Sau giải phóng, nền kinh tế nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn vì chiến tranh. Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, kết quả này do nhiều nguyên nhân trong đó có cả “do khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội”dẫn tới "chủ quan, nóng vội, đề ra những nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước quá cao so với khả năng, những chủ trương sản xuất, xây dựng, phân phối, lưu thông thiếu căn cứ xác đáng, dẫn đến lãng phí lớn về sức người, sức của, rất bảo thủ, trì trệ trong việc chấp hành đường lối của Đảng và nhiều nghị quyết của Trung ương, trong việc đánh giá và vận dụng những khả năng về nhiều mặt của đất nước.... kéo dài cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với cách kế hoạch hóa gò bó, cứng nhắc, không đề cao trách nhiệm và mở rộng quyền chủ động cho cơ sở, địa phương và ngành. Duy trì quá lâu một số chính sách kinh tế không còn thích hợp, cản trở sản xuất và không phát huy nhiệt tình cách mạng và sức lao động sáng tạo của những người lao động.
Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương. Đến đầu năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sau ba năm, trên con đường hội nhập quốc tế, nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời, cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại. Chúng ta đã vượt qua những khó khăn bước đầu và từng bước đạt được những thắng lợi nhất định, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau, và một số văn kiện khác. Thành tựu mà chúng ta đạt được là rất quan trọng và thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước.
Kết luận chương 1
Xây dựng chiến lược phải đảm bảo tuân thủ theo các bước: Hình thành chiến lược, thiết lập các mục tiêu. Triển khai chiến lược bằng cách đề ra các biện pháp và phân bổ các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đó. Kiểm tra đánh giá lại kết quả so với các mục tiêu đề ra từ đó đưa ra các điều chỉnh thích hợp nhằm mang lại kết quả tốt hơn.
Việc áp dụng quản trị chiến lược ở các tổ chức là hết sức cần thiết. Không chỉ đơn thuần các doanh nghiệp kinh doanh lớn mới cần xây dựng chiến lược hoạt động mà ngay cả các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược.
Chiến lược kinh doanh có thể được coi như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức, góp phần vào sự thành công đặc biệt trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay.
Việc lựa chọn chiến lược phải phù hợp với mục tiêu và định hướng chung của nhà nước và đặc thù của từng địa phương.
Kinh nghiệm từ những nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới và nhất là các nước có điều kiện phát triển ngành du lịch giống như chúng ta sẽ rất quan trọng, nó sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều trong việc lựa chọn chiến lược phù hợp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA OSC VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012.