3.1.1.1. Chiến lược phát triển ngành Du lịch đến năm 2020
Đến năm 2020 Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Sản phẩm Du lịch chất lượng cao, đa dạng có thương hiệu, có sức cạnh tranh mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường. Đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực, với các chỉ tiêu cụ thể : năm 2020 thu hút được 11 triệu đến 12 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ 45 đến 48 triệu lượt khách nội địa. Tăng trưởng khách quốc tế là 9%/năm, khách nội địa tăng 6,7%/năm. Từ năm 2011 đến năm 2015 thu nhập dịch vụ Du lịch đạt 10 tỷ đến 11 tỷ USD, tăng 16,5%. Năm 2020 thu nhập dịch vụ Du lịch đạt 18 tỷ đến 19 tỷ USD, giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 tăng trung bình 5%/năm.
3.1.1.2. Chiến lược phát triển ngành Dầu Khí đến năm 2020
Phát triển ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, đồng bộ bao gồm: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tành trữ, phân phối, dịch vụ và sản xuất, nhập khẩu. Tốc độ tăng trưởng trung bình lĩnh vực Dầu khí là 20%/năm, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 74,6 tỷ USD. Ước đoán phân khúc thị trường dịch vụ hậu cần khoảng 750 tỷ đồng/năm, phân khúc thị trường thương mại lên đến 1 tỷ USD/năm.
3.1.1.3. Chiến lược phát triển ngành Bất động sản đến năm 2020
Hiện nay ngành kinh doanh bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm tiếp theo, nhưng ngành bất động sản sẽ khôi phục và tăng trưởng trở lại trên cơ sở các yếu tố: Tăng trưởng kinh tế và gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tốc độ đô thị hóa và gia tăng nhu cầu nhà ở đô thị, thay đổi quan điểm về đất đai và các thay đổi về chi tiêu và lối sống của người dân, các thay đổi về chính sách quản lý đất đai của nhà nước. Từ nhận định trên, việc định hướng phát triển kinh doanh bất động sản của OSC Việt Nam từ nay đến năm 2020 phải dựa trên những điều kiện cụ thể về chủ quan, khách quan, dự báo xu hướng phát triển trong tương lai.