Các giải pháp thực hiện chiến lược đưa ra

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của xí nghiệp khai thác dầu khí-LDVN Vietsovpetro đến năm 2024 (Trang 96)

09 tháng 08 năm 2014.

3.3.2 Các giải pháp thực hiện chiến lược đưa ra

3.3.2.1 Chiến lược nỗ lực gia tăng sản lượng dầu khai thác

LDVN Vietsovpetro là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Sản lượng khai thác dầu của xí nghiệp giai đoạn 2005 - 2009 chiếm hơn 50% của toàn ngành và chiếm 65% đóng góp của ngành dầu khí vào ngân sách quốc gia. Năm 2013, doanh thu bán dầu đạt 4,65 triệu USD, bằng 140,9 % kế hoạch được giao; nộp ngân sách nhà nước 2,96 triệu USD, bằng 120,9 % kế hoạch. Cùng những bước phát triển mới trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ dầu khí đa dạng, VSP đã và đang thực sự là đầu tàu, là lực lượng quan trọng của ngành dầu khí - ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thành công này được đóng góp không nhỏ từ XNKT vì chính xí nghiệp là đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.

Tuy nhiên, với thực tế đang diễn ra như phân tích ở trên, sản lượng dầu khai thác đã lên đến đỉnh và đang trên đà sụt giảm. Mặc dù lợi nhuận ròng tăng đều qua các năm nhưng chủ yếu là do biến động giá dầu thế giới không ngừng gia tăng. Do vậy, chiến lược gia tăng sản lượng khai thác dầu và khí là một định hướng đúng đắn. Tuy nhiên, để hoàn thành kế hoạch này cũng rất khó khăn do các mỏ đang trong giai đoạn suy giảm sản lượng của các đối tượng khai thác, chi phí khai thác một tấn dầu ngày càng tăng. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, để duy trì sự phát triển ổn định và lâu dài của tổ chức, các chiến lược XNKT đưa ra phải đáp ứng các mục tiêu sau:

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác đầu tư tìm kiếm thăm dò các khu vực mới. Thứ hai: Khai thác và tận thăm dò có hiệu quả các mỏ ở Lô 09-1 theo các sơ đồ công nghệ đã được phê duyệt có ý nghĩa quan trọng.

Thứ ba: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu ở các đối tượng đang khai thác .

Thứ tư: Phải đảm bảo đúng tiến độ xây dựng và đưa các công trình mới vào khai thác đúng theo như kế hoạch như đưa vào làm việc BK-17, khai thác ở đối tượng Oligoxen trên, khu vực phía nam mỏ Bạch Hổ; đưa vào làm việc BK-16, khai thác ở đối tượng Mioxen dưới, khu vực phía nam mỏ Bạch Hổ (tháng 10-2014); đưa

mỏ khí Thiên Ưng thuộc Lô 04-3 vào khai thác (quý IV/2015). Theo dự báo, nếu đưa vào khai thác đúng tiến độ, các công trình trên sẽ đạt đỉnh sản lượng vào năm 2016, đóng góp mức sản lượng trên 400 ngàn tấn dầu quy đổi/năm.

Thứ 5: Tiếp tục nghiên cứu đánh giá phân bố trữ lượng dầu còn lại trong vỉa, đề xuất vị trí các giếng khoan đan dày, cắt thân 2 nhằm đưa vào khai thác các vùng trữ lượng chưa được huy động, đảm bảo tận thu hồi các đối tượng đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời phải đảm bảo việc vận hành mỏ theo đúng các giải pháp đã được nêu trong các sơ đồ công nghệ. Cùng với đó là nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu. Việc thăm dò, đánh giá và đưa các khu vực mới vào khai thác có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần chặn đà suy giảm sản lượng hiện nay.

Thứ 6: Tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển dịch vụ dầu khí nhằm tận dụng nguồn lực sẵn có tạm thời nhàn rỗi của XNKT cũng như VSP.

Cuối cùng, XNKT tiến hành thực hiện một khối lượng lớn công việc, bao gồm sửa chữa, cải hoán hệ thống công nghệ, xây dựng và đưa các công trình mới vào làm việc đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, phục vụ sản xuất kịp thời.

3.3.2.2 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

XNKT hoạt động theo cơ chế phụ thuộc. Việc tuyển dụng và phân bổ nguồn nhân lực đều do VSP phụ trách.

Xí nghiệp luôn cho rằng việc giữ, ổn định và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, vì thế việc phát triển nguồn nhân lực luôn được quan tâm hàng đầu cùng với những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác và cung cấp các dịch vụ dầu khí. Trong 30 năm qua, VSP luôn quan tâm và chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Trong đó việc quan tâm, đào tạo được một đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề là một trong những thành công của VSP trong suốt 30 năm qua.

Đội ngũ CBCNV Việt Nam trong VSP trưởng thành nhanh chóng. Khi mới thành lập, người Việt Nam chỉ chiếm 20% trong liên doanh, đến nay tương quan này đã thay đổi, người Việt Nam chiếm tới hơn 80% lực lượng lao động và nắm giữ

hầu hết các chức danh chủ chốt trong liên doanh. Cụ thể đã có 6.437 người Việt Nam trong tổng số 6.958 CBCNV của VSP. Lực lượng lao động của VSP có trình độ chuyên môn cao với 36 tiến sĩ, 139 thạc sĩ, 2.605 kỹ sư, cử nhân thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. 3.657 công nhân kỹ thuật lành nghề trong nhiều lĩnh vực, trong số này nhiều người đã có chứng chỉ quốc tế.

Với chiến lược nội địa hóa nguồn nhân lực, lao động Việt Nam sẽ thay thế lao động nước ngoài vì thế công tác đào tạo nguồn nhân lực cần đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay. Để thực hiện mục tiêu này, VSP cần tiến hành các giải pháp sau:

Để đào tạo các chuyên gia, cán bộ giỏi về dầu khí và công nhân có tay nghề bậc cao, lãnh đạo VSP cần những biện pháp, hình thức đào tạo cụ thể, thiết thực như đào tạo tại chỗ, đào tạo theo từng khóa học tại trường kỹ thuật nghiệp vụ của VSP.

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên, VSP còn gửi cán bộ đi học và thực tập ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới, phát động các phong trào thi đua nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,…

Thực hiện các giải pháp chủ yếu là tăng cường đào tạo chuyên sâu ngắn hạn và dài hạn với nhiều hình thức khác nhau; chú trọng đào tạo chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên môn để phục vụ tốt hơn cho công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Gửi các cán bộ quản lý và kỹ thuật viên sang Nga để đào tạo nhằm nâng cao các kỹ năng quản lý và chuyên môn. Đưa các kỹ thuật viên sang các nước phát triển để học hỏi kỹ thuật mới nhằm phục vụ cho công việc ở VSP. Nhờ các chuyên gia của Nga giúp đỡ kỹ thuật viên và công nhân Việt Nam về kỹ thuật. Đây là một trong các phương pháp hữu hiệu nhất nhằm có được các công nhân tay nghề cao trong thời gian ngắn.

Tổ chức các buổi hội thảo khoa học và kỹ thuật nhằm mở rộng mối quan hệ giao lưu trao đổi kiến thức với các quốc gia khác và xí nghiệp khác.

Các trung tâm huấn luyện kỹ thuật và chuyên gia được thành lập nhằm đào tạo tay nghề cho công nhân trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau.

Khuyến khích học tập và nghiên cứu khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Khi các giải pháp này được thực hiện sẽ giúp các trình độ của CBCNV trong VSP và tại XNKT được nâng cao đáp ứng nhu cầu kinh doanh hiện tại cũng như trong tương lai.

3.3.2.3 Chiến lược mở rộng thị trường (mở rộng vùng hoạt động) ra các

nước lân cận

Một chiến lược không kém phần quan trọng đối với VSP nói chung và của XNKT nói riêng đó là tăng cường mở rộng vùng hoạt động qua các nước lân cận. Chiến lược này đã được Thủ tướng Chính phủ ủng hộ “tích cực đầu tư tìm kiếm thăm dò ra nước ngoài, khai thác nhanh nguồn tài nguyên nước ngoài để bổ sung sự thiếu hụt từ khai thác trong nước, trên cơ sở đó phát triển ngành Dầu khí bền vững, có khả năng cạnh tranh và bảo đảm an ninh năng lượng cho sự phát triển của đất nước”. Từ đó có thể thấy đây là chiến lược được hoạch định kỳ từ phía xí nghiệp và được sự quan tâm và ủng hộ từ phía nhà nước.

Ngay khi sản lượng dầu khai thác tại các mỏ sụt giảm, không chỉ đẩy mạnh hoạt động thăm dò địa chất và khai thác ở trong nước, VSP đã mạnh dạn mở rộng hoạt động ra nước ngoài, nhất là đầu tư sang Liên Bang Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây, nhằm phát huy thế mạnh của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo chính quy tại Liên Bang Nga và những chuyên gia Nga từng công tác ở VSP nay đã về nước. Ðồng thời, VSP đã và sẽ tham gia tích cực vào các dự án của PVN mở rộng hoạt động sang các nước châu Phi, Nam Mỹ và các nước trong khu vực. Để thực hiện điều này, các nhà hoạch định chiến lược cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động đầu tư thăm dò khai thác ra nước ngoài. Để làm được điều này, nhà nước cần nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý nhằm đảm bảo cho các hoạt động dầu khí có điều kiện phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu ở cả trong và ngoài nước đối với tất cả các lĩnh vực thượng, trung và hạ nguồn. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư triển khai các hoạt động mở rộng tìm kiếm thăm dò và khai thác ở vùng nước sâu, xa bờ. Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và đưa ra những

các quyết định chính xác, kịp thời phù hợp với thực tế tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ và thông thoáng cho sản xuất, kinh doanh trong Ngành dầu khí. Tổ chức chỉ đạo thực hiện cần nhanh nhậy nắm bắt kịp thời những vướng mắc và các rào cản về mặt chính sách, luật pháp để tháo gỡ, sửa chữa bổ sung. Không ngừng hoàn thiện chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí đầu tư ra nước ngoài...

Thứ hai: Đa dạng hóa phương thức đầu tư như liên doanh, hợp đồng chia sẻ sản phẩm,…

Thứ ba: Đổi mới phương pháp tiếp cận và đánh giá dự án.

Thứ tư: Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động theo xu hướng hội nhập và quốc tế hóa.

Thứ 5: Phát triển mạnh nguồn nhân lực.

3.3.2.4 Giải pháp về phát triển công nghệ

Lĩnh vực khai thác dầu khí là lĩnh vực từ lâu đã phải sử dụng tổng hợp các ngành khoa học khác nhau từ thiên văn, thủy triều, các khoa học về biển, xây lắp các công trình biển như giàn khoan, đường ống, bể chứa, công tác khoan vào lòng đất, công tác địa chất, địa vật lý, tìm kiếm thăm dò trong các địa tầng, địa mảng, các vỉa dầu, công nghệ khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ và phân phối dầu khí, các khoa học về quản lý, quản trị kinh doanh…Chính vì vậy việc áp dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động dầu khí có thể đảm bảo hiệu quả cao, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hệ số thu hồi dầu khí và tiết kiệm các nguồn lực khác, bảo vệ tốt tài nguyên sinh thái. Để phát triển công nghệ mang tính toàn diện, XNKT cần phối hợp với liên doanh thực hiện các giải pháp sau:

Một mặt, việc thực hiện giải pháp này phải thông qua việc hoàn thiện các quy chế, quy trình, tiêu chuẩn về KHCN.

Xây dựng lộ trình công nghệ (TRMs – technology Road Maps) thích hợp cho XNKT. Lộ trình công nghệ xây dựng phù hợp được coi là nền tảng cho công tác lập kế hoạch, nghiên cứu khoa học công nghệ, chiếm lĩnh từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

quỹ Nghiên cứu khoa học của liên doanh từ cam kết tài chính tại các hợp đồng dầu khí. Khuyến khích nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển đầu tư, thử nghiệm chuyển đổi và ứng dụng các công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực để tiến tới làm chủ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.

Tăng cường hơn nữa năng lực nghiên cứu khoa học, đầu tư mạnh mẽ cho công tác nghiên cứu khoa học cho các nhân viên tại xí nghiệp.

Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dầu khí. Phối hợp với các bộ ngành như Bộ Khoa học Công nghệ, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải… từng bước xây dựng và phát triển công nghệ dầu khí trọng điểm (gồm các thiết kế, sản xuất và lắp đặt…). Triển khai mạnh mẽ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí tại các vùng nước sâu, xa bờ tại vùng biển và thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Hàng năm tổng kết và đánh giá việc triển khai thực hiện.

3.3.2.5 Chiến lược cung ứng các dịch vụ dầu khí chuyên ngành

XNKT dầu khí là thành viên năng động, đi đầu trong công tác nhận thầu cung ứng dịch vụ kỹ thuật trong và ngoài ngành dầu khí. Một số khách hàng tiêu biểu như: JVPC, Petronas Carigaly, Cửu Long JOC, Liên doanh VRJ, Hoàng Long - Hoàn Vũ JOC, KNOC… XNKT đã từng bước tiếp cận, thâm nhập vào thị trường dầu khí nước ngoài như liên doanh, liên kết phối hợp với các công ty dầu khí tham gia vào các dự án thiết kế, giám sát kỹ thuật, dịch vụ cho thuê tàu chứa dầu…

Bên cạnh đó, XNKT có nhiều thuận lợi về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam, đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chuyên nghiệp, cơ sở vật chất lớn cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính của VSP.

Với khả năng của mình, XNKT có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực dầu khí với chất lượng cao như:

Lắp đặt chạy thử và đưa vào vận hành các thiết bị và công trình dầu khí. Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị đo, đếm công nghiệp (lưu lượng, áp suất, nhiệt độ, mức, thiết bị điện - điện tử, thiết bị đo tải trọng, mômen

khoan…). Thiết kế tích hợp, lập trình, lắp đặt, chạy thử, khởi động các hệ thống điều khiển và giám sát quá trình tự động hóa công nghiệp (PLC, SCADA, DCS…).

Bảo trì, sửa chữa, kiểm định thiết bị khai thác dầu khí, thiết bị nâng, bảo dưỡng sữa chữa máy bơm điện chìm ly tâm. Bảo dưỡng định kỳ hệ thống, thiết bị các nhà máy thuộc ngành dầu khí.

Gia tăng sản lượng khai thác dầu khí, gọi dòng sản phẩm khai thác. Khảo sát giếng khoan, khai thác. Thực hiện các công tác liên quan đến thiết bị lòng giếng bằng kỹ thuật cáp tời. Bơm, nén khí áp suất cao: ép thử các đường ống, bể chứa bằng nguồn cao áp.

Cho thuê thiết bị chuyên dụng phục vụ khai thác dầu khí và các mục đích khác. Cho thuê chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngắn hạn.

Dịch vụ cảng biển tại phân cảng xuất dầu thô (trạm rót dầu không bến) và cảng chuyên dùng dầu khí.

Do vậy, bên cạnh nhiệm vụ sản xuất chính, việc tham gia cung ứng một số dịch vụ dầu khí chuyên ngành cho các công ty trong nước và ngoài nước cũng là một nhiệm vụ chiến lược không kém phần quan trọng .

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của xí nghiệp khai thác dầu khí-LDVN Vietsovpetro đến năm 2024 (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)