Tập trung chú ý của học sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 74)

Bảng 3.18. Độ tập trung chú ý của học sinh theo tuổi và giới tính Tuổi Độ tập trung chú ý (điểm) X 1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 16 65 40,51 ± 6,91 - 65 43,58 ± 6,15 - - 3,07 < 0,05 17 65 42,35 ± 6,49 1,84 65 46,72 ± 6,36 3,14 - 4,37 < 0,05 18 65 47,28 ± 7,24 4,93 65 47,48 ± 7,15 0,76 - 0,20 > 0,05

Tăng trung bình/năm 3,39 1,95

Hình 3.10. Độ tập trung chú ý của học sinh theo tuổi và giới tính

Các số liệu trong bảng 3.15 cho thấy, độ tập trung chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi. Độ tập trung chú ý của học sinh cao nhất lúc 18 tuổi bằng 47,28 điểm đối với nam và 47,48 điểm đối với nữ. Thấp nhất là ở độ tuổi 16, bằng 40,51 điểm đối với nam và 43,58 điểm đối với nữ. Độ tập trung chú ý của học sinh nam mỗi năm tăng trung bình 3,39 điểm, của học sinh nữ tăng trung bình 1,95 điểm.

Khi so sánh độ tập trung chú ý của học sinh nam và học sinh nữ, chúng tôi thấy học sinh nữ có độ tập trung chú ý cao hơn so với học sinh nam. Mức độ khác nhau lớn nhất về độ tập trung chú ý giữa học sinh nữ và học sinh nam là

4,37 điểm lúc 17 tuổi (p < 0,05),tiếp đến 3,07 điểm khác nhau về độ tập trung chú ý giữa học sinh nữ và học sinh nam ở tuổi 16 ( p < 0,05) . Còn ở tuổi 18 mức chênh lệch không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w