Chiến lược Marketing Bất động sản

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch của công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam đến năm 2020 (Trang 65)

Những năm gần đây OSC Việt Nam triển khai khá mạnh về lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Dù đi sau gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi nhất là ít kinh nghiệm, thủ tục hành chính quá rườm rà nhưng Công ty đã tạo được những bước đi

ban đầu, mở ra nhiều triển vọng. Công ty đang cùng các đối tác tập trung triển khai và đi vào khai thác các dự án như: Tổ hợp khách sạn 5 sao cao cấp và văn phòng cho thuê ở Bãi Trước, Khu căn hộ thương mại LandMark Tower ở số 01 Lê Hồng Phong, Khách sạn Ngôi sao Đại Dương tại 151 Thùy Vân, Khu căn hộ cao cấp OSC Land, Cao ốc 161 Võ Văn Tần Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. Phân tích môi trường hoạt dộng kinh doanh của OSC Việt Nam 2.3.1. Phân tích môi trường hoạt động bên ngoài (EFE)

2.3.1.1. Môi trường chính trị.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều biến động bất lợi của nền kinh tế thế giới như lạm phát cao, giá cả tăng, thị trường chứng khoán suy giảm. Tuy nhiên với các biện pháp đối phó quyết liệt của Chính phủ Việt Nam, nền kinh tế đang có những tiến triển khả quan, dự kiến tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam đạt gần 6,0%. "Các nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức quốc tế đều đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ và tin tưởng vào tiềm năng phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam, Mặt khác những bất ổn chính trị ở một số quốc gia, xung đột, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là những biểu hiện của biến đổi khí hậu là những yếu tố khó khăn, trở ngại cho hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới Việt Nam được xác định là môi trường đầu tư hấp dẫn và điều kiện chính trị ổn định của Việt Nam là những thuận lợi lớn, có thể

thu hút thêm các nguồn vốn từ bên ngoài trong điều kiện nhiều thị trường đang gặp khó khăn".

2.3.1.2. Xu hướng GDP tăng.

Doanh thu từ ngành dịch vụ du lịch đóng góp ngày càng đáng kể vào tổng GDP; đặc biệt là vùng Đông Nam bộ.

Thu nhập ngành dịch vụ du lịch đến năm 2010 khoảng 48.00 tỷ USD, đóng góp khoảng 5,9% tổng GDP. Dự báo đến năm 2020, thu nhập sẽ đạt 19 tỷ đô la Mỹ, đóng góp khoảng 7% tổng GDP; trong đó thu nhập của vùng Đông Nam bộ là 5,34 tỷ đô la Mỹ và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 3.89 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân trong 10 năm vừa qua là 18,7%/năm và dự báo tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân trong 10 năm đến là 16,5%/năm.

Tăng trưởng thu nhập của vùng Đông Nam bộ bình quân 5 năm qua là 24,6%/năm và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 13,2%/năm.

Các yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng trong thời gian vừa qua và trong tương lai:

Đối với khách quốc tế: Danh lam, thắng cảnh; và ổn định chính trị. Đối với khách nội địa là do phát triển kinh tế.

Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012

Theo tổng cục thống kê tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 đạt 6,31%, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là 919 USD năm 2008 tăng lên 1,145 USD/người/năm tương đương 226 USD/năm so với năm 2007, năm 2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nước tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta chỉ giảm nhẹ tốc độ tăng trưởng, đây là kết quả của sự phấn đấu quyết liệt và là một thành công lớn, GDP trong nước năm 2009 chỉ đạt 5,32% nhưng thu nhập bình quân đầu người 1,160 USD/người/năm không giảm nhưng có phần tăng so với năm 2008 mức tăng 15 USD/người/năm.

Năm 2010 là năm nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh do đó tốc độ tăng GDP đạt 6,78%, thu nhập bình quân 1,273USD/người/năm tăng so với năm 2009 mức tăng là 113 USD/người/năm, năm 2011 trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá hợp lý, theo Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011 là 5,89% nhưng thu nhập bình quân đầu người năm nay đạt tỷ lệ tương đối cao cụ thể mức thu nhập là 1,517,USD/người/năm tăng 244 USD/người/năm so với năm 2010, năm 2012 Lãi suất giảm, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo hướng tăng tín dụng cho nông nghiệp, xuất khẩu doanh nghiệp nhỏ và vừa

do đó GDP chỉ đạt 5,2% nhưng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng mức tăng 1,749 USD/người/năm tức tăng 232 USD/người/năm so với năm 2011.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Hình 2.4: Thu nhập bình quân đầu người VN từ năm 2008 đến 2012

2.3.1.3. Chính phủ khuyến khích phát triển nền kinh tế Du Lịch.

Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Nội dung chủ yếu của Chiến lược bao gồm quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động.

Về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Những giải pháp chủ yếu bao gồm phát triển sản phẩm du lịch, phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch; đầu tư và chính sách phát triển du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch, quản lý nhà nước về du lịch.

2.3.1.4. Dân số và Lao động.

Dân số Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng mật độ dân số cao. Dân số năm 2012 ở mức 90 triệu dân với độ tuổi bình quân là 28 tuổi; dự báo dân số vào năm 2020 ở mức 101 triệu dân với độ tuổi bình quân là 31 tuổi. Lực lượng lao động tăng trong giai đoạn 2012-2020 với tốc độ trung bình 1%/năm và đạt mức 53,15 triệu người vào năm 2020 nhưng vẫn thiếu lao động có kỹ năng quản lý và tay nghề cao. Giá cả sức lao động có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình giai đoạn 1999-2009 là khoảng 4,5%, và dự báo giảm xuống từ 3,0% đến 3,5% trong giai đoạn 2012-2020.

Nhu cầu và lối sống của người dân có xu hướng dịch chuyển theo phong cách hiện đại và tăng chi tiêu so với tiết kiệm.

2.3.1.5. Vị trí địa lý.

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có diện tích 327.500 km2 với đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào và Campuchia; phía Đông giáp biển Đông.

Việt Nam đã giữ gìn và bảo tồn một số vườn quốc gia đa dạng sinh học quý hiếm như Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (khu vực núi Phan-xi-păng, Lào Cai), Vườn quốc gia Cát Bà (Quảng Ninh), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), vườn quốc gia Pù-mát (Quảng Bình), vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia Côn Đảo (đảo Côn Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)… Các vườn quốc gia này là nơi cho các nhà sinh học Việt Nam và thế giới nghiên cứu khoa học, đồng thời là những nơi du lịch sinh thái hấp dẫn.

2.3.1.6. Hệ thống pháp luật.

Các cải cách hành chính đang được thực hiện nhưng thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, chất lượng đội ngũ công chức còn hạn chế và đang gây ra những gánh nặng chi phí đối với doanh nghiệp. Tình trạng tham nhũng vẫn phổ biến và tình trạng phải trả các chi phí không chính thức của doanh nghiệp chậm được cải thiện.

Hoạt động của các cơ quan công quyền chưa minh bạch và tình trạng này chậm được thay đổi. Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô thiếu nhất quán, đồng bộ và khó dự đoán.

2.3.1.7. Cơ sở hạ tầng.

Quy hoạch phát triển du lịch bị tác động mạnh bởi các quy hoạch chuyên nghành, còn tồn tại những tranh chấp về lợi ích và thiếu tầm nhìn trong đầu tư phát triển dẫn đến không gian du lịch bị phá vỡ. Kết cấu hạ tầng yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ dẫn tới khả năng tiếp cận điểm đến du lịch gặp khó khăn, đặc biệt đối với các vùng núi cao, vùng sâu vùng xa.

2.3.1.8. Lạm phát, lãi suất, tỷ giá.

Lạm phát đã tăng cao và có xu hướng tiếp tục duy trì ở mức cao trong những năm tiếp theo. Lạm phát bình quân giai đoạn 2006-2010 trên 10,8%/năm và dự báo trên 8%/năm trong giai đoạn 2011-2015.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao và dự báo sẽ được kiểm soát chặt chẽ để giảm xuống trong những năm đến. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền trong giai đoạn 2001-2010 trung bình là 37% và 32% và dự báo sẽ dưới mức 20% và 18% trong những năm đến.

Lãi suất cho vay đã tăng lên mức cao và dự báo tiếp tục duy trì ở mức này trong những năm tiếp theo. Lãi suất cho vay trên 16%/năm trong giai đoạn 2008-2010 và dự báo ở mức trên 10%/năm trong những năm đến.

Cán cân thương mại liên tục thâm hụt mặc dù cán cân thanh toán tổng thể vẫn thặng dư. Dự trữ ngoại hối suy giảm tạo sức ép giảm giá đồng Việt Nam.

Từ tháng 11/2009 đến nay đồng Việt Nam giảm giá khoảng 14% so với đô la Mỹ và dự báo ở mức 24.000 đồng/đô la Mỹ vào năm 2015.

2.3.1.9. Các đối thủ cạnh tranh.

Các doanh nghiệp mạnh trong các phân khúc thị trưởng bao gồm: + Dịch vụ lữ hành: Sài gòn Tourist, VietTravel.

+ Dịch vụ lưu trú: Sài gòn Tourist, Du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu. + Dịch vụ giải trí: VinpearLand, Đầm Sen, Suối Tiên.

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính của OSC Việt Nam chưa cao nhưng xu thế sẽ tăng trong những năm đến. Việc xâm nhập và phát triển của các đối thủ cạnh tranh chính có khả năng làm cho thị phần của OSC Việt Nam sụt giảm.

2.3.1.10. Các đối thủ tiềm ẩn.

Các doanh nghiệp mạnh trong các phân khúc thị trưởng bao gồm: + Dịch vụ hậu cần: Petrosetco, DIC.

+ Dịch vụ kỹ thuật: PTSC. + Thương mại: PTSC.

Việc xâm nhập và phát triển của Petrosetco và các công ty khác trong Tập đoàn Dầu khí có khả năng làm cho thị phần của các doanh nghiệp khác sụt giảm.

Để xây dựng được ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài. Tác giả lấy ý kiến của 20 chuyên gia và có kết quả như sau:

Kết quả ma trận đánh giá các yếu tố bên dưới cho thấy tổng số điểm đạt được qua đánh giá môi trường bên ngoài (EFE) của OSC - Việt Nam là 2,90 trên mức trung bình 0,40. Điều này cho thấy khả năng phản ứng của OSC - Việt Nam đối với các cơ hội và thách thức bên ngoài ở trên mức trung bình.

Bảng 2.7: Ma trận đánh giá yếu tố môi trường bên ngoài (EFE)

STT Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng Phân loại Tổng điểm 1 Môi trường chính trị 0.05 3 0.15 2 Xu hướng GDP tăng 0.10 4 0.40 3 Chính phủ phát triển nền kinh tế Du Lịch 0.20 3 0.60 4 Dân số và lao động 0.10 4 0.40 5 Vị trí địa lý 0.05 2 0.10 6 Hệ thống pháp luật 0.10 2 0.20 7 Cơ sở hạ tầng 0.10 2 0.20

8 Lạm phát, lãi suất, tỷ giá 0.15 3 0.45

9 Các đối thủ cạnh tranh 0.10 3 0.30

10 Đối thủ tiềm ẩn 0.05 2 0.10

Tổng cộng 1.00 2.90

2.3.2. Phân tích môi trường hoạt động bên trong (IFE) 2.3.2.1. Thương hiệu công ty OSC-VN

Cách đây hơn 35 năm, ngày 23-6-1977, Công ty Du lịch phục vụ dầu khí Vũng Tàu, tiền thân của Công ty TNHH MTV Du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam (OSC Việt Nam) được thành lập. Trải qua nhiều thăng trầm, OSC Việt Nam đã từng bước trở thành một thương hiệu mạnh, kinh doanh đa ngành nghề.

Từ năm 2000 đến nay, OSC Việt Nam tiếp tục ký kết, triển khai được nhiều hợp đồng dịch vụ dầu khí, cung cấp dịch vụ hậu cần sinh hoạt trọn gói trên các tàu, giàn khoan; xâm nhập, mở rộng và phát triển sang cả lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí; sắp xếp đổi mới doanh nghiệp bằng việc cổ phần hóa và tái cơ cấu các đơn vị thành viên; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phát triển dự án mới về khách sạn, bất động sản nghỉ dưỡng…

Đặc biệt, từ tháng 3-2011, OSC Việt Nam đã chuyển sang mô hình Công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con, trở thành doanh nghiệp đa ngành nghề. Chiến lược phát triển đến năm 2020 của Công ty được xác định là tập trung phát triển 3 lĩnh vực chính: du lịch, dịch vụ dầu khí và kinh doanh bất động sản với mục tiêu trở thành một thương hiệu mạnh trong nước và khu vực Đông Nam Á.

2.3.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức.

Trải qua 35 năm đoàn kết phát triển, OSC Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và phạm vi hoạt động, mở rộng kinh doanh theo hướng đa ngành nghề, đa sở hữu, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực chính: du lịch, dịch vụ dầu khí và xây lắp - bất động sản. Văn phòng công ty: Gồm ban Giám đốc và 6 phòng chức năng : Phòng tài chính kế toán, Phòng Kế toán đầu tư, Phòng Nghiên cứu phát triển, Phòng Tổ Chức lao động tiền lương, Văn phòng, phòng pháp chế và kiểm soát nội bộ.

Khối các đơn vị trực thuộc: Khách sạn Palace, Khách sạn Grand, Khách sạn Rex, OSC Việt Nam Travel, Chi nhánh OSC Việt Nam tại Hồ Chí Minh, Chi nhánh OSC Việt Nam tại Tây Ninh, OSC Vũng Tàu, Khu Dịch vụ Du lịch Lam Sơn …Các

đơn vị liên doanh, cổ phần: Cty LD dịch vụ du lịch OSC – S.M.I, Cty cổ phần KS du lịch Thái Bình Dương. Địa bàn hoạt động mở rộng khắp đất nước. Hiện nay, OSC Việt Nam có 13 đơn vị thành viên, 11 đơn vị liên doanh, liên kết với tổng số gần 2.000 CB-CNV.

2.3.2.3. Nguồn nhân lực.

Hiện nay OSC Việt Nam có có nguồn nhân lực rất dồi dào, với đội ngũ 857 cán bộ công nhân viên làm việc, trong đó trình độ thạc sĩ có 6 người, đại học 160 người chiếm 18,7%, trình độ cao đẳng và trung cấp 684 người chiếm 79,8% lao động phổ thông chỉ có 7 người chiếm 0,8%. Với nguồn nhân lực trình độ, tay nghề cao OSC Việt Nam đủ sức đáp ứng các yêu cầu quản lý, điều hành một cách chuyên nghiệp.

Việc tuyển chọn, bồi dưỡng nguồn nhân lực được OSC Việt Nam xem là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của công ty. Ngoài việc đưa cán bộ quản lý đi nước ngoài nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng được Ban giám đốc OSC Việt Nam truyền thụ đến từng cán bộ công nhân viên.

Bảng 2.8: Số liệu nguồn nhân lực OSC VN từ 2008-2012

ĐVT : Người Trình độ chuyên 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng Tỷ trọn

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch của công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam đến năm 2020 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w