Ma trận QSPM

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch của công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam đến năm 2020 (Trang 95)

Từ các ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận SWOT ta tiến hành xây dựng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược phù hợp cho công ty. Để xây dựng được ma trận QSPM lựa chọn các chiến lược của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam, Tác giả lấy ý kiến của 20 chuyên gia và có kết quả như sau:

3.3.1. Ma trận QSPM nhóm S-O

Bảng 3.2: Ma trận QSPM nhóm S-O

Các chiến lược có thể thay thế

Phân loại Chiến lược Thâm nhập Chiến lược Phát triển

Các yếu tố bên trong (S) AS TAS AS TAS

1 Thương hiệu công ty OSC-VN 3 3 9 3 9

2 Cơ cấu bộ máy tổ chức 3 3 9 3 9

3 Nguồn nhân lực 3 4 12 4 12

4 Chất lượng sản phẩm 4 3 12 4 16

5 Khả năng tài chính của công ty 2 2 4 2 4

6 Ứng dụng công nghệ hiện đại 4 3 12 4 16

7 Quan hệ tốt với các đối tác 3 3 9 3 9

8 Năng lực quản lý,tầm nhìn chiến lược 3 3 9 3 9

Các yếu tố bên ngoài (O)

1 Môi trường chính trị 3 2 6 3 9 2 Xu hướng GDP tăng 4 3 12 3 12 3 Chính phủ phát triển kinh tế Du lịch 3 3 9 3 9 4 Dân số và lao động 4 3 12 3 12 5 Vị trí địa lý 2 2 4 3 6 6 Cơ sở hạ tầng 2 2 4 2 4 7 Hệ thống pháp luật 2 2 4 2 4 8 Đối thủ cạnh tranh 2 2 4 3 6 TỔNG CỘNG 131 146

Qua bảng ma trận QSPM nhóm S-O ta chọn chiến lược phát triển thị trường có TAS = 146 cao hơn chiến lược thâm nhập thị trường TAS=131.

3.3.2. Ma trận QSPM nhóm S-T

Các chiến lược có thể thay thế Phân loại Chiến lược hội nhập về phía trước Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm

Các yếu tố bên trong (S) AS TAS AS TAS

1 Cơ cấu bộ máy tổ chức 3 3 9 3 9

2 Nguồn nhân lực 3 3 9 4 12

3 Chất lượng sản phẩm 4 3 12 3 12

4 Khả năng tài chính của công ty 2 3 6 3 6

5 Ứng dụng công nghệ hiện đại 4 3 12 3 12

6 Năng lực quản lý,tầm nhìn chiến lược 3 3 9 3 9

7 Tinh thần làm việc của nhân viên 3 3 9 3 9

Các yếu tố bên ngoài (T)

1 Môi trường chính trị 3 2 6 3 9

2 Xu hướng GDP tăng 4 3 12 3 12

3 Chính phủ phát triển kinh tế Du lịch 3 3 9 3 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Lạm phát, lãi suất, tỷ giá 3 2 6 3 9

5 Đối thủ cạnh tranh 2 2 4 3 6

6 Vị trí địa lý 2 2 4 3 6

TỔNG CỘNG 107 120

Qua bảng ma trận QSPM nhóm S-T ta chọn chiến lược đa dạng hóa sản phẩm có TAS = 120 cao hơn chiến lược hội nhập về phía trước TAS=107.

3.3.3. Ma trận QSPM nhóm W-O

Bảng 3.4: Ma trận QSPM nhóm W-O

Các chiến lược có thể thay thế

Phân loại Chiến lược chiêu thị Chiến lược Liên doanh liên kết

Các yếu tố bên trong (W) AS TAS AS TAS

1 Cơ cấu bộ máy tổ chức 3 3 9 3 9

2 Nguồn nhân lực 3 3 9 3 9

3 Uy tín sản phẩm 3 2 6 3 9

4 Khả năng tài chính của công ty 2 2 4 2 4

5 Hoạt động Marketing 1 3 3 4 4

6 Quan hệ tốt với các đối tác 3 2 6 2 6

Các yếu tố bên ngoài (O) 1 Môi trường chính trị 3 2 6 2 6 2 Xu hướng GDP tăng 4 2 8 2 8 3 Chính phủ phát triển kinh tế Du lịch 3 3 9 3 9 4 Dân số và lao động 4 2 8 2 8 5 Vị trí địa lý 2 2 4 3 6 6 Cơ sở hạ tầng 2 2 4 2 4 7 Hệ thống pháp luật 2 2 4 2 4 8 Đối thủ cạnh tranh 2 2 4 2 4 TỔNG CỘNG 93 99

Qua bảng ma trận QSPM nhóm W-O ta chọn chiến lược Liên doanh liên kết có TAS = 99 cao hơn chiến lược chiêu thị TAS=93.

3.3.4. Ma trận QSPM nhóm W-T

Bảng 3.5: Ma trận QSPM nhóm W-T

Các chiến lược có thể thay thế

Phân loại Chiến lược hội nhập về phía sau Chiến lược giá tối ưu

Các yếu tố bên trong (W) AS TAS AS TAS

1 Cơ cấu bộ máy tổ chức 2 3 6 3 6

2 Người lao động được đào tạo 2 2 4 3 6

3 Chế độ tiền lương, khen thưởng 2 2 4 3 6

4 Khả năng tài chính của công ty 2 3 6 3 6

5 Hoạt động Marketing 1 3 3 4 4

6 Năng lực quản lý,tầm nhìn chiến lược 3 3 9 3 9

Các yếu tố bên ngoài (T) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Môi trường chính trị 3 3 9 3 9

2 Lạm phát, lãi suất, tỷ giá 2 2 4 3 6

3 Vị trí địa lý 2 2 4 4 8

4 Cơ sở hạ tầng 2 2 4 3 6

5 Hệ thống pháp luật 2 2 4 3 6

6 Đối thủ cạnh tranh 2 2 4 3 6

Qua bảng ma trận QSPM nhóm W-T ta chọn chiến lược giá tối ưu có TAS = 78 cao hơn chiến lược hội nhập về phía sau TAS=62.

3.4. Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh Du lịch của OSC Việt Nam đến năm 2020

3.4.1. Cơ sở xác định chiến lược

Nền kinh tế Việt Nam cũng như khu vực và thế giới ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt ở nhiều phương diện. Đó là áp lực lớn nhất đặt ra cho Công ty OSC Việt Nam khi chọn định hướng chiến lược phát triển. Để đứng vững trong cạnh tranh phải biết người, biết ta, phải có thực lực và dựa vào sở trường chứ không dựa vào sở đoản của mình. Để đạt mục tiêu trên OSC Việt Nam cần huy động mọi nguồn lực, phát huy sự đoàn kết, trí tuệ của toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên toàn công ty để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, thực hiện đa dạng hoá ngành nghề với 03 lĩnh vực trọng tâm là : Kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ dầu khí và xây lắp - bất động sản. Mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi trong nước và quốc tế, đảm bảo sự phát triển bền vững, củng cố thương hiệu của công ty. Đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, các chế độ phúc lợi đối với người lao động và hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thực hiện việc chuyển đổi mô hình, tiếp tục lộ trình cổ phần hoá Công ty theo chủ trương của Nhà nước. Xây dựng các đoàn thể quần chúng vững mạnh, thực hiện công tác an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, làm tốt công tác xã hội từ thiện. Căn cứ vào nguồn cung và cầu của từng lĩnh vực Du lịch, Dầu khí, bất động sản, sau năm 2012 được dự báo:

3.4.1.1. Dự báo nhu cầu về khách sạn

Nhu cầu về khách sạn được dự báo căn cứ vào số lượng khách du lịch quốc tế và trong nước đến tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và được trình bày trong bảng sau. Các phân tích và giả thuyết chính của dự báo này là:

Thời gian lưu trú trung bình của khách tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Số lượt khách quốc tế đến Vũng tàu dự báo đạt 1.02 triệu lượt người vào năm 2025. Số liệu

này an toàn hơn so với dự báo của chính phủ nhưng vẫn thể hiện được sức tăng trưởng hàng năm cao từ thực tế lượng khách hiện nay chỉ là 417.180 lượt.

- Thu nhập của người dân tăng, nên số lượng khách du lịch trong nước đến tỉnh Bà Rịa Vũng tàu dự báo cũng sẽ tăng mạnh.

Bảng 3.6: Dự báo số lượng khách đến tỉnh Bà Rịa Vũng tàu từ 2015 - 2025

Năm 2015 2020 2025

Số lượt khách quốc tế 545.000 681.250 1.021.875

Thời gian trung bình khách ở lại tỉnh

Bà Rịa Vũng Tàu 3 2,8 2,6 Tổng số ngày ở của khách du lịch quốc tế 1.635.000 1.907.500 2.656875 Tỷ lệ khách ở khách sạn 4 – 5 sao 38 36 33 Tỷ lệ khách ở khách sạn 2 – 3 sao 50 52 55 Tỷ lệ khách ở nhà ở tư nhân 12 12 12

Số lượt khách trong nước 14.666.000 18.332.500 22.915.625

Thời gian trung bình ở lại tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu 2.5 2.3 2.2

Tổng số ngày của khách du lịch trong

nước 36.665.000 42.164.750 50.414.375

Tỷ lệ khách ở khách sạn 4 – 5 sao 18% 23% 28%

Tỷ lệ khách ở khách sạn 2 – 3 sao 46% 43% 39%

Tỷ lệ khách ở nhà ở tư nhân 36% 34% 33%

Số người trong một phòng 1,9 1,9 1,9

Hiệu suất cho thuê phòng 73 75 75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng phòng 2–5 sao cần sử dụng 8.005.789 10.007.237 12.598.684

(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và Du lịch)

Mục tiêu cơ bản của kế hoạch là đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh sẽ đưa vào khai thác kinh doanh 50% tổng số dự án du lịch đã được cấp phép đầu tư với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, văn hoá kết hợp thể thao, du lịch sinh thái. Đến năm 2020, toàn bộ dự án đầu tư du lịch sẽ đưa vào khai thác kinh doanh, trong đó có 60 cơ sở đạt chuẩn từ 3-5 sao. 5 trung tâm du lịch và vùng du lịch được xác định là TP. Vũng Tàu; cụm du lịch Long Hải - Phước Hải; cụm du lịch Núi Dinh - Bà Rịa, cụm du lịch Bình Châu - Hồ Linh và cụm du lịch Côn Đảo. Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao, giải trí có thế mạnh của Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tiếp

tục được phát huy để trở thành sản phẩm du lịch đặc thù; đồng thời tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án. Đối với TP. Vũng Tàu tập trung xây dựng hoàn thành Chợ Du lịch Vũng Tàu và nâng cấp hạ tầng Bãi Sau để trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, văn minh. Các huyện Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, trong năm 2012 sẽ hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên cơ sở các cụm du lịch đã được xác định theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Trong năm 2013, ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu xác định vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tiếp tục chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới và trong nước. Để khắc phục, ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung tận dụng khai thác các lợi thế như liên kết với các địa phương trong khu vực Đông Nam bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đây là nơi có nguồn khách đông đảo từ các khu công nghiệp, khu chế xuất. Năm 2013, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có thêm nhiều dự án du lịch lớn được đưa vào hoạt động, tạo ra thêm những sản phẩm du lịch cao cấp mới, độc đáo, có khả năng hấp dẫn du khách. Đây là dịp để các doanh nghiệp du lịch tiếp cận và kịp thời nắm bắt cơ hội đầu tư, phát triển kinh doanh, đặc biệt là chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch để đón nhận luồng khách quốc tế và có kế hoạch khai thác tốt lượng khách nội địa. Năm 2012, toàn tỉnh đã đón và phục vụ hơn 11 triệu lượt khách, trong đó có 417.180 lượt khách quốc tế. Doanh thu ước đạt 2.438 tỷ đồng.

3.4.1.2. Dự báo Dầu Khí

Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước và chuẩn bị chính thức đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây - lô 06.l. Công tác phát triển các mỏ Rạng Đông, Ruby và Emeral, Lan Tây - Lan Đỏ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi... đang được triển khai tích cực theo chương trình đã đề ra, đảm bảo duy trì và tăng sản lượng khai thác dầu khí cho những năm tới. Dự kiến, mỏ Sư Tử Đen sẽ được đưa vào khai thác trong quý 4 năm 2013.

Những phát hiện về dầu khí mới đây ở thềm lục địa miền Nam nước ta rất đáng phấn khởi, tăng thêm niềm tin và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là: lô 09-2, giếng Cá Ngừ Vàng - IX, kết quả thử vỉa thu được 330 tấn dầu và 170.000m3 khí/ngày. Lô 16-l, giếng Voi Trắng-IX cho kết quả 420 tấn dầu và 22.000m3 khí/ ngày. Lô 15.1, giếng Sư Tử Vàng – 2X cho kết quả 820 tấn dầu và giếng Sư Tử Đen – 4X cho kết quả 980 tấn dầu/ngày. Triển khai tìm kiếm thăm dò mở rộng các khu mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng với các giếng R-10, 05- ĐH-10 cho kết quả 650.000m3 khí ngày đêm và dòng dầu 180 tấn/ngày đêm; Giếng R-10 khoan tầng móng đã cho kết quả 500.000 m3 khí/ngày đêm và 160 tấn Condensate/ngày đêm.

3.4.1.3. Dự báo nhu cầu bất động sản

Căn cứ vào nguồn cung và cầu của từng lĩnh vực bất động sản, sau năm 2013 có thể nhận định rằng. Lĩnh vực căn hộ, chung cư sẽ tiếp tục trên đà tăng trưởng, cho dù sự tác động của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có ảnh hưởng tới các nhà đầu tư Việt Nam về ý tưởng thiết kế, trang trí và phối cảnh. Thị trường sẽ phân đoạn hẹp hơn và thị trường cao cấp sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Những người trung lưu ngày càng gia tăng sẽ là đối tượng khách hàng chính trong lĩnh vực nhà ở, còn ngân hàng sẽ phải cung cấp các khoản cho vay phù hợp với hình thức thế chấp để cung ứng vốn cho thị trường này. Như thế sẽ mang đến sự ổn định và định hướng cho thị trường chung cư.

Theo dự báo, đến năm 2015, nhu cầu về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tăng mạnh bởi trên địa bàn tỉnh hiện có 14 khu công nghiệp (KCN) với lượng lao động hơn 28 ngàn người. Ngoài ra, còn có khoảng 14 ngàn lao động làm việc cho các dự án hành lang ngoài KCN. Đến năm 2015, có khoảng 52 ngàn công nhân ở các KCN cần nhà ở. Như vậy, cần khoảng 260 ngàn m2 sàn nhà ở cho công nhân. Về chương trình nhà ở cho người có thu nhập thấp ở đô thị, giai đoạn 2009 - 2015, tỉnh dự kiến xây dựng 5.000 căn.

Nhu cầu nhà ở cho sinh viên cũng tăng cao với khoảng 17 ngàn người, cần 7 ngàn m2 sàn nhà. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc xây dựng nhà ở cho các đối tượng kể trên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định sẽ thực hiện công tác quy hoạch,

giải phóng mặt bằng, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật... và đề nghị Trung ương thực hiện một số biện pháp như: Bố trí vốn trái phiếu, ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư.

Bảng 3.7: Dự báo nhu cầu nhà ở tại Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, 2015 – 2025

Năm 2015 2020 2025 Tổng cộng

Nhu cầu nhà ở cho Công nhân Khu

Công nghiệp 52.000 62.400 74.880 189.280

Diện tích nhà ở cho Công nhân

Khu Công nghiệp (m2) 260.000 312.000 374.400 946.400 Nhu cầu nhà ở cho Sinh viên 17.000 20.400 24.480 61.880 Diện tích nhà ở cho Sinh viên (m2) 7.000 10.500 15.750 33.250 Nhu cầu Nhà ở thu nhập thấp (căn) 5.000 6.000 7.200 18.200

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu)

Vị trí của Tỉnh BR-VT rất gần với Tp.HCM, ngay sát với sân bay Quốc Tế Long Thành. Điều này sẽ tạo điều kiện phát triển bền vững cho thị trường khi thị trường BĐS hồi phục. Trong tổng lượng FDI thu hút được từ đầu năm đến nay, bất động sản vẫn là một trong những “tâm điểm”. Trong số các dự án cấp mới, các dự án liên quan đến lĩnh vực bất động sản có số vốn đầu tư cao nhất. Đáng chú ý là dự án Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu xây dựng, kinh doanh Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kinh doanh bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD; dự án Công ty TNHH đầu tư Daewon - Bình Khánh để kinh doanh bất động sản tại TP. HCM với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD; dự án Công ty TNHH CZ Slovakia Việt Nam của nhà đầu tư Slovakia để kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư 100

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch của công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam đến năm 2020 (Trang 95)