Khai thác các nguồn lực thông tin điện tử

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn lực thông tin tại thư viện tỉnh bắc giang (Trang 47)

8. Cấu trúc của đề tài

2.4.2 Khai thác các nguồn lực thông tin điện tử

Để khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu, thƣ viện tỉnh sử dụng phần mềm quản trị thƣ viện điện tử ILIB phiên bản 3.6 của CMC, đƣợc thiết lập các thông số để có thể khai thác dữ liệu trên mạng nội bộ (LAN). Phần mềm Ilib này giúp cho cán bộ cũng nhƣ bạn đọc tra cứu thông tin một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Khi làm việc với phần mềm tích hợp, bạn đọc có thể tìm kiếm theo nhiều cách tìm khác nhau phù hợp với nhu cầu tin của họ.

Tra cứu cơ bản (hình 2): Với phƣơng thức tra cứu này, bạn đọc chỉ cần gõ các thuật ngữ tìm kiếm nhƣ tên tài liệu, tác giả hoặc từ khóa... rồi nhấn vào phần tìm kiếm trên cửa sổ, để chắc chắn từ khóa tìm kiếm là chính xác, bạn đọc có thể sử dụng tích vào ô tìm tin chính xác, rồi nhấn nút “ tìm kiếm” Ilib sẽ thực hiện lệnh tìm.

Hình 2: Cửa sổ thực hiện tra cứu cơ bản

Ví dụ: Để tìm các tài liệu viết về Bắc Giang nói chung, bạn đọc chỉ cần gõ từ khóa “Bắc Giang” trong cửa sổ câu hỏi rồi nhấn “tìm kiếm”, Ilib sẽ thực hiện lệnh tìm. Trong ví dụ trên Ilib tìm đƣợc tổng số là 5326 biểu ghi có chứa từ khóa “Bắc Giang” (hình 3)

Tra cứu nâng cao: Là phƣơng thức tìm mà trong đó Ilib sẽ tìm chi tiết ở mức độ tìm kiếm cao hơn theo yêu cầu cụ thể của ngƣời tìm. Cụ thể là trong mục nhan đề bạn đọc sẽ lựa chọn trƣờng từ khóa hay trƣờng khác của biểu ghi. Ilib cho phép bạn đọc lựa chọn yêu cầu phù hợp, điền đầy đủ thông tin (có thể sử dụng hết 3 trƣờng và toán tử).

Hình 4: Cửa sổ tra cứu nâng cao

Ví dụ: thực hiện lệnh tìm Các tài liệu viết về kinh tế nông nghiệp của Bắc Giang thực hiện nhƣ sau: xác định các từ khóa cần sử dụng là: Kinh tế, nông nghiệp Bắc Giang. Sau đó nhập các từ khóa này vào cửa sổ tìm tin (hình 5)

Nhấn nút “tìm kiếm” trên cửa sổ hoặc nhấn “ENTER”, ILIB thực hiện lệnh tìm.

Hình 6: Cửa sổ thể hiện kết quả tra tìm nâng cao

Đối với phầm mềm tích hợp ILIB có rất nhiều cách tra tìm tài liệu khác nhau. Tuy nhiên với hai cách tra tìm trên thƣờng đƣợc sử dụng phổ thông hơn giúp cho bạn đọc dễ dàng tìm kiếm tài liệu theo yêu cầu của mình.

Đối với bạn đọc sử dụng thành thạo máy tính và đã làm quen với việc tìm tin trên máy tính có thể tự tìm tài liệu theo yêu cầu của mình, còn những bạn đọc mới sử dụng máy tính có thể nhờ tƣ vấn của thủ thƣ hoặc thực hiện tìm kiếm theo hƣớng dẫn.

Trong quá trình tìm kiếm, bạn đọc có thể tham khảo từ điển hoặc các thuật ngữ (từ khóa) đã đƣợc xử lý để có thể sử dụng những từ khóa đó trong việc tìm kiếm tài liệu.

Khi hoàn tất việc tìm kiếm tài liệu bạn đọc sẽ nhận đƣợc một danh sách kết quả tìm kiếm, bạn đọc có thể kiểm tra từng biểu ghi xem có phù hợp với yêu cầu của mình hay không, đối với biểu ghi dƣới dạng full-text sẽ có điểm

liên kết đến phần chính văn, khi nhấn đúp vào liên kết bạn đọc sẽ đƣợc đọc bản chính văn của tài liệu. Đối với các dữ liệu địa chí, bạn đọc còn có thể tham khảo các hình ảnh tƣ liệu kèm theo của tài liệu đó.

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn lực thông tin tại thư viện tỉnh bắc giang (Trang 47)