1 Khái niệm nguồn lực thông tin và yêu cầu tăng cường nguồn lực

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn lực thông tin tại thư viện tỉnh bắc giang (Trang 26)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3. 1 Khái niệm nguồn lực thông tin và yêu cầu tăng cường nguồn lực

thông tin

Nguồn lực thông tin có nhiều nghĩa khác nhau, song ở dạng phổ quát, đƣợc xem là phần vốn thông tin tích cực, đƣợc tổ chức, đƣợc kiểm soát và có giá trị cho hoạt động thực tiễn của con ngƣời.

Với sự ra đời của “xã hội thông tin” và “nền kinh tế thông tin”, khái niệm nguồn lực thông tin đƣợc sử dụng với nhiều nội dung sâu sắc và trở thành một thực thể trung tâm trong tổ chức các cơ quan thông tin - thƣ viện.

Khi xem xét nguồn lực thông tin nói chung, ta có thể xem xét nguồn lực thông tin dƣới nhiều dạng thức. Nếu xem xét nguồn lực thông tin trong lĩnh vực hoạt động thƣ viện - thông tin thì có thể chia thành hai loại nguồn lực thông tin cơ bản là nguồn lực thông tin truyền thống (các vốn tài liệu in trên giấy, bản khắc…) và nguồn lực thông tin điện tử (vốn thông tin đƣợc số hóa và lƣu trữ trên các vật mang tin điện tử). Cũng có thể chia nguồn lực thông tin dƣới dạng thức vật thể là hữu hình (Tangible) và vô hình (Intangible). Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại nguồn lực thông tin thƣ viện.

Ở trong hoạt động thƣ viện, vốn tài liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động của các thƣ viện. Ngay từ khi các thƣ viện đƣợc thành lập vốn tài liệu đã đƣợc hết sức quan tâm và phát triển. Vốn tài liệu là cơ sở vật chất thông tin của một thƣ viện đóng góp một phần rất lớn trong việc xác lập năng lƣợng và thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc đến sử dụng thƣ viện. Ngoài ra vốn tài liệu của thƣ viện của các thƣ viện công cộng còn góp phần để đánh

giá và xếp hạng thƣ viện đó trong hệ thống của mình. Vốn tài liệu thƣ viện có thể tồn tại ở dƣới nhiều dạng thức khác nhau và phản ánh quá trình phát triển và biến đổi về mặt công nghệ.

Khi ngành thông tin học ra đời và phát triển thì vốn tài liệu của các thƣ viện đƣợc mở rộng hơn và khái niệm này đƣợc hiểu một cách rộng hơn đó là một bộ phận hợp thành của phần tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin khái niệm đƣợc mở rộng, ngoài vốn tài liệu thƣ viện đƣợc hiểu là sách, báo… theo nghĩa truyền thống thì nguồn lực thông tin bao hàm cả việc trật tự cấu trúc vốn tài liệu truyền thống của thƣ viện nói chung và mở rộng sang các loại tài liệu khác nhƣ tài liệu điện tử, dữ liệu số hóa. Nguồn lực thông tin là một yếu tố tổng quát quan trọng cấu thành lên thƣ viện hiện đại.

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn lực thông tin tại thư viện tỉnh bắc giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)