1.5.1. Chiến lược phát triển Du lịch của Malaysia
Malaysia là đất nước có ngành Du lịch phát triển. Năm 2010, Malaysia đã đón được 24,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu nhập từ du lịch đạt 17,93 tỷ USD. Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020 trở thành nước phát triển về du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Thông điệp chính của ngành du lịch thể hiện mục tiêu và quan điểm phát triển trên: “Định vị Malaysia là điểm đến du lịch hàng đầu trong nhận thức thị trường và xây dựng ngành du lịch thành ngành có đóng góp chính trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mười thị trường khách du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ tự quan trọng bao gồm Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Brunay, Ấn Độ, Anh, Australia, Philipines và Nhật Bản.
Trong chiến lược chung của Malaysia về chuyển dịch kinh tế, ngành Du lịch xây dựng kế hoạch chuyển dịch phát triển du lịch đến năm 2020 tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch. Hai hướng chính trong quan điểm phát triển là: bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường: phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính bền vững (tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng). Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến trong phát triển sản phẩm. Các sáng kiến tập trung vào tổ chức các sự kiện tầm quan trọng quốc gia gồm: “Malaysia ngôi nhà thứ 2 của tôi” để khuyến khích người nước ngoài mua nhà tại Malaysia để đi lại nghỉ ngơi, du lịch
và kéo theo người thân và bạn bè tới du lịch tại đây. Ngoài ra, Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuếch trương sản phẩm du lịch mua sắm. Tập trung các sản phẩm cho thị trường du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ thể và từng hoạt động: nghỉ dưỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải trí, các loại hình thể thao, các địa điểm mua sắm. Đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và cuối cùng là du lịch MICE.
1.5.2. Chiến lược phát triển Du lịch của Singapore
Từ giữa những năm 1980, Chính phủ Singapore đầu tư hàng trăm triệu USD nâng cấp các điểm thắng cảnh văn hóa và lịch sử. Sân bay Changi dù liên tục được bầu là sân bay tốt nhất thế giới vẫn đang được đầu tư 1,8 tỉ đôla Singapore để nâng cấp. Về mặt tiện nghi, Singapore dám quảng bá là một thủ đô ẩm thực và mua sắm bậc nhất châu Á. Nhưng khả năng điều chỉnh mới mang tính chiến lược nhất. Thành công của ngành du lịch Singapore chính là thành công trong điều chỉnh chiến lược phát triển du lịch trước những thay đổi kinh tế và xã hội bên ngoài. Singapore đang tập trung xây dựng thành trung tâm triển lãm và hội nghị hàng đầu châu Á, trung tâm dịch vụ và giải trí bậc nhất nhằm thực hiện tham vọng tăng khách du lịch lên 17 triệu người, thu nhập từ du lịch 30 tỉ đôla Singapore và tạo 250.000 việc làm vào năm 2015. Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn tại Singapore nhờ mức đóng góp 5% GDP. Với dân số chỉ 4 triệu người và diện tích hơn 600km2, hằng năm Singapore thu hút gần 8 triệu khách du lịch, tạo thu nhập khoảng 11 tỉ đôla Singapore và hơn 150.000 việc làm. Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore bắt nguồn từ năm chữ A trong tiếng Anh là: điểm thắng cảnh (Attractions), phương tiện giao thông (Accessibility), cơ sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và sự điều chỉnh phù hợp về chính sách (Adjustment).
1.5.3. Chiến lược phát triển Du lịch của ThaiLand
Thái Lan là nước có ngành du lịch phát triển mạnh ở châu Á. Truyền thống văn hóa và sự mến khách của nhân dân Thái Lan là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường thu hút khách du lịch đến với đất nước này. Ngành du lịch là ngành thu được
nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan. Hàng năm, Thái Lan đón một lượng khách du lịch quốc tế trên 10 triệu lượt người. Thị trường khách quốc tế chủ yếu của Thái Lan là các nước trong khối ASEAN, châu Á, châu Âu như Pháp, Đức, Bỉ. Năm 2005, Chính phủ Thái Lan đang đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp không khói này với mục tiêu đón 13 triệu khách quốc tế, đem về 409 tỷ baht (tương đương khoảng 10 tỷ USD). Năm 2013, Thái Lan dự kiến đón khoảng 26 triệu khách. Doanh thu dự kiến cũng chỉ đạt khoảng từ 1.150 tỷ đến 1.170 tỷ bạt. Trong hơn 10 tháng của năm 2013, tổng số khách du lịch nước ngoài vào Thái Lan được ghi nhận là tăng 21.2% lên tới 24,14 triệu người. Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan, gọi tắt (TAT) là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, có trách nhiệm xúc tiến và phát triển du lịch Thái Lan. TAT là cơ quan trực thuộc Chính phủ, hoạt động độc lập.
Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan về du lịch là tăng cường, tập trung thu hút khách, tăng nguồn thu cho ngân sách, vì vậy Chính phủ, Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan (TAT) đã đưa ra các chính sách cụ thể nhằm xúc tiến, phát triển du lịch trong giai đoạn như:
Khôi phục và giữ gìn các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, văn hóa nghệ thuật thông qua việc ưu tiên phát triển du lịch bền vững.
Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân, phối hợp với cộng đồng địa phương trong quá trình khai thác, phát triển và quản lý tài nguyên du lịch.
Hỗ trợ phát triển các đối tượng cung cấp dịch vụ cho du khách thông qua việc áp dụng các tiến bộ về khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, quảng bá phát triển các hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông và các tiện ích phục vụ du lịch.
Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch cả về số lượng và chất lượng.
Thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc đảm bảo an ninh cho du khách và môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch.
Sau giải phóng, nền kinh tế nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn vì chiến tranh. Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, kết quả này do nhiều nguyên nhân trong đó có cả “do khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội”dẫn tới "chủ quan, nóng vội, đề ra những nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước quá cao so với khả năng, những chủ trương sản xuất, xây dựng, phân phối, lưu thông thiếu căn cứ xác đáng, dẫn đến lãng phí lớn về sức người, sức của, rất bảo thủ, trì trệ trong việc chấp hành đường lối của Đảng và nhiều nghị quyết của Trung ương, trong việc đánh giá và vận dụng những khả năng về nhiều mặt của đất nước.... kéo dài cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với cách kế hoạch hóa gò bó, cứng nhắc, không đề cao trách nhiệm và mở rộng quyền chủ động cho cơ sở, địa phương và ngành. Duy trì quá lâu một số chính sách kinh tế không còn thích hợp, cản trở sản xuất và không phát huy nhiệt tình cách mạng và sức lao động sáng tạo của những người lao động.
Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương. Đến đầu năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sau ba năm, trên con đường hội nhập quốc tế, nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời, cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại. Chúng ta đã vượt qua những khó khăn bước đầu và từng bước đạt được những thắng lợi nhất định, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau, và một số văn kiện khác. Thành tựu mà chúng ta đạt được là rất quan trọng và thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước.
Kết luận chương 1
Xây dựng chiến lược phải đảm bảo tuân thủ theo các bước: Hình thành chiến lược, thiết lập các mục tiêu. Triển khai chiến lược bằng cách đề ra các biện pháp và phân bổ các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đó. Kiểm tra đánh giá lại kết quả so với các mục tiêu đề ra từ đó đưa ra các điều chỉnh thích hợp nhằm mang lại kết quả tốt hơn.
Việc áp dụng quản trị chiến lược ở các tổ chức là hết sức cần thiết. Không chỉ đơn thuần các doanh nghiệp kinh doanh lớn mới cần xây dựng chiến lược hoạt động mà ngay cả các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược.
Chiến lược kinh doanh có thể được coi như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức, góp phần vào sự thành công đặc biệt trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay.
Việc lựa chọn chiến lược phải phù hợp với mục tiêu và định hướng chung của nhà nước và đặc thù của từng địa phương.
Kinh nghiệm từ những nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới và nhất là các nước có điều kiện phát triển ngành du lịch giống như chúng ta sẽ rất quan trọng, nó sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều trong việc lựa chọn chiến lược phù hợp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA OSC VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012.
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Từ ngày thành lập 23-6-1977 đến cuối năm 1979, để phục vụ sự nghiệp thăm dò và khai thác dầu khí, Công ty TNHH một thành viên Du lịch Dịch vụ dầu khí
Việt Nam (OSC Việt Nam) được thành lập từ tiền thân là Công ty Phục vụ dầu khí Vũng Tàu - Côn Đảo. Vào thời điểm đó, OSC Việt Nam là đơn vị có nhiệm vụ phục vụ các sinh hoạt cho chuyên gia trong nước và quốc tế vào giúp Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí tại thêm lục địa phía Nam ngoài khơi biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thời điểm đó OSC Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Bộ máy hoạt động lúc đó chỉ có gần 100 CBCNV được tập hợp từ nhiều nơi, nhiều nguồn, phần lớn là học sinh chuyên nghiệp Miền Bắc mới ra trường, không ít người từ lực lượng vũ trang, bộ đội, công an chuyển ngành. Đội ngũ lãnh đạo chỉ có hơn 10 người, ngoại ngữ không thông thạo, địa bàn chưa quen biết, phần lớn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực phục vụ chuyên gia nước ngoài.
Từ năm 1980 đến 1987, Nước ta ký kết Hiệp định hợp tác Dầu khí với Liên Xô đây là sự kiện quan trọng, là cơ hội mở ra thế lực mới cho OSC Việt Nam. Năm 1981, Chính phủ hai nước đã ký hiệp định thành lập Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt – Xô là liên doanh đầu tiên của Việt Nam với nước ngoài. OSC Việt Nam tiếp tục được Nhà nước giao nhiệm vụ phục vụ toàn bộ việc ăn ở, đi lại, giải trí, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trên 1000 chuyên gia dầu khí Liên Xô cùng gia đình họ, góp phần quan trọng trong việc thăm dò và phát hiện dòng dầu đầu tiên vào năm 1986 của Xí nghiệp LDDK Vietsovpetro. OSC Việt Nam đồng thời được Tổng cục Du lịch chỉ đạo là một trong 5 công ty kinh doanh du lịch trong cả nước đón khách quốc tế, mà chủ yếu là khách từ Liên Xô và Đông Âu. Tiếp nhận và quản lý trường Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu theo mô hình Trường bên cạnh doanh nghiệp để đáp ứng cho công tác đào tạo huấn luyện, xây dựng nguồn nhân lực cho OSC Việt Nam và cho ngành.
Từ năm 1988 đến năm 1999, Với sự năng động, sáng tạo, OSC Việt Nam vượt qua những thách thức mới, chuyển hướng hoạt động sang nhiều lĩnh vực. Thời kỳ này Việt Nam đã có luật đầu tư riêng, Đại hội VI của Đảng đưa ra đường lối đổi mới đất nước. OSC Việt Nam là một trong số ít những doanh nghiệp đi đầu trong việc làm ăn với các đối tác nước ngoài hợp tác giúp vốn thành lập các liên doanh trên các lĩnh vực thuộc lĩnh vực hoạt động và lợi thế tiềm năng của mình. Thời kỳ
này, lĩnh vực dịch vụ dầu khí khẳng định thương hiệu khi thắng thầu các hợp đồng quốc tế, phạm vi hoạt động đã vượt xa ra ngoài lãnh thổ Việt Nam; lĩnh vực kinh doanh du lịch và xây dựng tiếp tục duy trì và phát triển mạnh mẽ; với 20 ngành nghề khác nhau. Giai đoạn này, bộ máy tổ chức của OSC Việt Nam phát triển lên 10 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 8 đơn vị liên doanh nước ngoài, 1 công ty cổ phần, 1 công ty TNHH, 12 khách sạn (trong đó có 4 khách sạn quốc tế 3 sao, 5 khách sạn quốc tế 2 sao), 1 khu căn hộ cao cấp, 36 biệt thự với tổng cộng 1095 phòng ngủ và nhiều thiết bị chuyên dùng hiện đại cùng với nhiều kho tàng bến bãi, bảo đảm phục vụ kinh doanh du lịch, dịch vụ dầu khí, xây lắp.
Từ năm 2000 đến 2009, Đây là giai đoạn OSC Việt Nam thu được nhiều kết quả tốt đẹp trên cả lĩnh vực dịch vụ dầu khí, du lịch và vươn xa hơn, rộng lớn hơn qua việc cải tạo nâng cấp hệ thống khách sạn trực thuộc. OSC Việt Nam hiện có 2 khách sạn tiêu chuẩn tương đương 4 sao là Grand và Palace, trong đó Grand là khách sạn đầu tiên tại thành phố Vũng Tàu vận hành tiêu chẩn ISO 9001 - 2000. Về lĩnh vực dịch vụ dầu khí, OSC Việt Nam tiếp tục ký kết và triển khai tốt các hợp đồng dịch vụ dầu khí gồm cung cấp dịch vụ hậu cần sinh hoạt trọn gói trên các tàu, giàn khoan; cung cấp vật tư, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thăm dò và khai thác dầu khí; tăng cường công tác đào tạo, đưa lao động Việt Nam dần thay thế lao động nước ngoài. Giai đoạn này, OSC Việt Nam đã đạt được mục tiêu: Đẩy mạnh kinh doanh tổng hợp, đa dạng các ngành nghề, trong đó tập trung vào hai lĩnh vực then chốt là du lịch và dịch vụ dầu khí; đạt tăng trưởng thấp nhất từ 10% trở lên, bảo toàn và phát triển vốn, bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động; sắp xếp và đổi mới mô hình tổ chức công ty theo hướng cổ phần hoá từng đơn vị, nhằm tạo bước chuyển cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, tập trung nguồn vốn cho dự án mới.
Từ năm 2010 đến nay, Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt phương án chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty