Khái quát về hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của xí nghiệp khai thác dầu khí-LDVN Vietsovpetro đến năm 2024 (Trang 47)

09 tháng 08 năm 2014.

2.1.2Khái quát về hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam

Dầu khí là ngành trọng điểm, mũi nhọn, mang lại nhiều ngoại tệ cho nền kinh tế nước ta. Nói đến dầu khí là ta nghĩ đến những giàn khoan khổng lồ, khai thác dầu khí suốt ngày đêm giữa biển khơi và những tàu chứa xử lí dầu thô chứa đựng nguồn “Vàng đen” của Tổ quốc.

Sau khi kết thúc công tác thăm dò địa chấn xác định được các lô, các mỏ có tiềm năng trữ lượng dầu hoặc khí lớn và có tính thương mại cao thì các nhà thầu dầu khí (hiện nay có khoảng gần 20 nhà thầu dầu khí nước ngoài và Petrovietnam đang hoạt động tại Việt Nam) sẽ tiến hành các chiến dịch khoan thăm dò dầu khí ngay tại lô trúng thầu của mình. Đây là giai đoạn giàn khoan bắt đầu hoạt động nên việc xét tuyển người có kinh nghiệm và đủ năng lực sẽ được chú trọng, ưu tiên. Các giàn khoan có thể là giàn Jack-up rig (tự nâng 3 chân) hoạt động trong vùng biển có độ nông (độ sâu từ mặt biển đến đáy biển từ khoảng 60m-90m), giàn Semi- submersible rig (nửa chìm nửa nổi) hoạt động trong vùng biển có độ sâu trung bình (độ sâu mực nước biển từ 100m-150m) hoặc drilling ship (tàu khoan) hoạt động trong vùng biển nước sâu và siêu sâu (độ sâu từ mặt biển đến đáy biển trên 150m).

Sau khi tiến hành khoan thăm dò với kết quả lưu lượng dầu khả quan, nhà thầu sẽ cho lắp đặt các giàn đầu giếng WHP hay các giàn công nghê trung tâm để chuẩn bị đưa vào khai thác dầu và khí. Các giàn đầu giếng WHP (wellhead platform) thường có kích thước nhỏ nhưng có thể thiết kế sân bay nhằm đưa đón người đi làm vận hành, bảo dưỡng trong điều kiện thời tiết xấu.

Nguồn dầu khai thác sẽ được chuyển qua tàu chứa xử lí dầu thô FPSO (Floating Processing Storage Offshore) hay tàu chứa dầu thô/chứa condensate FSO (Floating Storage Offshore). Tàu FSO thuần túy đề chứa dầu đã được xử lý/ hoặc

condensate từ giàn khai thác chuyển sang, còn tàu FPSO sẽ nhận dầu và xử lý tách lọc dầu thông qua hệ thống process được lắp đặt trên tàu (thường có ngọn đuốc lắp trên tàu). Sau đó, dầu hoặc được đem đi bán hoặc chuyển về nhà máy lọc dầu.[4]

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của xí nghiệp khai thác dầu khí-LDVN Vietsovpetro đến năm 2024 (Trang 47)