Khai thác các nguồn lực thông tin truyền thống

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn lực thông tin tại thư viện tỉnh bắc giang (Trang 42)

8. Cấu trúc của đề tài

2.4.1 Khai thác các nguồn lực thông tin truyền thống

Với đặc thù của các loại nguồn lực thông tin khác nhau nên khả năng và mức độ khai thác cũng khác nhau.

NLTT truyền thống: Hình thức khai thác các nguồn lực thông tin truyền thống đƣợc ƣa chuộng và phát huy hiệu quả, ngay cả khi có sự mở rộng NLTT khác thì việc khai thác NLTT truyền thống vẫn ở mức độ khá cao.

Các hình thức phục vụ nguồn lực thông tin truyền thống là:

Phục vụ đọc tại chỗ (các kho đọc tổng hợp, kho thiếu nhi, kho tra cứu, kho báo, tạp chí) trong đó có hai phòng tiến hành phục vụ tự chọn là phòng đọc báo, tạp chí và phòng đọc thiếu nhi, đây là loại hình phục vụ truyền thống gắn liền với quá trình phát triển của thƣ viện. Trong tƣơng lai, loại hình phục vụ này vẫn cần đƣợc nghiên cứu sâu hơn để duy trì và phát triển.

Phục vụ mƣợn đọc ngoài thƣ viện (phòng mƣợn, phòng tra cứu) với điều kiện là bạn đọc phải cƣợc một số tiền tƣơng đƣơng giá trị cuốn sách.

Tuy nhiên trong quá trình thực tế phục vụ bạn đọc và quá trình nghiên cứu nhu cầu của bạn đọc, Thƣ viện tỉnh Bắc Giang nhận thấy vẫn còn một số hạn chế sau:

Với vốn tài liệu khoảng 121.061 bản sách, đa số là các tài liệu cũ và sự trùng lập còn khá lớn dẫn đến nội dung tài liệu chƣa thực sự phong phú để

phục vụ nhu cầu của bạn đọc, các tài liệu chuyên ngành thực sự chƣa chuyên sâu phục vụ nhóm bạn đọc cần những kiến thức chuyên ngành chi tiết.

Đối với các kho phục vụ tự chọn: Xảy ra hiện tƣợng mất một số tài liệu trong quá trình phục vụ bạn đọc, trong khi các công cụ kiểm soát hiện đại cho kho tài liệu chƣa đƣợc trang bị và ý thức bạn đọc chƣa cao. Để tiến đến việc kiểm soát tài liệu một cách chặt chẽ thƣ viện tỉnh cần trang bị hệ thống kiểm soát từ tính, camera kiểm soát…và phải dần đân nâng cao ý thức của bạn đọc.

Để khắc phục phần nào những hạn chế nhƣ trên, Thƣ viện tỉnh Bắc Giang quyết định đầu tƣ tăng cƣờng nguồn lực thông tin số hóa. Đây là một xu hƣớng tất yêu của hệ thống thƣ viện công cộng và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn tài liệu thƣ viện cũng nhƣ làm thay đổi thói quen sử dụng tài liệu của bạn đọc, hƣớng bạn đọc tới những loại hình nghiên cứu, học tập và giải trí, hiệu quả và trực quan hơn.

Nguồn lực thông tin truyền thống vẫn là yếu tố quan trọng nhất đáp ứng các nhu cầu tin của bạn đọc. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra nhu cầu tin của bạn đọc thì có tới 65% bạn đọc cho rằng thích sử dụng các tài liệu là sách và dạng sách truyền thống, 15% bạn đọc thích sử dụng báo và tạp chí truyền thông, 10% bạn đọc thích sử dụng tài liệu điện tử và 10% bạn đọc thích sử dụng các loại tài liệu khác là bản đồ, tranh , ảnh… Đối với các thƣ viện truyền thống, đặc biệt là trƣớc khi các thƣ viện công cộng chƣa tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mình thì bạn đọc chỉ đƣợc sử dụng các tài liệu truyền thống là chính, trong đó tập trung chủ yếu là nghiên cứu và đọc các loại sách. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đƣợc triển khai nhƣng giai đoạn hiện nay có thể đƣợc coi là thời kì các thƣ viện công cộng bắt đầu hoàn thiện quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mình. Nếu đánh giá chất lƣợng và khả năng linh hoạt thì các tài liệu dạng số hóa có những tính linh hoạt hơn so với các tài liệu truyền thống, tuy nhiên do thói quen sử dụng tài liệu và quá trình ứng dụng công nghệ thông tin chƣa thực sự

mang lại nhiều hiệu quả nên bạn đọc vẫn thích sử dụng các tài liệu truyền thống.

Bảng 5. Tỷ lệ bạn đọc thích sử dụng các loại tài liệu hiện có của thƣ viện

STT Loại tài liệu Số lƣợng Tỷ lệ

1 Sách truyền thống 130/200 65%

2 Báo, tạp chí truyền thống 30/200 15%

3 Tài liệu điện tử 20/200 10%

4 Tài liệu khác(bản đố, tranh ,ảnh…) 20/200 10%

Vốn tài liệu thƣ viện tỉnh nằm chủ yếu ở kho đọc tổng hợp vì đây là số tài liệu còn lại của thƣ viện sau khi tiến hành chia tách thƣ viện Hà Bắc thành hai thƣ viện là thƣ viện tỉnh Bắc Giang và thƣ viện tỉnh Bắc Ninh, vốn tài liệu hiện nay có trong kho đọc chiếm 47,8% tổng số 121.061 tài liệu hiện có của thƣ viện tỉnh. Hầu hết tài liệu trong các kho đều là tài liệu mới đƣợc bổ sung nên chiếm tỉ lệ không cao trong vốn tài liệu của thƣ viện tỉnh. Lƣợng tài liệu có trong kho mƣợn là 40938 tài liệu chiếm 33,8%, kho thiếu nhi có 16437 tài liệu chiếm 13,5%, kho địa chí có 1151 tài liệu chiếm 1%, kho đa phƣơng tiện có 3484 tài liệu chiếm 2,9%, kho báo tạp chí có 1200 bản chiếm 1%, số liệu đƣợc thể hiện trên bảng.

Bảng 6. Cơ cấu tài liệu chia theo kho.

STT Tên kho Số lƣợng Tỷ lệ

1 Kho đọc tổng hợp 57851 47,8%

2 Kho mƣợn 40938 33,8%

3 Kho thiếu nhi 16437 13,5%

4 Kho địa chí 1151 1%

5 Kho đa phƣơng tiện 3484 2,9%

6 Kho báo tạp chí 1200 1%

Cụ thể hiện trạng tổ chức vốn tài liệu và hoạt động phục vụ tại các kho nhƣ sau:

Kho đọc tổng hợp: Nhƣ đã nói ở trên, đây là kho có số lƣợng tài liệu lớn nhất và có số bạn đọc và lƣợt sách luân chuyển cao nhất trong các kho phục vụ của thƣ viện tỉnh Bắc Giang. Tổng số tài liệu hiện có của kho là 57.851 bản sách để phục vụ bạn đọc, hàng ngày phòng đọc tổng hợp của thƣ viện tỉnh phục vụ khoảng 100 lƣợt bạn đọc và tổng số lƣợt luân chuyển sách là khoảng 350 lƣợt. Về dặc điểm kho tài liệu của phòng đọc tổng hợp: Về cơ cấu tài liệu chƣa thực sự hợp lý, kết quả thống kê chi tiết cho thấy tỷ lệ tài liệu về chính trị xã hội và văn học của kho này khá cao chiếm 50% tài liệu về các ngành tự nhiên khoa học kỹ thuật chiếm 25%, còn lại là các loại tài liệu khác chiếm 25%. Với mục tiêu bổ sung vốn tài liệu thƣ viện hiện nay là không ƣu tiên bổ sung theo kho mà cần phải bố sung sao cho hợp lý về cơ cấu tài liệu trong tất cả các kho đồng đều nhau để có thể phục vụ mọi đối tƣợng bạn đọc đến thƣ viện. Dựa vào kết quả yêu cầu tin của bạn đọc cho thấy nhu cầu tài liệu của mỗi đối tƣợng bạn đọc có sự thay đổi theo thời gian trong năm, cụ thể là với đối tƣợng bạn đọc là học sinh các cấp học phổ thông thì nhu cầu tin thay đổi theo mỗi giai đoạn của năm học. Nếu trong dịp hè thì đối tƣợng học sinh thƣờng đọc các tài liệu giải trí và khoa học thƣờng thức hoặc văn học. Khi bƣớc vào năm học mới thì các em lại quan tâm nhiều hơn đến các tài liệu bổ trợ kiến thức của chƣơng trình học trong nhà trƣờng.

Đặc điểm của phòng mượn thư viện tỉnh: Vốn tài liệu hiện có của kho mƣợn hiện có của kho mƣợn là khoảng 40938 tài liệu. Tài liệu về chính trị xã hội, văn học nƣớc ngoài và văn học trong nƣớc chiếm tỷ lệ 51,2%và tài liệu về các môn ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật là 47,2%, còn lại là các tài liệu khác. Phòng mƣợn của thƣ viện tỉnh mở của phục vụ bạn đọc với thời lƣợng cao nhất trong số các phòng phục vụ vì đối tƣợng đến mƣợn tài liệu chủ yếu là cán bộ, công nhân và nhân dân.

Đặc điểm của kho đọc thiếu nhi tự chọn: Bạn đọc thiếu nhi là một dạng ngƣời dùng tin đặc biệt, có diễn biến tâm lý lứa tuổi và dễ bị kích động dẫn

đến các phản ứng dây truyền. Đối với bạn đọc này thƣ viện đã có sự chuẩn bị về tài liệu mang tính giáo dục và định hƣớng. Kho đọc thiếu nhi tự chọn có tổng số tài liệu là khoảng 16437 tài liệu. Cũng nhƣ kho mƣợn, kho sách thiếu nhi đƣợc hình thành từ năm 1997, cơ cấu tài liệu nhƣ sau: Truyện thiếu nhi các thể loại là 38,1% văn học thiếu nhi các loại là 29,4%, và sách học nâng cao và bổ trợ kiến thức bậc tiểu học và trung học cơ sở và nghệ thuật là 32,5%. Kết quả phân tích sổ theo dõi mƣợn trả cho thấy có 71,3% bạn đọc thƣờng xuyên đọc các tài liệu truyện thiếu nhi và truyện tranh. Tỷ lệ này cao hơn vào thời kỳ nghỉ hè của các em, kết quả quan sát một ngày vào thời điểm giữa tháng 6 năm 2010 cho kết quả: có 78 lƣợt bạn đọc thiếu nhi đến đọc tài liệu thì có 64(82%) em đọc tài liệu là truyện thiếu nhi và truyện tranh, còn lại là 14(18%) em khác đọc tài liệu về hội họa, văn học và khoa học tự nhiên. Kết quả phỏng vấn 10/64 em đọc truyện thiếu nhi và truyện tranh với câu hỏi

“Tại sao các em không đọc tài liệu có nội dung khác”, 06/10 ý kiến trả lời là đọc loại truyện ấy dễ đọc và hấp dẫn hơn, 02 ý kiến trả lời là không tìm thấy cuốn sách cần đọc và 02 ý kiến trả lời thấy bạn khác đọc thì em cũng đọc. Nhƣ vậy cho thấy, đặc điểm tâm lý lứa tuổi ảnh hƣởng rất lớn đến nhu cầu tin và dạng thức phục vụ tự chọn giải quyết đƣợc vấn đề tự do lựa chọn tài liệu theo sở thích và nhu cầu. Mặt khác với tỷ lệ 02/10 em cho rằng vì không tìm thấy tài liệu cần đọc nên em đọc truyên thiếu nhi và truyên tranh là một vấn đề có liên quan đến vốn tài liệu của kho. Kho thiếu nhi với phƣơng thức phục vụ tự chọn, tài liệu đƣợc sắp xếp theo môn loại nhƣng không chỉ chỗ bằng ký hiệu phân loại mà sử dụng chủ đề tự nhiên để chỉ chỗ, trong môn loại các tài liệu đƣợc đăng ký theo số dăng ký cá biệt.

Kho địa chí: xây dựng và phát triển vốn tài liệu địa chí ở thƣ viện các tỉnh, thành phố đƣợc quan tâm chú trọng hơn cả. Đây là nguồn tƣ liệu phong phú giúp ngƣời dùng tin có thể nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác về địa phƣơng trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc điểm vốn tài liệu kho địa chí của thƣ viện tỉnh Bắc Giang nhƣ sau:

Kho địa chí có khoảng 1151 tài liệu, trong đó các tài liệu xuất bản bằng tiếng Pháp thời kỳ 1895 đến 1945 là 125 tên tài liệu. Những tài liệu này là của ngƣời Pháp viết về Đông Dƣơng và khu vực Kinh Bắc (Tonkin), các nhân vật trong cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám làm thủ lĩnh. Một số tài liệu còn đề cập đến công tác nghiên cứu địa lý, các niên giám và những hoạt động của quân đội Pháp từ Long Biên đến Lạng Sơn. Có khoảng 250 luận án tiến sĩ của nhiều học giả và nhân vật có ảnh hƣởng đến lịch sử tỉnh Bắc Giang, trong đó có một số luận án Tiến sĩ của các vị lãnh đạo ở tỉnh hiện nay. Ngoài ra kho địa chí còn lƣu giữ nhiều tài liệu viết về lịch sử Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ các huyện, thị xã và nhiều xã trong tỉnh, những nhân vật lịch sử, hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội các khóa, xuất bản phẩm địa phƣơng... Đây là những tài liệu có giá trị cần đƣợc bảo quản và khai thác một cách hợp lý. Trong dự án số hóa tài liệu thƣ viện thì các tài liệu địa chí đƣợc ƣu tiên thức hiện trƣớc.

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn lực thông tin tại thư viện tỉnh bắc giang (Trang 42)