Trí nhớ thính giác của học sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 71)

Kết quả nghiên cứu trí nhớ thính giác của học sinh được trình bày ở bảng 3.16 và hình 3.9.

Bảng 3.16. Trí nhớ thính giác của học sinh theo tuổi và giới tính Tuổi Trí nhớ thính giác X 1 -X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 16 65 6,10 ± 1,62 - 65 6,33 ± 0,95 - -0,23 >0,05 17 65 6,36 ± 1,12 0,26 65 6,52 ± 1,41 0,19 -0,16 > 0,05 18 65 6,36 ± 1,98 0,00 65 6,65 ± 1,35 0,13 -0,29 > 0,05

Tăng trung bình/năm 0,13 0,16

Hình 3.9. Trí nhớ thính giác của học sinh theo tuổi và giới tính

Các số liệu ở bảng 3.16 cho thấy, điểm trí nhớ thính giác của học sinh tăng dần theo tuổi. Từ 16 đến 18 tuổi, trí nhớ thính giác của học sinh nam tăng thêm 0,26 điểm, trung bình mỗi năm tăng 0,13 điểm. Còn điểm trí nhớ thính giác của học sinh nữ tăng thêm 0,32 điểm, trung bình mỗi năm tăng 0,16 điểm.

Các số liệu ở bảng 3.16 cho thấy, điểm trí nhớ thính giác của học sinh tăng dần theo tuổi. Từ 16 đến 18 tuổi, trí nhớ thính giác của học sinh nam

tăng thêm 0,26 điểm, trung bình mỗi năm tăng 0,13 điểm. Còn điểm trí nhớ thính giác của học sinh nữ tăng thêm 0,32 điểm, trung bình mỗi năm tăng 0,16 điểm.

Trí nhớ thính giác của học sinh tăng không đều giữa các lứa tuổi, có lứa tuổi tăng nhanh, có lứa tuổi tăng chậm. Từ 16 đến 17 tuổi, điểm trí nhớ thính giác của học sinh nam và học sinh nữ tăng nhanh hơn so với tuổi 17-18.Trong cùng một độ tuổi, khả năng ghi nhớ thính giác của học sinh nữ và học sinh nam không giống nhau, khả năng ghi nhớ thính giác của nữ tốt hơn nam. Tuy nhiên, mức độ khác nhau về điểm trí nhớ thính giác giữa học sinh nam và học sinh nữ không lớn (p > 0,05). Điều này chứng tỏ, không có sự khác biệt rõ về khả năng ghi nhớ thính giác giữa học sinh nam và học sinh nữ. Nhận xét này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tạ Thúy Lan và cs [63], Trần Thị Loan [70], [71], Mai Văn Hưng [40].

Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh tăng liên tục theo tuổi. Tuy nhiên, sự gia tăng không đều, có lứa tuổi tăng nhanh, có lứa tuổi tăng chậm và mức độ khác nhau về điểm trí nhớ của học sinh giữa các độ tuổi không đáng kể. Điều này cho thấy, từ 16 - 18 tuổi, não bộ của các em đã có sự phát triển hoàn thiện về mặt cấu trúc, chức năng nên chức năng tiếp nhận và xử lí thông tin trong não bộ để lưu giữ chúng tốt hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w