Phương pháp nghiên cứu trí tuệ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 43)

Trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm, sử dụng test khuôn hình tiếp diễn của Raven, bộ A, B, C, D, E (loại dùng cho người bình thường từ 6 tuổi trở lên).

Toàn bộ test Raven gồm 60 khuôn hình vô nghĩa được chia thành 5 bộ A, B, C, D, E cấu trúc theo nguyên tắc tăng dần mức độ khó. Mỗi bộ gồm 12 khuôn hình, được bắt đầu từ khuôn hình đơn giản (khuôn hình 1) và kết thúc bằng khuôn hình phức tạp (khuôn hình 12). Từ bộ A đến bộ E cũng được cấu trúc theo mức độ khó tăng dần. Do đó, bài tập dễ nhất trong bộ test Raven là

bài tập 1 của bộ A, tức khuôn hình A1 và khó nhất là bài tập 12 của bộ E, tức

khuôn hình E12.

Sau khi hướng dẫn cách thực hiện, mỗi đối tượng được phát một quyển test Raven và một phiếu trả lời để làm bài hoàn toàn độc lập. Đối tượng thực hiện test theo trình độ vốn có của mình, không hạn chế thời gian. Cứ mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm. Chỉ có bài tâp nào có độ biến thiên cho phép thì mới được tính, nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ bị loại và phải làm lại. Căn cứ vào điểm test Raven, chỉ số IQ được tính theo công thức sau :

IQ = X X 15 100

SD− × +

Trong đó: IQ - chỉ số thông minh; X - điểm trắc nghiệm cá nhân; X -

điểm trắc nghiệm trung bình của nhóm người cùng độ tuổi; SD - độ lệch chuẩn.

Sau đó đối chiếu chỉ số IQ với tiêu chuẩn phân loại hệ số thông minh của D.Wechsler (theo [86]) để tính tỉ lệ phân bố học sinh theo các mức trí tuệ (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Phân loại mức trí tuệ theo IQ.

Mức trí tuệ Chỉ số thông minh (IQ) Loại trí tuệ

I ≥ 130 Rất xuất sắc

II 120 - 129 Xuất sắc

III 110 - 119 Thông minh

IV 90 - 109 Trung bình

V 80 - 89 Tầm thường

VI 70 - 79 Kém

VII ≤ 70 Ngu độn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w