Xây lắp - bất động sản tuy là lĩnh vực kinh doanh mới nhưng OSC Việt Nam đã gặt hái được một số thành quả nhất định như:
Bảng 2.5: Doanh thu Bất động sản của OSC Việt Nam
TT Chỉ tiêu Doanh thu Thực hiện 96.479 So với 2007 (%) 94 Thực hiện 105.686 So với 2008 (%) 109 Thực hiện 116.438 So với 2009 (%) 104 Thực hiện 245.697 So với 2010 (%) 211 Thực hiện 278.852 So với 2011 (%) 113
(Nguồn: Phòng kế toán OSC Việt Nam)
Cuối năm 2011, Chính phủ ban hành các chính sách thuế, tín dụng Bất động sản để tăng cường quản lý thị trường, đây là một khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản. Tuy nhiên OSC Việt Nam đã xác định kinh doanh Bất động sản là ngành gia tăng giá trị tích lũy nên tập trung đẩy mạnh thi công các dự án Bất động sản theo kế hoạch. Dự án Cao ốc 161 Võ Văn Tần với tổng mức đầu tư khoảng 40 tỷ, Dự án OSC Land với qui mô 508 căn hộ, với những bước đi đúng đắn trên tổng doanh thu kinh doanh Bất động sản năm 2011 đạt 245.697 tỷ. Năm 2012 thị trường Bất động sản vẫn tiếp tục trầm lắng. Mặc dù, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhưng vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.Tuy nhiên, do đã bán được khối lượng lớn căn hộ và nhận định thị trường chỉ tạm nắng, chờ cơ hội nên công ty đã đẩy mạnh thi công hoàn thiện đưa vào kinh doanh cao ốc 161 Võ Văn Tần và hoàn thiện thi công dự án OSC Land. Tổng doanh thu của Bất động sản năm 2012 đạt 278.852 tỷ.
2.2.3. Thực trạng chiến lược Marketing của OSC Việt Nam. 2.2.3.1. Chiến lược Marketing Dịch vụ Du lịch
Nếu như trước đây, hoạt động marketing là mới mẻ trong lĩnh vực kinh doanh Du lịch thì gần đây, điều này đã thay đổi. Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh ngành Du lịch đã sử dụng chiến lược Marketing như một công cụ để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. OSC Việt Nam đã sử dụng linh hoạt những công dụng của marketing trong việc thu hút khách hàng như:
Chính sách về giá cả: Việc xác định giá cho sản phẩm du lịch của công ty có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Giá ổn định chính là một trong những tiêu chuẩn thường xuyên quan trọng quyết định việc mua sản phẩm của khách hàng cụ thể:
Bảng 2.6: Giá phòng các khách sạn của OSC Việt Nam
Đơn vị tính: USD Khách Sạn Phòng căn hộ Phòng Suite Deluxe Phòng StandardPhòng
4 Sao 250 145 120 85
3 Sao 135 100 75 50
2 Sao 100 75 50 30
(Nguồn: Phòng chiến lược tiếp thị OSC Việt Nam)
Mục tiêu của chính sách giá là làm thế nào để đạt được khối lượng bán tối đa, doanh thu lớn nhất và lợi nhuận cao nhất. Khi nghiên cứu để đưa ra mức giá bán phù hợp thì đơn vị trực thuộc của OSC Việt Nam đã phải tính đến rất nhiều yếu tố khó khăn và thuận lợi do chính sách giá mang lại doanh thu cho từng đơn vị của Công ty . Giá luôn luôn tồn tại tính hai mặt vì vậy, để thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Sau khi nghiên cứu kỹ mọi phương diện và khía cạnh thì các đơn vị trực thuộc OSC Việt Nam đã đưa ra được những mức giá phù hợp cho những đối tượng khách khác nhau và họ chấp nhận được. Trong quá trình định giá OSC Việt Nam đã tính đến các yếu tố, như khách thương mại Dầu khí họ thường sử dụng phòng căn hộ, còn khách Du lịch nghỉ dưỡng họ ít sử dụng căn hộ mà chủ yếu họ thuê phòng Deluxe hoặc Standard. Từ đó xác định mức giá cho đơn vị mình sao cho có khả năng cạnh tranh trên thị trường du lịch hiện nay. Cụ thể là các đơn vị trực thuộc OSC Việt Nam đang áp dụng chính sách giá sau:
Chính sách giá chiếm lĩnh thị trường có trọng điểm: Công ty xây dựng mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh và chi phí cho khuyến mại cao, chất lượng chương trình du lịch cao hơn đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút số lượng khách hàng lớn.
Chính sách giá theo số lượng: Khi số lượng khách trong đoàn càng lớn thì mức giá thấp hơn. Hay theo đối tượng khách là người lớn hay trẻ em như trẻ dưới 6 tuối miễn phí, trẻ từ 6- 11 tuổi mua1/2 vé và trẻ từ 12 tuổi mua cả vé hoặc giá vé đối với ngươi nuớc ngoài và người Việt Nam khác nhau.
Chính sách giảm giá, chiết giá: Đối với những khách hàng thường xuyên của OSC Việt Nam khách hàng mua với số lượng lớn, đối với những khách hàng này không những được chiết khấu mà còn có những ưu đãi nhất định.
Định giá cho các chương trình du lịch open tour: OSC Việt Nam cũng sử dụng chiến lược xâm nhập thị trường, chi phí cho hoạt động marketing rất lớn và bán với giá ngang bằng trên thị trường.
Chính sách quảng cáo: OSC Việt Nam đã sử dụng các công cụ quảng bá rất
linh hoạt. Trước mỗi sản phẩm mới chuẩn bị tung ra thị trường, như các sản phẩm vào mùa du lịch biển hoặc các món ăn mới, Các đơn vị trực thuộc OSC Việt Nam đã cho đăng quảng cáo trên báo Bà Rịa Vũng tàu và quyển cẩm nang Du lịch... Làm tờ rơi, tờ gấp, tham gia các hội chợ du lịch, liên hoan du lịch để giới thiệu về sản phẩm của mình. Các loại tờ rơi, tờ gấp được trang trí đẹp và phù hợp với mỗi đối tượng khách khác nhau. Mỗi năm chi nhánh của Công ty sẽ kết hợp với công ty quảng cáo làm tờ Brochure, in lịch để giới thiệu tổng thể về các sản phẩm du lịch của Công ty.
Chính sách phân phối: Do tính chất của sản phẩm du lịch là vô hình, không thể lưu kho, cất trữ, nó nằm cách xa khách du lịch. Để tiêu dùng được nó, khách du lịch phải đến tận những nơi có tài nguyên du lịch để thưởng thức và khám phá. Do đặc thù của tính chất sản phẩm du lịch dẫn đến các chi nhánh của OSC Việt Nam có một vai trò rất quan trọng trong việc là cầu nối đưa khách du lịch đến với sản phẩm du lịch. Và để đến được với các tài nguyên du lịch thì du khách phải thông qua các kênh phân phối là các công ty lữ hành của OSC Việt Nam là: OSC Việt Nam Travel tại Vũng tàu, OSC First Holidy, OSC Việt Nam Tours, OSC Travel tại Tp. Hồ Chí Minh và OSC Hà Nội.
2.2.3.2. Chiến lược Marketing Dịch vụ Dầu khí
Nhằm tăng cường và mở rộng các hoạt động dịch vụ dầu khí (DVDK), năm 1989 OSC Việt Nam thành lập Công ty Dịch vụ dầu khí Vũng Tàu (OSC Vũng Tàu) và từng bước thâm nhập vào thị trường dịch vụ kỹ thuật dầu khí (DVKTDK). Từ đầu những năm 2000, DVKTDK được lãnh đạo OSC Việt Nam xác định là một
trong hai nhiệm vụ chủ yếu của OSC Vũng Tàu: Dịch vụ catering (dịch vụ sinh hoạt) và dịch vụ kỹ thuật. Trên cơ sở đó, OSC Vũng Tàu từng bước tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư và phát triển theo chiều sâu trong DVKT.
Đầu năm 2011, sau khi chuyển đổi mô hình doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty TNHH MTV, OSC Việt Nam đã thành lập OSC Tech để tăng cường và mở rộng hoạt động DVKTDK, phù hợp với định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2010-2015. Kế thừa và phát huy thành quả kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực DVKTDK, hiện nay OSC Tech đã khẳng định được thương hiệu và sản phẩm dịch vụ mang lại cho khách hàng và đối tác. Các lĩnh vực hoạt chủ yếu của OSC Tech là cung cấp cần khoan, ống chống, sắt thép đóng giàn; dịch vụ cho thuê thiết bị khoan, thiết bị và giải pháp siêu trường, siêu trọng; cung cấp và sửa chữa các loại thiết bị khác phục vụ trong công nghiệp dầu khí và đóng tàu. Bên cạnh đó, OSC Tech cũng là nhà đại diện, nhà phân phối có uy tín các sản phẩm nổi tiếng trên thị trường như thiết bị an toàn 3M (Mỹ), dụng cụ điện cầm tay Bosch (Đức), ắc quy kiềm SAFT (Pháp), máy giặt ủi công nghiệp IPSO (Bỉ)…Đặc biệt, giữa năm 2011, OSC Tech đã ký hợp đồng hợp tác tại Việt Nam với tập đoàn Tenaris - tập đoàn sản xuất ống thép lớn nhất thế giới - và sở hữu công nghệ ren ống của hai hãng Tenaris và Hydrill. Sự hợp tác này đã mở ra hướng đi mới cho các bên và mang lại nhiều kết quả cho OSC Tech trong năm 2011. Hiện nay, OSC Tech đã và đang đầu tư cơ sở vật chất và phát triển nhân lực để mở rộng các hoạt động dịch vụ như cung cấp các loại ống chống, cần khoan của Hydril-Tenaris đến các công ty dầu khí trong và ngoài nước, đồng thời tổ chức các hội thảo về công nghệ ren ống và các giải pháp sử dụng cho giếng khoan sâu, môi trường kiềm và giếng khí.
2.2.3.2. Chiến lược Marketing Bất động sản
Những năm gần đây OSC Việt Nam triển khai khá mạnh về lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Dù đi sau gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi nhất là ít kinh nghiệm, thủ tục hành chính quá rườm rà nhưng Công ty đã tạo được những bước đi
ban đầu, mở ra nhiều triển vọng. Công ty đang cùng các đối tác tập trung triển khai và đi vào khai thác các dự án như: Tổ hợp khách sạn 5 sao cao cấp và văn phòng cho thuê ở Bãi Trước, Khu căn hộ thương mại LandMark Tower ở số 01 Lê Hồng Phong, Khách sạn Ngôi sao Đại Dương tại 151 Thùy Vân, Khu căn hộ cao cấp OSC Land, Cao ốc 161 Võ Văn Tần Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Phân tích môi trường hoạt dộng kinh doanh của OSC Việt Nam 2.3.1. Phân tích môi trường hoạt động bên ngoài (EFE)
2.3.1.1. Môi trường chính trị.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều biến động bất lợi của nền kinh tế thế giới như lạm phát cao, giá cả tăng, thị trường chứng khoán suy giảm. Tuy nhiên với các biện pháp đối phó quyết liệt của Chính phủ Việt Nam, nền kinh tế đang có những tiến triển khả quan, dự kiến tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam đạt gần 6,0%. "Các nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức quốc tế đều đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ và tin tưởng vào tiềm năng phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam, Mặt khác những bất ổn chính trị ở một số quốc gia, xung đột, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là những biểu hiện của biến đổi khí hậu là những yếu tố khó khăn, trở ngại cho hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới Việt Nam được xác định là môi trường đầu tư hấp dẫn và điều kiện chính trị ổn định của Việt Nam là những thuận lợi lớn, có thể
thu hút thêm các nguồn vốn từ bên ngoài trong điều kiện nhiều thị trường đang gặp khó khăn".
2.3.1.2. Xu hướng GDP tăng.
Doanh thu từ ngành dịch vụ du lịch đóng góp ngày càng đáng kể vào tổng GDP; đặc biệt là vùng Đông Nam bộ.
Thu nhập ngành dịch vụ du lịch đến năm 2010 khoảng 48.00 tỷ USD, đóng góp khoảng 5,9% tổng GDP. Dự báo đến năm 2020, thu nhập sẽ đạt 19 tỷ đô la Mỹ, đóng góp khoảng 7% tổng GDP; trong đó thu nhập của vùng Đông Nam bộ là 5,34 tỷ đô la Mỹ và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 3.89 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân trong 10 năm vừa qua là 18,7%/năm và dự báo tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân trong 10 năm đến là 16,5%/năm.
Tăng trưởng thu nhập của vùng Đông Nam bộ bình quân 5 năm qua là 24,6%/năm và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 13,2%/năm.
Các yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng trong thời gian vừa qua và trong tương lai:
Đối với khách quốc tế: Danh lam, thắng cảnh; và ổn định chính trị. Đối với khách nội địa là do phát triển kinh tế.
Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012
Theo tổng cục thống kê tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 đạt 6,31%, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là 919 USD năm 2008 tăng lên 1,145 USD/người/năm tương đương 226 USD/năm so với năm 2007, năm 2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nước tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta chỉ giảm nhẹ tốc độ tăng trưởng, đây là kết quả của sự phấn đấu quyết liệt và là một thành công lớn, GDP trong nước năm 2009 chỉ đạt 5,32% nhưng thu nhập bình quân đầu người 1,160 USD/người/năm không giảm nhưng có phần tăng so với năm 2008 mức tăng 15 USD/người/năm.
Năm 2010 là năm nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh do đó tốc độ tăng GDP đạt 6,78%, thu nhập bình quân 1,273USD/người/năm tăng so với năm 2009 mức tăng là 113 USD/người/năm, năm 2011 trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá hợp lý, theo Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011 là 5,89% nhưng thu nhập bình quân đầu người năm nay đạt tỷ lệ tương đối cao cụ thể mức thu nhập là 1,517,USD/người/năm tăng 244 USD/người/năm so với năm 2010, năm 2012 Lãi suất giảm, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo hướng tăng tín dụng cho nông nghiệp, xuất khẩu doanh nghiệp nhỏ và vừa
do đó GDP chỉ đạt 5,2% nhưng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng mức tăng 1,749 USD/người/năm tức tăng 232 USD/người/năm so với năm 2011.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hình 2.4: Thu nhập bình quân đầu người VN từ năm 2008 đến 2012
2.3.1.3. Chính phủ khuyến khích phát triển nền kinh tế Du Lịch.
Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Nội dung chủ yếu của Chiến lược bao gồm quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động.
Về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Những giải pháp chủ yếu bao gồm phát triển sản phẩm du lịch, phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch; đầu tư và chính sách phát triển du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch, quản lý nhà nước về du lịch.
2.3.1.4. Dân số và Lao động.
Dân số Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng mật độ dân số cao. Dân số năm 2012 ở mức 90 triệu dân với độ tuổi bình quân là 28 tuổi; dự báo dân số vào năm 2020 ở mức 101 triệu dân với độ tuổi bình quân là 31 tuổi. Lực lượng lao động tăng trong giai đoạn 2012-2020 với tốc độ trung bình 1%/năm và đạt mức 53,15 triệu người vào năm 2020 nhưng vẫn thiếu lao động có kỹ năng quản lý và tay nghề cao. Giá cả sức lao động có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Tỷ lệ thất