Phân bố học sinh theo mức trí tuệ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 64)

Căn cứ vào thang chuẩn của Wechsler, có thể xếp học sinh theo 7 mức trí tuệ. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.9 và bảng 3.10.

Bảng 3.9. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo tuổi

Tuổi n Tỉ lệ (%) học sinh thuộc các mức trí tuệ

I II III IV V VI VII

16 130 1,54 4,66 23,07 53,85 11,54 5,34 0

17 130 0,77 8,46 15,38 57,69 7,69 10,01 0

18 130 1,54 7,69 19,23 56,92 10,77 3,85 0

Chung 390 1,28 6,92 19,23 58,15 10,00 4,42 0

Bảng 3.10. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ và giới tính

Giới tính

Tuổi n Tỉ lệ (%) học sinh thuộc các mức trí tuệ

I II III IV V VI VII Nam 16 65 1,54 3,07 23,08 49,15 14,92 8,24 0 17 65 1,54 7,69 18,46 56,38 11,30 4,63 0 18 65 1,54 6,15 15,38 61,54 10,76 4,63 0 Chun g 195 1,54 6,69 18,97 56,30 10,35 5,15 0 Nữ 16 65 0 9,23 12,30 60,00 3,09 15,38 0 17 65 1,54 9,23 23,08 52,30 10,76 3,09 0 18 65 1,54 6,15 23,02 61,54 6,21 1,54 0 Chun g 195 1,00 8,20 19,48 57,94 6,69 6,69 0

Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh có trí tuệ ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (58,15 %), tiếp đến là mức trí tuệ thông minh (19,23%), mức trí tuệ tầm thường (10 %).

Số học sinh có trí tuệ ở mức cao và thấp chiếm tỉ lệ thấp hơn: mức xuất sắc chiếm 6,92%, mức trí tuệ kém chiếm 4,42%, mức rất xuất sắc chiếm 1,28% và không có học sinh ở mức ngu độn. Tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức trên trung bình (27,43%) cao hơn so với phân phối chuẩn (15,87%). Tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức dưới trung bình (14,429%) thấp hơn so với phân phối chuẩn (15,87%).

Tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức trung bình (58,15%) lại thấp hơn so với phân phối chuẩn (68,26%). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Loan [71], và các tác giả khác [62], [64], [67], [95]. Điều này có thể giải thích, do các đặc điểm di truyền và thời điểm nghiên cứu khác nhau. Ngoài ra, các đối tượng nghiên cứu là học sinh được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Một lý do nữa là do qua quá trình chọn lọc ở các lớp học, những học sinh có trí tuệ kém thường có học lực yếu nên không thể học tiếp ở các lớp trên. Sự phát triển năng lực trí tuệ cũng là kết quả của sự tăng trưởng thế tục. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, học sinh của chúng ta nói riêng, toàn nhân loại nói chung đang ngày càng thông minh hơn.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.10 cho thấy, sự phân bố giữa nam và nữ theo các mức trí tuệ chênh lệch không đáng kể giữa nam và nữ.Trong đó số học sinh có trí tuệ ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất ( 56,30% đối với nam và 57,94% đối với nữ).. Tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức trên trung bình (27,2% đối với nam và 28,68 đối với nữ) cao hơn so với phân phối chuẩn (15,87%). Tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức dưới trung bình ( 15,5% đối với nam và 13,38% đối với nữ) thấp hơn so với phân phối chuẩn (15,87%).

Tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức trung bình (56,30% đối với nam và 57,94% đối với nữ) lại thấp hơn so với phân phối chuẩn (68,26%). Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của Tạ Thúy Lan và cs [53], [54], [58], [62], [64], [65], Võ Văn Toàn [63], [95], Trần Thị Loan [71]. Điều này chứng tỏ, sự phát triển trí tuệ của học sinh phụ thuộc vào sự tích luỹ kiến thức và phương pháp lao động trí não. Vốn thông tin đã lưu trong bộ nhớ của não có tác động làm tăng năng lực trí tuệ. Tuy nhiên, sự phát triển trí tuệ của học sinh không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển và hoàn thiện của hệ thần kinh, mà còn chịu ảnh hưởng của sự phát triển chung của cơ thể, sự tác động của các yếu tố xã hội và gia đình [97]. Sự phát triển trí tuệ cũng không đơn thuần là sự biến đổi về số lượng tri thức nhiều hay ít, cũng không phải chỉ là ở chỗ nắm được phương thức phản ánh chung, mà là sự biến đổi về chất trong hoạt động của học sinh [102]. Do đó, nếu thiên về mặt này hay mặt kia sẽ dẫn đến khuynh hướng nhồi nhét tri thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học phải chú ý đến cả hai yếu tố, đó là nâng cao tri thức và phát triển tư duy cho học sinh [102].

Theo Trịnh Bỉnh Dy [14], có những thông số trí tuệ đã đạt đỉnh ngay từ tuổi ấu thơ. Một số tác giả cho rằng, sự phát triển trí tuệ của học sinh liên quan chặt chẽ tới sự phát triển não bộ, trong đó đáng kể nhất là vùng Wernicke, thùy trước trán và đường liên hệ đồi thị - vỏ não [14]. Trần Trọng Thuỷ [90] cho rằng, sự tăng khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh các lớp dưới được xem là cơ sở củng cố cho quan điểm thể hiện sớm năng khiếu của học sinh và là cơ sở của việc bồi dưỡng sớm những năng khiếu trí tuệ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w