Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước Công nghiệp theo hướng hiện đại. Điều đó đòi hỏi một lực lượng trí thức trẻ có chuyên môn và năng lực làm việc cao. Qua đó học sinh, sinh viên không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi vốn kiến thức để có thể chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp và hướng đi phù hợp cho bản thân góp phần xây dựng đất nước lớn mạnh. Với học sinh và sinh viên thì điểm trung bình học tập sau mỗi kỳ là yếu tố rất quan trọng. Kết quả của mỗi kỳ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: các yếu tố thuộc về gia đình, các yếu tố thuộc về nhà trường, các yếu tố thuộc về cá nhân.
Tác giả Gentinet Haile và Nguyễn Ngọc Anh (2008) trong đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ở Hoa kỳ : Phân tích hồi quy điểm phân vị cho điểm kiểm tra”; tác giả Darling- Hammond (2000) trong cuốn “ Chất lượng giáo viên và thành quả học tập của học sinh” [110].
Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Tâm (2010) “ Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chính qui đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh” [86], luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thùy Trang (2010) “ Khảo sát mối quan hệ giữa thói quên học tập và quan niệm học tập với kết quả học tập của sinh viên đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh” [98] kết quả của các nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố thuộc về cá nhân và kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Mặt
khác còn chỉ ra sự khác biệt về các yếu tố thuộc về cá nhân như: động cơ học tập, cạnh tranh học tập, kiên định học tập, ấn tượng trường học, phương pháp học tập, giữa học sinh-sinh viên thành phố với học sinh- sinh viên ở các tỉnh lẻ khác, sự khác biệt về kết quả học tập của từng giới [86], [98].
Bên cạnh các nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa các yếu tố với kết quả học tập của học sinh, sinh viên thì còn nhiều công trình nghiên cứu khác về hoạt động học tập của học sinh, sinh viên trong mối tương tác với các yếu tố cá nhân và môi trường xung quanh để nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong nghiên cứu “ Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tập tích cực” tác giả Nguyễn Quý Thanh (2009), “ Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tích cực “ [87]; nguyễn Công Khanh (2009) với “ Nghiên cứu phong cách học của sinh viên trường ĐHKHXH-NV & Trường ĐHKHTN” [44]; Trần Lan Anh (2010) trong luận văn thạc sĩ “ Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại học “ [3]; Chu Phương Hiền (2008) “ Nghiên cứu không khí tâm lý lớp học của tập thể sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chinh Viễn thông” [29] đã chỉ rõ tính tích cực học tập của sinh viên vừa là yếu tố phản ánh vai trò chủ thể của sinh viên trong hoạt động nhận thức lại vừa là điều kiện góp phần tạo ra kết quả học tập thực sự của người học, đáp ứng mục tiêu chất lượng trong giáo dục. Mặt khác, tính tích cực học tập của học sinh, sinh viên là một trong những phẩm chất tâm lý có cấu trúc đặc thù nhưng có thể bị thay đổi theo những chiều hướng khác nhauthoong qua tác động của các yếu tố có lien quan đến môi trường hoạt động học tập của học sinh, sinh viên. Vì vậy, việc tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học sinh, sinh viên trên cơ sở vận dụng các giải pháp quản lý môi trường giáo dục ( triết lý đào tạo, cơ chế quản lý đào tạo , phương thức đào tạo, môi trường học thuật, môi trường giáo dục trong gia đình, môi trường văn hóa xã hội, viễn cảnh nghề nghiệp của học sinh, sinh viên ) và quản lý hoạt động đào tạo [3], [29], [87].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU