và cho ra đời bộ Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp, giúp nhân viên định hƣớng và thực hiện vận dụng bộ quy tắc này trong công việc hàng ngày, từng bƣớc xây dựng môi trƣờng làm việc lành mạnh và minh bạch.
ƣới hoạt động
VIB vẫn đang mở rộng mạng lƣới hoạt động của mình ra khắp Việt Nam. Từ 5 chi nhánh trên toàn quốc vào năm 2001, đến nay đã VIB có 154 chi nhánh tại khắp
27 tỉnh thành trên toàn quốc, tăng gần 50% so với năm 1998.
Hiện nay VIB vẫn đang tiếp tục mở rộng mạng lƣới chi nhánh và các kênh giao dịch khác nhƣ: ATM, POS, các kênh ngân hàng điện tử để đến gần hơn với khách hàng của mình. Sang năm 2014, VIB dự kiến mở thêm 20 chi nhánh và khoảng 60 ATM trên toàn quốc. Ngoài địa bàn hoạt động hiện nay, VIB cũng sẽ mở rộng hoạt động ra một số tỉnh thành trọng điểm khác nhƣ: Bắc Ninh, Nam Định, Long An, Ninh Bình.
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại VIB giai đoạn 2009-2012
Từ năm 2008 đến năm 2012, mặc dù có nhiều khó khăn về kinh tế và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, cùng với các biện pháp mạnh hạn chế các hoạt động đầu tƣ, kiểm soát trần lãi suất huy động và cho vay,... nhƣng về cơ bản NH đã hoàn thành các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính mà HĐQT và Đại hội cổ đông đã giao. Nhìn tổng thể, giai đoạn 5 năm vừa qua đánh dấu bƣớc chuyển biến mạnh mẽ của VIB trên nhiều chỉ số cơ bản:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VIB
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Vốn chủ sở hữu 2.500 2.945 4.000 8.160 8.372
Lợi nhuận trƣớc thuế 230 610 1.051 849 701
Tổng tài sản 35.000 56.635 93.827 96.950 65.023
Tổng dƣ nợ 19.775 27.353 41.731 43.497 33.887
Tổng vốn huy động 24.000 34.210 59.503 57.488 40.062
Nguồn: VIB (2008-2012). Báo cáo kiểm toán độc lập. KPMG, Hà Nội
Biểu đồ 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VIB
0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 vốn chủ sở hữu Tổng lợi nhuận trƣớc thuế Tổng tài sản Tổng dƣ nợ Tổng vốn huy động Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nguồn: VIB (2008-2012). Báo cáo kiểm toán độc lập. KPMG, Hà Nội
Tổng tài sản đạt 65.023 tỷ đồng tăng 87% so với năm 2008; Huy động vốn đạt 40.062 tỷ đồng tăng 64% so với năm 2008; Dƣ nợ đạt 33.887 tỷ đồng tăng 71%; Lợi nhuận trƣớc thuế tăng trƣởng 205% so với năm 2008; Với chính sách tăng trƣởng thận trọng và an toàn, nợ xấu luôn đảm bảo ở dƣới mức 3% theo quy định của NHNN. Giá trị các chỉ tiêu tài chính của VIB đều tăng trƣởng qua các năm từ 2008 – 2012. Điều này thể hiện VIB đã có những nỗ lực, chính sách phù hợp với từng thời kỳ kinh tế để điều hành hoạt động kinh doanh tƣơng đối ổn định.
Hoạt động huy động vốn
Năm 2009, lãi suất huy động vốn đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên do lãi suất thấp và thị trƣờng xuất hiện thêm nhiều kênh đầu tƣ hấp dẫn hơn nhƣ chứng khoán, bất động sản, vàng nên nguồn vốn huy động từ khối KHCN không cao. Thêm vào đó, cuộc chạy đua giữa các NH đƣa ra các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút KH khiến thị trƣờng cạnh tranh ngày càng sôi động hơn. Tuy đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức nhƣ vậy, nhƣng nguồn vốn huy động từ KH luôn giữ đƣợc ổn định và tăng đều, Tổng vốn huy động năm 2009 đạt 34.210 tỷ đồng tăng hơn 40% sơ với năm 2008.
Năm 2010, nguồn vốn huy động từ KH vẫn giữ đƣợc ổn định và tăng trƣởng mạnh, đạt 59.503 tỷ đồng tăng 74,115 so với huy động năm 2009, và vƣợt 16% so với kế hoạch đặt ra cho năm 2010.
Hoạt động huy động vốn năm 2011 gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh về huy động vốn ngày càng gay gắt, các hạn chế về trần huy động và khó khăn chung của nên kinh tế nên tình hình huy động của VIB trong năm 2011 không khả quan huy động đã sụt giảm một thời gian và chững lại ở thời điểm cuối năm. Tổng nguồn vốn huy động của VIB đến cuối năm 2011 là 57.488 tỷ đồng, giảm 2.075 tỷ đồng so với cuối năm 2010, tƣơng ứng giảm 3%.
Bƣớc sang năm 2012, tình hình huy động vốn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh về mức định hƣớng của NHNN, giảm từ 3-6%/năm so với năm 2011. Vì thế huy động vốn năm 2012 của VIB tiếp tục giảm so với năm 2011, chỉ đạt 40.062 tỷ đồng, giảm khoảng 30%.
Tuy nhiên, VIB kế hoạch chiến lƣợc chung toàn ngành NH, tập trung nâng cao chất lƣợng dịch vụ và giá trị gia tăng cũng nhƣ các tiện ích vƣợt trội, mang đến cho KH sự hài lòng và tin tƣởng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của Ngân hàng.
Hoạt động tín dụng
Những tháng đầu năm 2009, chính sách kích cầu ngăn chặn suy giảm kinh tế đã tạo điều kiện để TD tăng trƣởng mạnh trở lại. Tuy nhiên đến cuối năm 2009, các NH lại bắt đầu thắt chặt TD, thậm chí là ngừng giải ngân. Trong thời gian này, VIB cũng đã có chủ trƣơng đảm bảo tăng trƣởng TD phù hợp với nguồn vốn huy động và giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn nên đã rất kịp thời trong việc đảm bảo an toàn TD và thanh khoản cho hệ thống. Dƣ nợ đến cuối năm 2009 đạt 27.353 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2008.
Tính đến 31/12/2010, dƣ nợ TD đạt 41.731 tỷ đồng, tăng 52,57% so với cùng kỳ năm 2009.
Đến thời điểm 31/12/2011, tổng dƣ nợ cho vay đạt 43.497 tỷ đồng tăng 1.766 tỷ đồng so với cuối năm 2010, tƣơng ứng tăng 4. Lãi suất cho vay cao là bài toán khó với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN và việc hạ lãi suất cho vay cũng