CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA HỌC SINH

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 49)

3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh

Ở lứa tuổi học sinh từ 16-18 tuổi, chiều cao đứng nói lên sức lớn của các em. Chiều cao của học sinh tăng dần từ 16 đến 18 tuổi ở cả nam và nữ, nhưng mức tăng không đều giữa nam và nữ. Cả nam và nữ sự gia tăng đều tuân theo quy luật nhất định gồm 3 giai đoạn:

-Lớn đều ở tuổi 7 - 10 đối với nữ, 7-12 tuổi đối với nam - Lớn nhanh ở tuổi 11 - 13 đối với nữ, 13-15 tuổi đối với nam - Lớn chậm ở tuổi 14 -18 đối với nữ, 16-18 tuổi đối với nam

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Chiều cao đứng của học sinh.

Tuổi Chiều cao (cm) X 1 -

X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 16 (I) 65 163,86 ±4,66 - 65 154,41 ± 4,95 - 9,45 < 0,05 17 (II) 65 165,95 ± 5,30 2,09 65 155,53 ± 5,45 1,12 10,42 < 0,05 18 (III) 65 167,53 ± 4,48 1,58 65 156,16 ± 4,30 0,63 11,37 < 0,05

Tăng trung bình/năm 1,84 0,88

So sánh chiều cao theo tuổi

Nam Nữ

Cặp so sánh Chênh lệch p Cặp so sánh Chênh lệch p

X III-X II 1,58 >0,05 X III-X II 0,63 >0,05

X III-X I 3,67 <0,05 X III-X I 1,75 <0,05

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính.

Các số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, ở giai đoạn này, chiều cao đứng của học sinh tăng liên tục. Cụ thể là, từ 16 - 18 tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam tăng thêm 3,67 cm, mỗi năm tăng trung bình 1,84 cm; Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng thêm 1,75 cm, mỗi năm tăng trung bình 0,88 cm. Như vậy, ở giai đoạn 16 - 18 tuổi, chiều cao của học sinh nam tăng nhanh và tăng nhiều hơn của học sinh nữ. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận xét của các tác giả khác [12], [14], [39], [46], [68, [69], [71], [72], [96], [99], [106].

Ở cùng một độ tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ cũng không giống nhau. Trong giai đoạn từ 16-18 tuổi thì chiều cao của nam giới tăng cao hơn so với nữ giới. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với số liệu của Trần Văn Dần và cs [12], Đỗ Hồng Cường [10], nhưng lại sớm hơn so với số liệu trong cuốn “HSSH” [99], Đoàn Yên và cs [106], Thẩm Thị Hoàng

Điệp và cs [18], Tạ Thúy Lan và cs [54] và Trần Thị Loan [71], Mai Văn Hưng và Trần Long Giang [111].

Số liệu về chiều cao đứng của trẻ em trong công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Hồng Cường [10] thì chiều cao của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương. Còn so với các tác giả khác như: “HSSH” [99], Đoàn Yên và cs [106], Thẩm Thị Hoàng Điệp [18], Trần Văn Dần và cs [12], Đào Huy Khuê [45], Tạ Thúy Lan và cs [54] và của Trần Thị Loan [71], chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn . Sự khác nhau trong nghiên cứu của chúng tôi với các công trình nghiên cứu trước đó có lẽ do đối tượng nghiên cứu thuộc các địa bàn khác nhau, có kiểu gen khác nhau, có điều kiện sống khác nhau, thời điểm nghiên cứu khác nhau. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của trẻ em không phải là hằng định mà biến đổi theo thời gian. Các nhà khoa học đã gọi những biến đổi này là hiện tượng tăng tốc hay biến đổi tăng trưởng có tính thế tục. Do đó, cần tiến hành nghiên cứu định kỳ các chỉ số thể lực của trẻ em trong phạm vi toàn quốc hoặc từng khu vực lãnh thổ. Tác động của sự tăng tốc sẽ làm thay đổi việc thiết kế các công cụ sản xuất, hàng tiêu dùng, thiết bị và cả chương trình, nội dung giảng dạy trong nhà trường cho phù hợp với tầm vóc và thể chất của học sinh nói riêng và con người Việt Nam nói chung.

Nâng cao chiều cao và thể lực của người Việt Nam là một mục tiêu lâu dài. Chúng ta có lí do để tin rằng chiều cao người Việt Nam sẽ còn tăng trong tương lai, nhưng chúng ta không kì vọng đạt cho bằng chiều cao của người Tây phương, vì cấu trúc di truyền của chúng ta khác họ. Nếu kết quả nghiên cứu trong quá khứ là một chỉ đường thì nâng cao hệ thống y tế công cộng ở nông thôn ở nước ta cần phải đặt thành một trọng tâm hàng đầu để cải tiến thể lực của dân tộc.

3.1.2. Cân nặng của học sinh

Cân nặng của một người nói lên mức độ và tỷ lệ giữa hấp thu và tiêu hao. Mỗi người được cung cấp đủ dinh dưỡng và hấp thụ tốt sẽ tăng cân. Do đó cân nặng sẽ nói lên phần nào mức độ thể lực.

Cân nặng của cơ thể là một chỉ số quan trọng về thể lực của con người có liên quan đến nhiều chỉ số dùng trong đánh giá phát triển cơ thể. Ở một người bình thường thì cân nặng thay đổi trong quá trình phát triển cơ thể. Cùng với chiều cao, cân nặng cũng là một chỉ số cơ bản để đánh giá thể lực của con người.

Nghiên cứu về cân nặng của học sinh lứa tuổi 16-18 ở trường THPT Lý Nhân Tông cho kết quả được trình bày ở bảng 3.2 và hình 3.2

Bảng 3.2. Cân nặng của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi Cân nặng ( kg) X 1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 15 (I) 65 50,11± 5,99 - 65 44,90± 5,00 - 5,21 < 0,05 16 (II) 65 53,18± 5,64 3,07 65 46,84± 6,23 1,94 6,34 < 0,05 17 (III) 65 54,55± 5,63 1,37 65 47,35± 4,89 0,51 7,20 < 0,05

Tăng trung bình/năm 2,22 1,23

So sánh cân nặng theo tuổi

Nam Nữ

Cặp so sánh Chênh lệch p Cặp so sánh Chênh lệch p

X II-X I 3,07 <0,05 X II-X I 1,94 >0,05

X III-X II 1,37 >0,05 X III-X II 0,51 >0,05

Hình 3.2. Cân nặng của học sinh theo tuổi và giới tính

Bảng số liệu 3.2 cho thấy cân nặng của học sinh tăng dần theo tuổi. Cụ thể là, từ 16 - 18 tuổi, cân nặng của học sinh nam tăng thêm 4,44 kg, mỗi năm tăng trung bình 2,22kg; Cân nặng của học sinh nữ tăng thêm 2,45kg, mỗi năm tăng trung bình 1,23kg. Như vậy, ở giai đoạn 16 - 18 tuổi, cân nặng của học sinh nam tăng nhanh và tăng nhiều hơn của học sinh nữ. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận xét của các tác giả khác . Nhận xét này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như: “HSSH” [99], Đoàn Yên và cs [106], Trần Văn Dần và cs [12], Đào Huy Khuê [45], Tạ Thúy Lan và cs [54] và của Trần Thị Loan [71], Đỗ Hồng Cường [10].

Như vậy, cân nặng của nam và nữ ở độ tuổi 16-18 là tăng dần nhưng tăng không đều giữa các lứa tuổi, giữa nam và nữ. Những năm đầu của thập kỷ 90, chiều cao của HS đã phát triển hơn các thập kỷ khác rõ ràng, chỉ số về cân nặng có sự hơn kém không đáng kể. Nhận định này phù hợp với nhận xét Trần Văn Dần và cộng sự (1990) [13].

Những năm cuối của thập kỷ 90 chiều cao và cân nặng của HSPT nước ta đã cao hơn và nặng hơn mấy thập qua rất rõ (số liệu điều

tra thể lực 18800 HSPT ở 12 tỉnh thành đại diện cho các vùng miền trong cả nước năm 1996 của PGS. TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh PGS. TS. Vũ Đức Thu, Vũ Bích Huệ [116] . Nhận định này cũng phù hợp với nhận định chung của rất nhiều nước trên thế giới như Bungari, Nga, Ba Lan, Hungary, Đức, Trung Quốc, Bỉ, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc, Nhật... đã chứng minh có một sự gia tăng phát triển thể lực trong nhân dân- có nghĩa là các thế hệ sau cao hơn và nặng hơn các thế hệ trước. Để giải thích nguyên nhân khuynh hướng gia tăng phát triển trên, nhiều nhà khoa học đã cho rằng đó là do ảnh hưởng của điều kiện dinh dưỡng và phát triển thuận lợi. Trái lại cuộc sống khó khăn, chiến tranh kéo dài có thể làm cho xu hướng này được thể hiện rõ ở những năm gần đây đã tốt hơn hẳn những năm 1990 về trước[113], [114], [116], [119], .

Khuynh hướng gia tăng phát triển này cũng đặt ra cho ngành GDĐT và xã hội những vấn đề cần quan tâm như kích cỡ bàn ghế học sinh các độ tuổi các lớp học, việc may mặc quần áo đồng phục cho học sinh, việc chăm sóc dinh dưỡng mà đặc biệt là việc giáo dục về tâm, sinh lý, giới tính... tạo ra những hiểu biết phù hợp, tránh những biểu hiện sinh hoạt không lành mạnh trong học sinh. tâm, sinh lý, giới tính... tạo ra những hiểu biết phù hợp, tránh những biểu hiện sinh hoạt không lành mạnh trong học sinh.

3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh

Vòng ngực trung bình: được xác định bằng trung bình cộng của vòng ngực lúc hít vào tận lực và vòng ngực lúc thở ra gắng sức.

Vòng ngực của cơ thể là một chỉ số quan trọng về thể lực của con người có liên quan đến nhiều chỉ số dùng trong đánh giá phát triển cơ thể.

Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của học sinh được trình bày trong bảng 3.3 và hình 3.3.

chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn tuổi dậy thì (từ 12 - 16 tuổi đối với nam và 12 - 14 tuổi đối với nữ), vòng ngực trung bình của học sinh tăng nhanh. Giai đoạn sau tuổi dậy thì (từ 17 - 18 tuổi đối với nam và 15 - 18 đối với nữ), tốc độ tăng vòng ngực của học sinh nam và nữ diễn ra chậm hơn.

Bảng 3.3. Vòng ngực của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi Vòng ngực (cm) X 1 -X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 15 (I) 65 79,87 ± 5,66 - 65 79,44 ± 3,90 - 0,43 > 0,05 16 (II) 65 82,38 ± 3,96 2,51 65 80,09 ± 4,17 0,65 2,29 < 0,05 17 (III) 65 82,76 ± 4,18 0,38 65 81,29 ± 3,49 1,20 1,47 < 0,05

Tăng trung bình/năm 1,45 0,93

So sánh vòng ngực theo tuổi Nam Nữ Cặp so sánh Chênh lệch p Cặp so sánh Chênh lệch p X II-X I 2,51 <0,05 X II-X I 0,65 >0,05 X III-X II 0,38 >0,05 X III-X II 1,20 >0,05 X III-X I 2,89 <0,05 X III-X I 1,85 <0,05

Hình 3.3. Vòng ngực của học sinh theo tuổi và giới tính

Các số liệu trong bảng 3.3 cho thấy, từ 16 - 18 tuổi, vòng ngực trung bình của học sinh tăng liên tục, vòng ngực của học sinh nam tăng thêm được 2,89 cm, mỗi năm tăng trung bình 1,45 cm, của nữ tăng thêm 1,85 cm, mỗi năm tăng trung bình 0,93 cm. Như vậy, vòng ngực trung bình của nam tăng nhanh hơn vòng ngực trung bình của nữ. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [11], [16], [17], [42], [54], [69], [75], [103].

Tốc độ tăng vòng ngực trung bình theo tuổi của học sinh không đều giữa các lứa tuổi, giữa nam và nữ. Thời điểm vòng ngực trung bình của học sinh tăng nhanh liên quan tới tuổi dậy thì. Ở giai đoạn dậy thì quá trình đồng hóa diễn ra mạnh, làm tăng sinh các tế bào mới, tạo ra sự phát triển của khối cơ ngực. Đồng thời, ở lứa tuổi này các khung xương lồng ngực được mở rộng do nhu cầu ôxi tăng cao.

3.1.4. Chỉ số pignet của học sinh

Pignet là một trong các chỉ số được nghiên cứu để đánh giá tình trạng nhân trắc nói chung của cơ thể. Chỉ số này được xác định từ ba kích thước là

chiều cao, cân nặng và vòng ngực trung bình. Ở lứa tuổi học sinh THPT đang bước vào giai đoạn sau dậy thì nên sự phát triển về chiều cao nhanh hơn cân nặng và vòng ngực nên chỉ số pignet thường có giá trị tương đối cao.

Kết quả nghiên cứu chỉ số pignet được trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.4.

Bảng 3.4. Chỉ số pignet của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi Chỉ số pignet X 1 - X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 16 65 33,67 ± 9,11 - 65 31,06 ± 7,56 - 2,61 < 0,05 17 65 30,38 ± 7,59 - 3,29 65 28,60 ± 8,90 - 2,46 1,78 < 0,05 18 65 30,21 ± 7,80 - 0,17 65 27,52 ± 6,87 - 1,08 2,69 < 0,05

Tăng trung bình/năm - 1,73 - 1,77

So sánh chỉ số pignet theo tuổi

Nam Nam Cặp so sánh Chênh lệch p Cặp so sánh Chênh lệch p X II-X I - 3,29 <0,05 X II-X I - 2,46 >0,05 X III-X II - 0,17 >0,05 X III-X II - 1,08 >0,05 X III-X I - 3,46 <0,05 X III-X I - 3,54 <0,05

Hình 3.4. Chỉ số pignet của học sinh.

Các số liệu trong bảng 3.4 thể hiện chỉ số nhân trắc pignet của học sinh nam và học sinh nữ ở độ tuổi 16-18. Kết quả cho thấy chỉ số pignet giảm dần theo tuổi, giữa nam và nữ và mang ý nghĩa thống kê. Chỉ số pignet của học sinh THPT giảm nhanh nhất ở lứa tuổi 17 lên 18. Kết quả này cho thấy học sinh THPT Lý Nhân Tông trong giai đoạn tuổi sau dậy thì cho đến dậy thì hoàn toàn thuộc nhóm sức khỏe tương đối tốt. Điều đó thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Phân loại thể lực của học sinh theo tuổi

Tuổi n

Tỉ lệ học sinh theo loại thể lực

Rất khỏe Khỏe TB Yếu

SL % SL % SL % SL % 16 130 44 33,85 26 20,00 40 30,77 20 15,38 17 130 54 41,54 35 26,92 28 21,54 13 10,00 18 130 62 47,69 40 30,77 21 16,15 7 5,39 TS 390 160 41,0 3 101 25,9 0 89 22,8 2 40 10,25

Sự thay đổi chỉ số pignet qua các lớp tuổi cho thấy ở giai đoạn sau dậy thì học sinh có sự thay đổi mạnh theo hướng ngày càng hoàn thiện về hình thái cơ thể, nhằm hướng tới sự trưởng thành trong những năm sau đó.

So với các nghiên cứu của các tác giả khác [12], [14], [39], [46], [68, [69], [71], [72], [96], [99], [106]. thì kết quả nghiên cứu trên là hoàn toàn phù hợp.

3.1.5. BMI của học sinh

Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của học sinh THPT Lý Nhân Tông, Bắc Ninh được thể hiện ở bảng 3.6 và hình 3.5.

Bảng 3.6. Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi Chỉ số BMI (kg/m2) X 1 - X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 16 65 18,70 ± 1,79 - 65 18,57 ± 1,72 - 0,13 > 0,05 17 65 19,29 ± 1,65 0,59 65 19,33 ± 2,11 0,76 - 0,04 > 0,05 18 65 19,41 ± 1,65 0,12 65 19,40 ± 1,65 0,07 0,01 > 0,05

Hình 3.5. Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính

Các số liệu trong bảng 3.6 cho thấy sự tăng dần BMI không đều giữa các lứa tuổi, giữa học sinh nam và học sinh nữ. Cụ thể chỉ số BMI của nam tuổi từ 16-18 tăng 0,71 kg/m2, mỗi năm tăng trung bình 0,36 kg/m2. Ở nữ tuổi

từ 16-18 tăng 0,82 kg/m2, mỗi năm tăng trung bình 0,42 kg/m2. Như vậy, BMI

của nữ tăng nhanh hơn của nam. Điều này chứng tỏ, trong quá trình phát triển của học sinh từ 16 - 18 tuổi, tốc độ tăng chiều cao của học sinh thấp hơn tốc độ tăng cân nặng. Dựa vào bảng phân loại BMI của tổ chức Y tế thế giới (WHO) mà phân loại mức độ dinh dưỡng của học sinh THPT Lý Nhân tông, Bắc Ninh theo bảng 3.7.

Bảng 3.7. Phân loại mức độ dinh dưỡng của học sinh theo tuổi

Dựa vào bảng phân loại mức độ dinh dưỡng thấy được có 26,15% suy dinh dưỡng, 73,59% bình thường, 0,26% thừa cân. Điều này cũng chứng tỏ rằng lứa tuổi 16-18 tương đối gầy so với chuẩn. Trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh trong nhóm nghiên cứu, theo chúng tôi, không phải do không đủ ăn mà chủ yếu là do ăn không đủ chất, khẩu phần ăn không cân đối, đặc biệt là do thiếu protein trong thức ăn và chưa đảm bảo an toàn vệ sinh lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, một số nguyên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w