Kết quả hoạt động của OSC Việt Nam đến 31/12/2012

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch của công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam đến năm 2020 (Trang 47)

Các kết quả đã đạt được của OSC Việt Nam tính đến ngày 31/12/2012 và trong giai đoạn 2008 – 2012. Nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế đều vượt kế hoạch và tăng trưởng, trong đó các chỉ tiêu lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập của người lao động tăng trưởng cao, cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp với lượng vốn khá lớn. Doanh thu từ năm 2008 đến năm 2012 thực hiện hơn 2.070 tỷ đồng, đạt 112,36% so với chỉ tiêu phấn đấu, mức tăng trưởng bình quân là 3,69%. Lợi nhuận thực hiện được 250,680 tỷ đồng, đạt 140,15% so với chỉ tiêu phấn đấu, mức tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 33,09%. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước theo luật định, đã nộp 134,150 tỷ đồng, đạt 108,82% so với chỉ tiêu phấn đấu, bình quân tăng trưởng hàng năm là 2,69%. Tổng giá trị đầu tư hơn 115,4 tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 28,75 tỷ đồng, tăng 1,94 lần so với giá trị đầu tư bình quân trong 3 năm 2006 – 2008. Vốn chủ sở hữu đạt 388 tỷ đồng. Hiệu quả và mức độ tuân thủ hệ thống quản lý ở mức độ trung bình. Năng lực, chất lượng nguồn nhân lực quản lý ở mức trung bình. Thu nhập bình quân của người lao động là 7,5 triệu đồng/tháng. Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân là 35%/năm. Tổng số lao động làm việc dài hạn (trên 01 năm) là gần 900 người. Tỷ lệ nghỉ việc bình quân là 11%/năm. Các nguyên nhân chủ yếu tác động đến kết quả hoạt động:

Chủ quan: Tư duy kinh doanh của lãnh đạo chủ chốt thiên về an toàn và

thận trọng; năng lực hoạch định, triển khai và kiểm soát chiến lược còn yếu. Năng lực nguồn nhân lực quản lý hạn chế và chưa mạnh dạn thay đổi. Chưa có các giải

pháp khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai sẵn có. Hệ thống quản lý doanh nghiệp

chưa hoàn thiện và hoạt động kiểm soát nội bộ chưa tốt. Hoạt động nghiên cứu thị trường, cải tiến, phát triển sản phẩm, dịch vụ và mở rộng địa bàn kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức.

Khách quan: Tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều bất ổn từ năm 2009 đến nay,

đặc biệt là chính sách tiền tệ bị thị trường dẫn dắt và tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Môi trường cạnh tranh gay gắt và thiếu lành mạnh trong

các ngành dịch vụ du lịch và dịch vụ dầu khí. Cơ chế quản lý và đánh giá doanh nghiệp nhà nước chưa phù hợp.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch của công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam đến năm 2020 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w