- Kiểu hình thần kinh được xác định bằng phương pháp Test Eysenck. Test Eysenck gồm 57 câu bài tập được xây dựng dựa trên hai yêu cầu là phản ứng hành vi và đời sống cảm xúc. Trong đó:
+ Câu 1, 3, 5, 8, 13, 17, 20, 22, 25, 27, 29, 30, 32, 34, 37, 39, 41, 44, 46, 49, 51, 53, 54, 56 thể hiện tính hướng ngoại của đối tượng nghiên cứu. Người có kiểu hình thần kinh hướng ngoại luôn muốn tham gia các hoạt động bề nổi, vận dụng tất cả mọi năng lực của mình để giải quyết công việc.
+ Câu 2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57 thể hiện tính hướng nội của đối tượng nghiên cứu. Người có kiểu hình thần kinh hướng nội luôn lấy mình làm trung tâm hay tự dày vò, dằn vặt bản than, có suy nghĩ băn khoăn đắn đo trước những hoàn cảnh éo le, hay nhút nhát, thẹn thùng, rụt rè, eleej.
+ Câu 6, 10, 12, 15, 18, 24, 36, 42, 48 thể hiện kiểu trung tính. - Các bước tiến hành như sau:
Nghiệm viên phát cho mỗi nghiệm thể một phiếu trắc nghiệm, yêu cầu nghiệm thể ghi đầy đủ thông tin vào phiếu. Sau đó, nghiệm viên hướng dẫn nghiệm thể cách thực hiện test. Nếu đồng ý với nội dung câu hỏi thì đánh dấu (+) và đánh dấu (-) nếu không đồng ý với nội dung câu hỏi.
Phiếu trắc nghiệm của học sinh được chấm điểm và phân loại theo tiêu chuẩn của H. J. Eysenck. Mỗi dấu (+) cho 1 điểm, mỗi dấu (-) cho 0 điểm.
Điểm lí thuyết có thể xảy ra như sau:
- Kiểu hướng ngoại có 24 câu, điểm tối đa là 24 điểm.
- Kiểu hướng nội có 24 câu, điểm tối đa là 24 điểm.
- Kiểu trung tính có 9 câu, điểm tối đa là 9 điểm.
Phiếu có tổng số điểm hướng ngoại lớn hơn hướng nội thì đối tượng nghiên cứu thuộc kiểu hình thần kinh hướng ngoại. Phiếu có tổng số điểm hướng nội lớn hơn hướng ngoại thì đối tượng nghiên cứu thuộc kiểu hình thần kinh hướng nội. Nếu số điểm hướng nội và điểm hướng ngoại không chênh lệch quá 12 ± 2 thì xếp vào kiểu trung tính.