Tổng quan về Xí nghiệp khai thác dầu khí

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của xí nghiệp khai thác dầu khí-LDVN Vietsovpetro đến năm 2024 (Trang 61)

09 tháng 08 năm 2014.

2.3 Tổng quan về Xí nghiệp khai thác dầu khí

2.3.1 Giới thiệu về Xí nghiệp khai thác dầu khí

XNKT là đơn vị sản xuất trực thuộc LDVN Vietsovpetro. XNKT được thành lập vào ngày 13/02/1987 trên cơ sở xưởng khai thác dầu khí của LDVN Vietsovpetro. Cùng với sự lớn mạnh về quy mô cũng như tổ chức quản lý, từ chỗ chỉ có 52 CBCNV (trong đó: 36 người Việt Nam và 16 chuyên gia Nga), đến nay, XNKT đã có hơn 1500 CBCNV (trong đó: 85% người Việt Nam và 15% chuyên gia Nga). XNKT có chức năng và nhiệm vụ chính là khai thác, xử lý dầu thô và chuyển giao dầu thương phẩm cho Công ty Petechim xuất khẩu; Bơm ép nước duy trì áp suất vỉa; Thu gom khí đồng hành cung cấp cho các giàn nén đưa khí về bờ và cho hệ thống Gaslift. XNKT còn làm dịch vụ kỹ thuật cho các công ty dầu khí trong và ngoài nước nhằm tận dụng nguồn nhân lực sẵn có mang về khoản thu đáng kể cho doanh nghiệp.

XNKT hiện quản lý 14 giàn cố định, 2 giàn công nghệ trung tâm, 17 giàn nhẹ, 2 giàn bơm ép nước xuống vỉa tại mỏ Bạch Hổ; 2 giàn cố định, 2 giàn nhẹ tại mỏ Rồng; 3 tàu chứa dầu; Hệ thống đường ống ngầm dẫn dầu khí dưới biển dài 520 km; Căn cứ dịch vụ sản xuất trên bờ, các nhà xưởng, kho bãi bảo quản vật tư, thiết bị và phụ tùng cho công tác khai thác dầu khí ngoài khơi.

Với ngành công nghiệp hoàn toàn mới lạ là khai thác dầu khí tại Việt Nam, tập thể CBCNV tại XNKT đã không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nhanh chóng chiếm lĩnh và làm chủ công nghệ mới. Sau gần 30 năm kể từ ngày khai thác tấn dầu đầu tiên (26/06/1986), đến nay, XNKT đã có một đội ngũ cán bộ lành nghề, dày dạn kinh nghiệm và đã nắm giữ hầu hết các vị trí chủ chốt mà trước đây do các chuyên gia Nga đảm nhiệm.[9]

Hiện tổng quỹ giếng của XNKT là 434 giếng. Trong đó có 324 giếng dầu, 70 giếng bơm ép nước, 02 giếng quan trắc, 11 giếng đóng và 27 giếng hủy. XNKT sử dụng nhiều phương pháp khai thác như: tự phun, Gaslift, bơm điện li tâm . Là đơn vị trực tiếp khai thác dầu, xí nghiệp đã tiếp thu được các phương pháp khai thác công nghệ mới trên Thế giới, luôn hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chung của toàn LDVN

Vietsovpetro. Sản lượng khai thác dầu khí bình quân toàn mỏ là: 27.000 tấn/ngày đêm; Sản lượng khí đưa vào bờ 5,5 triệu m3 ngày/đêm; Bơm ép nước đạt 50.000 m3

ngày/đêm .

Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có đủ trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ để đáp ứng nhiệm vụ mới, XNKT không ngừng lớn mạnh, thường xuyên đổi mới về tổ chức sản xuất và đặc biệt là đổi mới công nghệ, thiết bị. Bên cạnh đó, xí nghiệp tăng cường công tác điều hành và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công nghệ khai thác dầu khí trên biển cũng như thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng trong công tác dịch vụ. Đến nay, XNKT đã xây dựng được lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm và bản lĩnh; xí nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại đảm bảo khai thác dầu liên tục trong mọi điều kiện. Hiện tại, XNKT là đơn vị trực tiếp khai thác dầu trên 2 mỏ Bạch Hổ và Rồng, song song đó là dịch vụ vận hành, xử lý, xuất bán sản phẩm dầu cho khách hàng Hoàn Vũ JOC, điều hành khai thác, xử lý, vận chuyển và xuất bán sản phẩm dầu cho mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi của liên doanh VRJ với LDVN Vietsovpetro. XNKT có đầy đủ năng lực về trang thiết bị, máy móc, nhân lực để thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành dầu khí cho các nhà thầu dầu khí trong và ngoài nước, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao, tạo uy tín nhất định với khách hàng.

2.3.2 Cơ cấu tổ chức của XNKT

Mối liên hệ giữa các phòng ban trong XNKT được mô tả theo cơ cấu như sau:

Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức XNKT

Nguồn: Website XNKTDK:http://ogpe.com.vn/index.php?component=about

Về cơ chế quản lý, XNKT thực hiện theo hướng chuyên môn hóa, phân công nhiệm vụ tập trung về từng đầu mối để quản lý, giao cho các đơn vị trực thuộc quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm trong những lĩnh vực được phân công nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

2.3.3 Kết quả hoạt động của XNKT trong những năm qua

Tình hình sản xuất kinh doanh của XNKT trong thời gian vừa qua được thể hiện qua những dữ liệu như bên dưới:

Bảng 2.2: Sản lượng khai thác dầu của XNKT giai đoạn 2009-2013 Năm Sản lượng (tấn) Kế hoạch Thực hiện So sánh TH / KH +/- % 2009 6,200,000 6,500,900 300,900 105% 2010 6,200,000 6,401,900 201,900 103% 2011 6,310,000 6,400,018 90,018 101% 2012 6,110,000 6,110,249 249 100% 2013 5,400,000 5,565,688 165,688 103% Tổng 37,320,000 38,679,755 1,359,755 104%

Nguồn: Tác giả luận văn, 2014

Bảng 2.2 cho thấy, trong giai đoạn 2009-2013, sản lượng dầu khai thác của XNKT giảm dần, điều này cho thấy quy mô khai thác của xí nghiệp dần bị thu hẹp, mặc dù sản lượng dầu khai thác thực tế luôn luôn vượt kế hoạch. Đây là dấu hiệu không khả quan cho sự phát triển của xí nghiệp trong tương lai vì trữ lượng của hai mỏ Bạch Hổ và Rồng đang trong giai đoạn suy giảm. Sản lượng dầu khai thác lên đến đỉnh điểm vào năm 2009 với sản lượng dầu khai thác là 6,5 triệu tấn và sau đó giảm dần trong các năm tiếp theo.

Hình 2.5: Sản lượng khai thác và xuất bán dầu của VSP

Hiệu quả hoạt động của XNKT nói riêng và VSP nói chung là kết quả tương quan, so sánh tất cả các lợi ích mà XNKT (LDVN) thu được với tất cả tài sản (chi phí) để đạt được những lợi ích đó. Ở đây ta xét về mặt kinh tế, hiệu quả tuyệt đối chính là lợi nhuận; hiệu quả về mặt tương đối là lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh (tổng tài sản), lợi nhuận trên toàn bộ chi phí sinh lãi, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.3: Hiệu quả hoạt động SXKD của XNKT giai đoạn 2010-2013

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

1 Tổng doanh thu (triệu USD) 4,035.71

5,540.43

5,475.41 4,655.98

2

Các Khoản giảm trừ DT(thuế, phụ

thu dầu lãi,..) 2,957.22

4,297.96

4,011.35 3,334.24

3 Tổng doanh thu thuần (triệu USD) 1,078.49

1,242.47

1,464.06 1,321.74

4 Tổng chi phí tạo ra LN (triệu USD) 756.30

854.83

1,185.50 1,005.19

5 Lợi nhuận trước thuế (triệu USD) 322.19

387.64

278.56 316.55

6 Lợi nhuận sau thuế (triệu USD) 241.64

290.73

208.92 237.41

7 Tổng tài sản (triệu USD) 4,182.70

4,872.05

5,434.50 5,707.07

8 Tổng chi phí tạo ra LN (triệu USD) 756.30

854.83

1,185.50 1,005.19

9 Nguồn vốn chủ sở hữu (triệu USD) 2,979.38

3,816.19

4,214.02 4,486.09

10 Lợi nhuận trên tổng tài sản (%) 8% 8% 5% 6%

11 Lợi nhuận trên tổng chi phí (%) 43% 45% 23% 31%

12

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở

hữu (%) 8% 8% 5% 5%

Nguồn: Tác giả luận văn, 2014

Từ bảng 2.2 và 2.3 ta nhận thấy, từ năm 2009 đến 2013, do sản lượng dầu khai thác dầu giảm dần nên tổng chi phí trong 4 năm 2009-2012 ngày càng tăng. Trong năm 2013, tổng chi phí tăng là do giá vật tư, thiết bị trên thị trường biến động tăng nhiều hơn, triển khai lắp đặt một số công trình mới. Ngoài ra, VSP còn tiến hành điều chỉnh (tăng) lương chức danh cho toàn thể CBCNV.

lãi ròng giai đoạn 2008-2013 của xí nghiệp cũng biến động theo. Tương ứng các chỉ số: Lãi trên tổng tài sản và lãi trên tổng chi phí, lãi ròng trên vốn chủ sở hữu đều biến động.

Bảng 2.4: Biến động giá dầu thô giai đoạn 2008-2013

Năm Đơn giá VSP

(USD/Tấn)

Quy đổi VSP (USD/Thùng)

Đơn giá thế giới (USD/Thùng) 2008 783.00 103.03 99.20 2009 504.00 66.32 63.10 2010 638.00 83.95 79.00 2011 886.00 116.58 96.73 2012 896.00 117.89 110.80 2013 851.00 111.97 98.42

Ghi chú: Tỷ lệ quy đổi: 7.6. Ví dụ: 100$/ thùng tương đương 760$/tấn

Nguồn: Tác giả luận văn, 2014

Hình 2.6. Biến động giá dầu thô

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DVDK tại XNKT được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh DVDK tại XNKT

ĐVT: USD

STT CHỈ TIÊU MÃ SỐ 2013 2012 So sánh 2013/ 2012

Chênh

lệch Tỷ lệ

1 DOANH THU 135,127,035 100,568,198 34,558,837 134%

2 CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH

THU 02 432,247 1,569,620

3 DOANH THU THUẦN XNKT 10 134,694,788 98,998,578 35,696,210 136%

4 GIÁ VỐN (4.1+4.2+4.3+4.4) 11 99,711,191 84,474,964 15,236,227 118%

5 LỢI NHUẬN GỘP VỀ DVN 20 34,983,597 14,523,614 20,459,983 241%

6 DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI

CHÍNH 21 20,180 2,041 18,139

7 CHI PHÍ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN

DỰ ÁN 22 1,730 210,606

8 CHI PHÍ BÁN HÀNG 24 - -

9 CHI PHÍ QUẢN LÝ 25 4,293,935 2,793,544

10 LỢI NHUẬN THUẦN (30=20+(21-

22)-(24+25) 30 30,708,113 11,521,505 19,186,608 267%

11 THU NHẬP KHÁC 31 - 29,308

12 CHI PHÍ KHÁC 32 - -

13 LỢI NHUẬN KHÁC ( 40=31-32) 40 - 29,308

14 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

(50=30+40) 50 30,708,113 11,550,813 19,157,300 266%

15 THUẾ THU NHẬP DOANH

NGHIỆP 51 7,824,241 2,887,703

16 CHI PHÍ THUẾ TNDN HOÃN LẠI 52 - -

17 LỢI NHUẬN SAU THUẾ 60 22,883,872 8,663,110 14,220,762 264%

Nguồn: Tác giả luận văn, 2014

Từ bảng 2.5 ta nhận thấy, năm 2013 doanh thu Dịch vụ dầu khí tăng 34,56 triệu USD tương ứng tỷ lệ tăng 34% so với năm 2012. Trong khi đó chi phí giá vốn 2013 tăng 15,24 triệu USD tương ứng tỷ lệ tăng 18% so với năm 2012. Lợi nhuận gộp 2013 tăng 20,46 triệu USD tương ứng tỷ lệ tăng 141% so với năm 2012. Những con số trên cho thấy Dịch vụ dầu khí của XNKT đã có những bước phát triển vượt bậc, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho công ty.

2.3.4 Nguồn nhân lực hoạt động của XNKT

Bảng 2.6: Trình độ nguồn nhân lực tại XNKT

Nguồn nhân lực (Tính đến 31/12/2013): STT TRÌNH ĐỘ ĐVT SỐ LƯỢNG I Việt Nam 1 Tiến sỹ Người 2 2 Thạc sỹ Người 18 3 Đại học Người 605 4 Cao đẳng Người 14 5 Trung cấp Người 8

6 Công nhân kỹ thuật Người 745

Trong đó:

- Công nhân bậc 6 Người 179

- Công nhân bậc 5 Người 332

- Công nhân bậc 4 Người 87

- Công nhân bậc 3 Người 59

- Công nhân bậc 2 Người 77

- Công nhân bậc 1 Người 8

7 Nhân viên Người 7

II Nga

- Chuyên gia Người 125

III. Tổng cộng Người 1,530

Nguồn: Tác giả luận văn, 2014

Hiện XNKT có 1.530 CBCNV, trong đó có 639 người có trình độ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học, chiếm 41,76% tổng số CBCNV và 753 người có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật, chiếm 49,21% tổng số CBCNV. Độ tuổi lao động bình quân của XNKT là 41 tuổi.

quy trong và ngoài nước, có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều dự án và công việc thực tế.

2.4 Phân tích môi trường bên ngoài tác động đến XNKT –VSP

2.4.1 Môi trường vĩ mô

2.4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thềm lục địa Nam Việt Nam có diện tích khá rộng và được đánh giá là khu vực có nhiều triển vọng về trữ lượng dầu khí. Nghiên cứu địa chất thềm lục địa Nam Việt Nam được bắt đầu từ nửa thập kỷ 60 và đầu những năm 1970. Toàn bộ khu vực thềm lục địa phía Nam được chính quyền Sài Gòn cũ chia thành các lô chuyển cho các công ty nước ngoài tiến hành tìm kiếm thăm dò. Bắt đầu từ giai đoạn này, trên các diện tích có triển vọng, công tác địa chấn đã được tiến hành nhằm phát hiện và chuẩn bị các cấu tạo để khoan thăm dò. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu hiện có cho thấy rằng thềm lục địa Nam Việt Nam có cấu trúc địa chất hết sức phức tạp. Thềm lục địa Nam Việt Nam và các vùng kế cận hợp thành đơn vị cấu trúc có kiểu vỏ lục địa. Mảng Kontum-Bocneo được gắn kết từ cuối Mezozoi đầu đệ tam cùng với sự mở rộng của biển rìa “biển Đông” có kiểu vỏ chuyển tiếp đại dương, tạo thành khung kiến tạo chung của Đông Nam Á. Mảng lục địa này được xem là một phần của lục địa cổ Gondvana đã trải qua nhiều lần phá vỡ gắn kết lại qua các chuyển động kiến tạo trong Paleozoi và đặc biệt vào Mezozoi sớm, chuyển động” tạo núi Indonesia” và trở thành phần tăng trưởng của rìa Đông Nam của mảng châu lục Âu - Á. Sự tách giãn và va chạm giữa các mảng lớn Âu- Á, Âu- Úc và Thái Bình Dương mang tính nhịp điệu và đều được phản ánh trong lịch sử phát triển của mảng Kontum-Bocneo sau thời kỳ Triat. Sự khấu chìm của mảng Đại Dương- Thái Bình Dương bên dưới lục địa dẫn đến sự phá vỡ, tách dãn lún chìm ở rìa “ Biển Đông” và thềm lục địa rộng lớn Nam Việt Nam và Sunda, hình thành các đai tạo uốn nếp trẻ và cung đảo núi lửa.

Bên trong mảng Kontum-Bocneo xảy ra hiện tượng gia tăng dòng địa nhiệt và dâng lên các khu vực. Dọc theo các đứt gãy lớn phát triển các hoạt động xâm nhập Plutoid, phun trào núi lửa axít và kiềm cả bazan lục địa. Sự chuyển động phân dị đi kèm tách dăn tạo các riftơ, khai sinh đầu tiên các trũng molat giữa núi cuối

Mezozoi-đầu Paleogen dần dần mở rộng, hình thành các trũng kiểu giữa núi như Phú Quốc, Vịnh Thái Lan và phát triển các bể trầm tích có tiềm năng về dầu khí trên thềm và sườn lục địa Việt Nam.

Những va chạm giữa các mảng gây nên những chuyển động kiến tạo lớn Mezokainozoi trong mảng Kontum-Bocneo được ghi nhận vào cuối Triat (Indosin) và Jura (Malaisia) cuối Creta (Sumatra) cuối Eoxen trung, cuối Oligoxen trung, cuối Mioxen- thượng Plioxen.

Đặc trưng phát triển kiến tạo sau Triat của thềm lục địa phía Nam là sự hình thành lớp phủ Mezo- Kainozoi với các bồn trũng chứa dầu Đệ Tam. Thềm lục địa Nam Việt Nam bao gồm các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Vịnh Thái Lan và bể Malai. Các bồn trũng này được lấp đầy trầm tích có tuổi từ Eoxen Oligoxen cho đến hiện tại với độ dày ở chỗ sâu nhất có thể đạt tới 1-12 km bao gồm các điệp Trà Cú, Trà Tân, Bạch Hổ, Côn Sơn, Đồng Nai và biển Đông ở bồn trũng Cửu Long với các tập cát kết, sét xen kẽ; và các điệp Dừa, Thông, Mẵng Cầu, biển Đông ở bồn trũng Nam Côn Sơn với các tập cát, cát kết, đá vôi xen kẽ. Đặc biệt còn phát hiện các lớp đá Macma nằm xen kẽ trong các đá trầm tích có tuổi trước Đệ Tam với thành phần chủ yếu là granít, granodiorite.

Với cấu trúc địa chất như vậy, Việt Nam có tiềm năng dầu khí vô cùng to lớn. Nhiều cuộc thăm dò, tìm kiếm dầu khí đã được tiến hành tại các bồn trũng ở Việt Nam nhằm phát hiện và đưa vào khai thác nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá này có được tổ chức phát triển đúng tầm cỡ và khai thác triệt để hết tiềm năng hay không thì còn phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, trong đó yếu tố quyết định là yếu tố con người.

2.4.1.2 Môi trường kinh tế

Trong những năm qua Việt nam đã thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ một quốc gia có GDP bình quân trên đầu người rất thấp, song với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên chúng ta đã vượt qua ngưỡng cửa quốc gia nghèo và từng bước rút

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của xí nghiệp khai thác dầu khí-LDVN Vietsovpetro đến năm 2024 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)