NGHIÊN CỨU KIỂU HÌNH THẦN KINH CỦA HỌC SINH

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 30)

Cuộc sống và thực nghiệm đã cho thấy, các cá thể cùng loài đều có những đặc điểm riêng đặc trưng cho nó. Hoạt động thần kinh cấp cao của mỗi loài động vật đều có những đặc điểm chung. Ngoài đặc điểm chung ra còn tồn tại những đặc điểm riêng cho từng cá thể. Dựa vào những đặc điểm hoạt động của vỏ bán cầu đại não, người ta phân hoạt động thần kinh cấp cao ra thành nhiều loại hình khác nhau.

Theo I.P.Pavlov, hoạt động chức năng của vỏ não trước tiên được xác định dựa vào cường độ của quá trình hưng phấn và ức chế. Các quá trình hưng phấn và ức chế thể hiện theo quy luật về mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản ứng. Cường độ phản ứng chỉ tỉ lệ thuận với cường độ kích thích trong một giới hạn nhất định. Khi cường độ kích thích vượt quá giới hạn nào đó thì quá trình hưng phấn sẽ chuyển thành ức chế. Điều này chứng tỏ, khả năng làm việc của các tế bào thần kinh thuộc vỏ não chỉ có giới hạn. Dựa vào giới hạn hoạt động của hệ thần kinh ở từng cá thể, người ta phân các kiểu thần kinh ra làm hai loại: Loại mạnh, có giới hạn về mặt khả năng lao động cao. Loại yếu có giới hạn về mặt khả năng lao động thấp. Ngoài cường độ của quá trình hưng phấn và ức chế muốn phân loại kiểu hình thần kinh còn phải dựa vào các tiêu chuẩn nào nữa?

Tiêu chuẩn thứ hai: Tính cân bằng thể hiện mối tương quan giữa các quá trình hưng phấn và ức chế.

Tiêu chuẩn thứ ba: Tính linh hoạt của tế bào thần kinh. Nhiều thí nghiệm cho thấy ở con vật có hệ thần kinh linh hoạt các quá trình thần kinh thay thế nhau rất dễ dàng. Ngược lại, đối với hệ thần kinh không linh hoạt thì điều này xảy ra chậm chạp và khó khăn.

Dựa vào ba đặc điểm ở trên, hoạt động thần kinh được phân ra làm nhiều loại hình khác nhau. Riêng đối với con người, ngoài các tiêu chuẩn trên ra, người ta còn dựa vào các hệ thống tín hiệu để phân loại hình thần kinh.

Người đầu tiên đề xuất ra cách phân loại hình thần kinh ở người là Hypocrat vào thế kỷ thứ tư trước công nguyên. Ông phân biệt 4 loại tính khí khác nhau. Nhiều năm sau, Pavlôv đã đưa ra cách phân loại kiểu thần kinh gần như trùng với bảng phân loại tính khí của người do Hypocrat đề xuất. Pavlôv nhấn mạn ý nghĩa của mối tương quan giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai, ông phân chia các loại hình hoạt động thần kinh cấp cao ở người thành hai nhóm : nhóm bác học ( tư tưởng) và nhóm nghệ sĩ (nghệ thuật) [49], [56].

Dựa vào kết quả nghiên cứu nhiều năm, Krasnôgôrski đã đề xuất cách phân loại hoạt động thần kinh dựa vào ba đặc tính cơ bản :Lực, tính cân bằng và tính linh hoạt. Dựa vào các đặc điểm trên ông đã phân hoạt động thần kinh ở trẻ em ra làm 4 loại. Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, hưng phấn tối ưu, nhanh ( phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh, bền vững) , Loại hình mạnh,không cân bằng, hưng phấn tăng, kém kiềm chế (quá trình hưng phấn mạnh, ức chế yếu vì vậy hành vi trở nên thiếu kiềm chế). Loại hình mạnh, cân bằng, chậm (các dường liên hệ thần kinh tạm thời hình thành rất chậm, là những đứa trẻ tích cực và kiên trì khi thực hiện một công việc nào đó). Loại hình yếu với các quá trình hưng phấn giảm ( quá trình hình thành phản xạ có điều kiện rất khó khăn, thường không bền vững. Chính vì vậy trẻ khó thích nghi với những sự thay đổi trong cuộc sống và học tập) [49].

Nhà tâm lý học Hans Eysenck đã sử dụng test nhân cách Eysenck để xác định kiểu hình thần kinh ở trẻ em.

Học thuyết của Eysenck chủ yếu dựa vào phạm trù sinh lý và hệ cấu trúc gien. Mặc dù ông tin rằng mình theo trường phái hành vi và tin rằng cách

con người ứng xử có được do học được từ kinh nghiệm. Ông đánh giá những khám phá của phái hành vi học. Tuy nhiên ông vẫn tin rằng hành xử của con người, đặc biệt là nhân cách có nguồn gốc từ di truyền. Vì thế ông là người được coi là có hứng thú đặc biệt với cá tính con người.

Eysenck còn là một nhà tâm lý nghiên cứu. Ông là người sử dụng phương pháp thống kê mà ông gọi là quá trình phân tích các tác nhân trong học thuyết của mình. Đây là cách thực nghiệm để ông rút ra những chiều kích dữ kiện từ những cá nhân khi họ tự đánh giá mình qua một danh sách những tính từ mô tả trạng thái. Ở đây ta thấy có sự liên hệ gần giống với Erich Fromm trong bảng trắc nghiệm dựa trên mô hình những tính từ.

Những tính từ chẳng hạn như:

– Cột 1 [Mắc cỡ – hướng nội – ngại ngùng – e dè] – Cột 2 [Tự tin – hướng ngoại – bạo dạn – sôi nổi]

Những tính từ này sẽ cung cấp những dữ kiện để ông có thể phân tích. Hẳn nhiên tuýp người trầm lắng sẽ cho điểm cột 1 cao hơn và cho điểm rất thấp ở cột 2. Tương tự, một người hiếu động sẽ cho điểm cao ở cột 2 và điểm thấp ở cột 1.

Phân tích tác nhân: tách ra những chiều kích trạng thái diễn tả nhân cách theo từng cặp đối nghịch như [Mắc cỡ–tự tin], [hướng nội–hướng ngoại], [ngại ngùng–bạo dạn], [e dè - sôi nổi] để xác định một nhân cách cụ thể.

Những nghiên cứu sơ khởi của Eysenck tìm thấy 2 chiều kích cá tính là: Cá tính dễ bị tâm thần và hướng nội–hướng ngoại.

Cá tính dễ bị tâm thần

Đây là tên gọi mà Eysenck đã dành cho người có xu hướng tâm trạng khác nhau từ bình thường, tương đối ổn định, cho đến những người thường hay sợ hãi. Ông phát hiện ra rằng những người sợ hãi thường có những triệu chứng rối loạn thần kinh như hoảng hốt. Theo tên gọi, nhiều người dễ nhầm

lẫn rằng nếu có nhiều đặc điểm ở cột này, người đó sẽ là người có vấn đề rối loạn tâm thần. Tuy nhiên Eysenck khuyến cáo rằng những người có điểm cao ở khu vực này vẫn là người bình thường, có điều họ có cơ hội cao hơn nhiễm phải những rối loạn tâm thần.

Eysenck nhận thấy có nhiều người trong các cuộc nghiên cứu của ông rơi vào một nhóm dễ mắc bệnh tâm thần từ bình thường đến có triệu chứng, vì thế ông cho rằng đây nhất định phải thuộc phạm trù cá tính. Hơn nữa ông tin rằng nguồn gốc của các triệu chứng đến từ di truyền và sinh lý. Vì thế ông quyết định đi vào lĩnh vực sinh lý để tìm ra những giải thích về cá tính con người.

Bộ phận đầu tiên của cơ thể con người ông nhắm đến là hệ thần kinh giao cảm đây là một bộ phận thuộc hệ thần kinh tự động, có chức năng tách biệt với hệ thần kinh trung ương. Đây cũng là bộ phận kiểm soát phần lớn những phản ứng cảm xúc trong những trường hợp khẩn cấp. Ví dụ khi gặp rắn, cảm xúc hồi hộp lo sợ bấn lên chính là do hệ thần kinh giao cảm làm việc.

Khi hệ thần kinh giao cảm nhận được tín hiệu từ não, hệ thần kinh này liền chỉ đạo bộ phận gan tiết ra thêm insulin nhanh chóng giải phóng lượng đường glucose để cơ thể có thêm năng lượng. Hệ tiêu hóa tạm thời giảm hoạt động, mở căng đồng tử nơi mắt để quan sát, nổi da gà để tiết kiệm năng lượng (cụ thể là nhiệt năng), và tuyến thượng thận được thúc đẩy sản xuất nhiều adrenalin hơn (với hoạt chất chính là epinephrine). Sau đó adrenalin tác động lên các bộ phận khác của cơ thể như khiến cho tim đập nhanh hơn, cung cấp thêm năng lượng cho bắp thịt để chuẩn bị đối phó với tình huống căng thẳng. Có thể nói nhiệm vụ của hệ thần kinh giao cảm là giúp cơ thể có những điều kiện cần thiết để có phương hướng xử lý một tình huống nguy hiểm qua cách chọn lựa ở lại đối đầu với nguy hiểm hay chạy trốn. Nếu ở lại đối phó với tác nhân nguy hiểm thì cơ thể cần phải có năng lượng và trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Nếu chạy thì cơ thể cũng cần phải có đủ năng lượng để chạy thoát thật nhanh.

Eysenck đã đặt giả thiết cho rằng một số cá nhân có hệ thần kinh giao cảm nhạy cảm hơn những người khác. Nhiều người khi gặp chuyện nhỏ nhưng có thể bốc lên trong tích tắc. Nhiều người có thể rất bình tĩnh trong những trường hợp rất nguy hiểm vì cơ thể của họ có một hệ thần kinh giao cảm tương đối chậm. Một số ở trạng thái giữa nên họ có thể không quá nóng nảy (hoặc nhút nhát) hoặc cũng không đến nỗi quá can đảm (hoặc liều lĩnh). Theo ông, những cá nhân có hệ thần kinh giao cảm quá nhạy bén được gọi là giao cảm quá nhạy là những cá nhân dễ bị cuốn vào những vấn đề rối loạn tâm thần nhiều nhất.

Có lẽ ví dụ điển hình nhất của triệu chứng tâm thần là hoảng sợ bất ngờ. Eysenck giải thích rằng hoảng sợ bất ngờ là những thông báo tích cực. Ví dụ giống như việc để một micro quá gần một loa phát thanh. Tiếng động từ micro truyền đến loa được khuyếch đại, sau đó âm thanh từ loa (bây giờ vốn đã lớn) lại tiếp tục đi vào microphone, tiếp tục được phóng đại tho đến khi bạn nghe được tiếng kêu rít lên chói tai. Các bạn đi hát karaoke thường xuyên có thể nhận ra kinh nghiệm này khá dễ dàng. Hoảng sợ bất ngờ cũng hoạt động theo nguyên lý này.

Ví dụ, nếu leo lên mái nhà đối với người sợ độ cao. Ban đầu chỉ là một kích thích nhỏ khiến một cá nhân hơi sờ sợ. Sau vài bậc leo lên được một nửa thang, hệ thần kinh giao cảm bắt đầu làm việc, khiến người sợ độ cao vốn nhạy cảm đối với tác nhân kích thích làm cho hệ thần kinh giao cảm càng tiếp tục tăng vận tốc phản ứng. Và như thế ta có thể nói rằng cá nhân nhạy cảm là người có vấn đề sợ xuất phát từ hệ thần kinh giao cảm quá nhạy bén của mình, nhiều hơn là vì tác nhân gây sợ. Trong ví dụ leo mái nhà, nguyên nhân sợ không đến từ độ cao mà đến từ chính cá nhân của người nhạy cảm với độ cao. Tuy nhiên Eysenck chỉ coi đây là một giả thuyết.

Cá tính hướng ngoại – hướng nội

Bình diện cá tính thứ hai mà Eysenck đề cập đến là xu hướng hướng ngoại và hướng nội của một cá nhân. Khi nhắc đến hai xu hướng này, ông hoàn toàn sử dụng khái niệm trình bày trong học thuyết của Carl Jung, hoặc hiểu theo ý nghĩa chung của người bình dân thì hướng ngoại là hoạt bát sôi nổi và hướng nội là lặng lẽ thâm trầm. Theo ông thì đây là một bình diện tìm thấy nơi mỗi con người ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên giải thích qua lăng kính sinh lý sẽ có phần phức tạp hơn một chút.

Eysenck đặt giả thuyết rằng xu hướng hướng ngoại–hướng nội thuộc phạm vi cân bằng giữa khả năng kìm hãm và quá trình xúc động kích thích trong hệ thống não bộ của chúng ta. Đây chính là những ý tưởng của nhà bác học đại tài Nga, Ivan Pavlov.

Pavlov đã tìm ra những giải thích về sự khác biệt ông quan sát từ những phản ứng của những con chó do ông thí nghiệm. Theo Pavlov thì xúc động kích thích là quá trình não bộ tự đánh thức, trở nên có cảnh giác, rơi vào tình trạng quan sát và tiếp cận. Kìm hãm là quá trình bộ não trở về vị trí nghi qua thư giãn hay giấc ngủ, hoặc trong tình trạng cơ thể ngưng hoạt động hoàn toàn để tự bảo vệ khi đối diện với nguồn kích thích quá tải.

Theo Eysenck, giả thuyết cho rằng người hướng ngoại là người có một khả năng kiềm chế tương đối khá cao. Nên khi đối diện với những kích thích gây đau, chẳng hạn như một vụ đụng xe – não của người hướng ngoại bắt đầu sử dụng chức năng kiềm chế. Não thức của họ có thể chuyển sang trạng thái trơ với tác nhân gây hại, như thể là anh ta đã chẳng thấy gì trong quá trình xảy ra tai nạn. Và như thế anh ta có thể quay trở lại lái xe vào ngay ngày hôm sau.

Người hướng nội trong khi đó có khả năng kiềm chế tương đối thấp, khi tác nhân gây hại xảy ra. Ví dụ khi họ bị đụng xe, não họ không hoạt động nhanh kịp để bảo vệ, không đóng lại kịp thời, và họ ở trong trạng thái tỉnh táo

nên thu thập quá nhiều dữ kiện. Họ nhớ tất cả mọi chi tiết đã xảy ra của vụ đụng xe. Não của họ ghi lại các chi tiết như phim chiếu chậm, diễn lại toàn bộ hiện trường. Vì thế họ sẽ rất ngại lái xe sau khi tai nạn xảy ra. Thậm chí nhiều người còn bỏ hẳn cả việc lái xe nữa.

Vậy điều gì đã xảy ra khi một người rất nhút nhát e dè trong khi những người khác lại rất hứng thú với các buổi họp mặt đông người? Ví dụ hai người cùng đi ăn tiệc, cả hai cùng say rượu và bắt đầu cao hứng. Cả hai sẽ cởi áo ra để thi xem ai có bộ ngực đô con hơn. Kết quả là họ đã mặc nhầm áo của nhau. Khi tỉnh lại, người hướng ngoại sẽ hỏi xem áo của mình ở đâu. Khi biết rõ, anh ta sẽ cười xòa về tính đãng trí của mình và đi lấy áo về. Còn người hướng nội, anh ta sẽ nhớ từng chi tiết một của trò chơi cởi áo và càng mắc cỡ hơn về chuyện mặc nhầm áo của người khác. Thế là anh ta rất xấu hổ, không dám cả đi ra ngoài nữa.

Một điều Eysenck phát hiện ra là những tội phạm bạo lực nguy hiểm thường là những người hướng ngoại không biết sợ. Điều này có thể nhận ra vì họ là người không nhớ về những tình tiết nguy hiểm trong những lần gây án. Tuy nhiên đây chỉ là giả thuyết, vì chân dung của một tội phạm thật ra không giới hạn ở bất cứ một tuýp người nào cả.

Cá tính dễ bị tâm thần và cá tính hướng ngoại – hướng nội

Một điểm khác nữa mà Eysenck khảo sát là tác động qua lại của hai xu hướng cá tính nói trên khi ông nghĩ đến những triệu chứng tâm lý khác. Ông tin rằng người có triệu chứng sợ vô lý và chứng rối loạn ám ảnh thường có khuynh hướng là người hướng nội. Trong khi đó những người có những rối loạn chuyển đổi như chứng điên phân liệt hay những rối loạn phân cách như hội chứng mất trí thường là người hướng ngoại.

Theo giải thích của ông thì những người nhạy cảm thần kinh thường phản ứng quá mức cần thiết với những kích thích gây sợ. Người hướng nội bị

ảnh hưởng khá nặng bởi tác nhân nguy hiểm. Họ thường né tránh những tình huống dễ gây ra trạng thái gây sợ bất ngờ khi có thể. Họ rất nhạy cảm với những biểu tượng nhỏ nhất của tình huống gây sợ – dẫn đến những cảm giác sợ hãi thái quá. Những người hướng nội sẽ áp dụng những hành vi kiểm soát nỗi sợ của họ bằng cách cẩn thận đến độ quá mức cần thiết. Họ thường kiểm tra đến hơn chục lần xem mình đã tắt bếp lò hay đã cài chốt khóa cửa lại hay chưa.

Người nhạy cảm hướng ngoại là người có khả năng gạt ra ngoài và quên đi những kích thích quá tải đối với họ. Họ sẽ ứng dụng cơ chế tự vệ như một kênh đào thoát, nhất là cơ chế từ chối và dồn nén. Họ có thể quên đi một cách dễ dàng một kinh nghiệm đổ vỡ và mất mát mà người hướng nội không thể nào quên được.

Trạng thái tâm thần thiếu ổn định

Eysenck tin rằng mặc dù ông khảo sát một lượng lớn cá nhân trong các cuộc nghiên cứu của mình, tuy nhiên có nhiều nhóm người ông vẫn chưa tiếp cận. Vì thế ông đã bắt đầu nghiên cứu với những viện tâm thần của Anh quốc. Khi những lượng dữ kiện lớn được sử dụng để phân tích các tác nhân, ông phát hiện ra một tác nhân thứ ba, ông gọi là trạng thái tâm thần thiếu ổn định.

Giống như trạng thái căng thẳng thần kinh, trạng thái tâm thần thiếu ổn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w