NGHIÊN CỨU TRẠNG THÁI CẢM XÚC CỦA HỌC SINH

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 27)

Cảm xúc là trạng thái không thể thiếu được trong hoạt động hành vi của con người và động vật. Đối với mọi hoạt động của não bộ, cảm xúc luôn giữ vai trò mang tính quyết định. Vì nó tham gia vào quá trình tổ chức, xác lập và củng cố hành vi. Nó có thể làm cho hành vi thể hiện một cách dễ dàng, chính

xác hơn và cũng có thể phá hủy hành vi để tạo ra sự rối loạn về mặt chức năng của hoạt động thần kinh cấp cao [49]. Vậy cảm xúc là gì? Cơ sở sinh lý thần kinh của nó thể hiện ra sao?

Để giải quyết vấn đề bản chất của cảm xúc, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Theo Pavlôv, có hai yếu tố cơ bản liên quan tới cảm

xúc, đó là sự đòi hỏi của cơ thể và khả năng thoả mãn nhu cầu. Bằng thực

nghiệm, Pavlôv đã chứng minh ảnh hưởng của hoạt động định hình (trong đó có cả hoạt động cảm xúc) lên hoạt động của não bộ. Sự tạo ra hay phá vỡ các định hình động lực sẽ cho ta cảm xúc dương tính hay cảm xúc âm tính (theo [5], [49]). Hodge (1935) lại cho rằng, cảm xúc chỉ xuất hiện vào thời điểm khi các trung tâm của não bộ không đưa ra được câu trả lời thích hợp hoặc còn do dự đối với một kích thích nào đó. Cường độ biểu hiện của cảm xúc tỉ lệ nghịch với khả năng đưa ra câu trả lời đúng của não bộ. Trên cơ sở đó, ông kết luận: “Cảm xúc là sự tổng hợp không thành công của vỏ não” (theo [54]).

Theo Hebb (1946) (theo [49]), cảm xúc sợ hãi xuất hiện trên cơ sở tồn tại nỗi lo lắng không đồng nhất dưới tác động của những xung động hướng tâm với sự tham gia của hệ limbic. Anôkhin (1964) coi cảm xúc liên quan trực tiếp với hệ thống chức năng trong hoạt động hành vi. P.V.Ximônôv (1987) thì cho rằng, cảm xúc là thông tin về nhu cầu và khả năng thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của người và động vật qua não bộ (theo [49], [54]). Học thuyết của P.V.Ximônov cho thấy mối quan hệ giữa cảm xúc với nhu cầu, đồng thời cũng cho thấy được vai trò của thông tin và điều kiện thỏa mãn nhu cầu đối với sự xuất hiện cảm xúc. Đây là một lý thuyết hiện đại và được nhiều nhà nghiên cứu tán thành.

Cơ sở sinh lý của cảm xúc là hoạt động của não bộ. Trong não bộ có một hệ thống cấu trúc tham gia vào việc tổ chức hành vi về mặt cảm xúc. Đó là các cấu trúc thuộc hệ limbic. Vùng dưới đồi được xem là cấu trúc trung tâm

của hệ limbic. Ngoài ra, còn có các cấu trúc khác như hồi hải mã, nhân hạnh nhân, nhân trước và nhân giữa của đồi thị, vách ngăn trong suốt cũng tham gia vào hoạt động cảm xúc của con người. Các cấu trúc này đều liên quan tới vùng dưới đồi để tạo thành hệ thống, phối hợp mọi hoạt động. Trong hệ thần kinh còn tồn tại hệ thống các chất môi giới thần kinh cũng có ảnh hưởng quyết định đối với trạng thái cảm xúc [48]. Như vậy, cảm xúc biểu hiện hoạt động của cơ chế thần kinh - thể dịch. Trong trường hợp xuất hiện cảm xúc, các chất hóa học và các nơron sẽ đồng thời hoạt hóa các tế bào liên hợp của vỏ não cổ và bộ máy điều tiết vận động trong vùng dưới đồi. Chính vì vậy, cảm xúc thường xuất hiện bất chợt hay dưới tác động của các yếu tố môi trường nhất định (theo [5], [43], [85]).

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về cảm xúc. Daniel Goleman [11] ngiên cứu năng lực trí tuệ và cảm xúc đã cho thấy, năng lực cảm xúc có thể được cải thiện và giúp con người khai thác những lợi thế của mình kể cả về mặt năng lực trí tuệ. Ông đặc biệt đề cao vai trò của cảm xúc trong hoạt động tư duy của con người. Carrol Izard [5] đã nghiên cứu sâu về bản chất và cách biểu hiện trạng thái cảm xúc của con người. Ở Việt Nam, cảm xúc cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Phạm Minh Hạc [24] nghiên cứu về bản chất và cách biểu hiện của cảm xúc. Tạ Thúy Lan [49], nghiên cứu cơ sở thần kinh của cảm xúc… Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác cũng quan tâm đến vấn đề này [11], [85],…

Đặng Phương Kiệt [46] cho rằng, có những nghiên cứu về cảm xúc hướng về sự kết hợp trí tuệ với cảm xúc. Như vậy, việc nghiên cứu cảm xúc giúp ích nhiều cho việc xây dựng chiến lược giáo dục phát triển các năng lực này ngay từ tuổi học đường.

Nghiên cứu trạng thái cảm xúc trên đối tượng học sinh ở Việt Nam còn rất mới mẻ và là một hướng nghiên cứu thiết thực. Từ những nghiên cứu này, có thể đề ra những phương pháp thích hợp trong việc giáo dục học sinh, ứng dụng thực tiễn trong dạy và học.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THPT LÝ NHÂN TÔNG, TỈNH BẮC NINH (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w