09 tháng 08 năm 2014.
2.5.3 Công nghệ khai thác đang dần được nâng cấp
Hiện tại VSP đang quản lý và khai thác nhiều mỏ như Bạch Hổ, Bắc trung tâm Rồng, Đông Nam Rồng, Nam Rồng - Đồi Mồi và sắp đưa vào khai thác mỏ Nam trung tâm Rồng, Đông Bắc Rồng, Mỏ khí Thiên Ưng và các mỏ khác đang được thiết kế và sẽ đưa vào khai thác sớm.
Bạch Hổ, mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa Việt Nam, bao gồm nhiều thân dầu phân bố liên tục từ Miocen dưới đến móng kết tinh trước Đệ Tam, được tổ chức
nghiên cứu, khai thác, cho đến nay có thể nói là một trong những mỏ thành công nhất. Với mục tiêu nâng cao hệ số thu hồi dầu, VSP đã áp dụng thành công nhiều giải pháp như giải pháp vi sinh hóa lý, giải pháp bơm ép nước, giải pháp nâng cao hệ số bao trùm và đặc biệt quan trọng hơn là giải pháp điều chỉnh chế độ và hệ thống khai thác. Hệ thống khai thác đầu tiên được áp dụng từ trước năm 1993, trong đó có tổ chức đới mũ khí tiềm năng và đới khai thác, chưa có bơm ép, các giếng đều thẳng đứng.
Từ cuối năm 1993, VSP đã áp dụng thử nghiệm bơm ép vào thân dầu trong đá móng nứt nẻ. Chính vì vậy từ thời điểm này hệ thống khai thác thứ 2 được đề xuất, trong đó bổ sung thêm đới bơm ép từ - 3850 m xuống đáy thân dầu. Từ những năm cuối của thập kỷ 90, các chuyên gia của VSP đã nhận thấy rằng nếu duy trì bơm ép thì khó có khả năng hình thành mũ khí và các giếng khoan nghiêng có khả năng cho dòng hoặc độ tiếp nhận tốt hơn, đồng thời để hạn chế tạo thành lưỡi nước xâm nhập vào các giếng khai thác cần hình thành đới chuyển tiếp cũng như đẩy khoảng bơm xuống dưới –4000m.
Nhờ bơm ép nước mà áp suất vỉa thân dầu trong móng mỏ Bạch Hổ được duy trì ổn định hơn. Theo kết quả tính toán, do giải pháp bơm ép nước, tổng sản lượng dầu tích dồn của thân dầu trong móng mỏ Bạch Hổ có khả năng nâng lên từ 78 triệu tấn lên trên 190 triệu tấn.
Khu vực mỏ Rồng là khu vực mỏ vừa và nhỏ. Đây là thành công lớn của VSP trong việc xây dựng hệ thống khai thác liên hoàn cho 6 - 7 mỏ trên cơ sở sử dụng chung hệ thống bơm ép nước, hệ thống Gaslift, hệ thống lưu chứa dầu và hệ thống bơm vận chuyển khí vào bờ. Cũng như mỏ Bạch Hổ, mỏ Bắc Trung tâm Rồng và mỏ Đông Nam Rồng đều được tổ chức khai thác với chế đội khai thác ổn định, vượt hơn rất nhiều so với thiết kế ban đầu và đang được nghiên cứu để mở rộng, gia tăng sản lượng khai thác.
Theo sơ đồ công nghệ khai thác năm 2000, tổng sản lượng tích dồn đến năm 2020 toàn mỏ Đông Nam Rồng là 6,8 triệu tấn dầu. Do áp dụng nhiều giải pháp thực sự có hiệu quả, như khoan đan dày, áp dụng Gaslift, điều chỉnh hợp lý chế độ bơm ép nên đến hết năm 2009 tổng sản lượng dầu tích dồn đã vượt con số trên và
dự kiến thăm dò, xây dựng các công trình biển bổ sung có khả năng cho tổng sản lượng dầu vượt qua 13 - 14 triệu tấn.
Chế độ bơm ép là giải pháp hàng đầu nâng cao hệ quả khai thác mỏ. Kinh nghiệm cho thấy hệ số thu hồi dầu không vượt quá 0,15 - 0,20 nếu không bơm ép nước.Tuy nhiên, nếu không tổ chức bơm ép và điều chỉnh chúng một cách hợp lý thì hệ số thu hồi dầu có thể còn thấp hơn. Lựa chọn được chế độ khai thác tối ưu trên cơ sở phải đảm bảo grandient thủy động lực luôn nhỏ hơn hoặc dao động xung quanh Gradient trọng trường. Áp dụng bơm ép theo chu kỳ, bơm ép ở phần dưới ranh giới dầu nước là những yêu cầu đặc biệt quan trọng, cần được nghiên cứu, áp dụng một cách phù hợp cho từng mỏ cụ thể. Chiều dày đới chuyển tiếp càng lớn thì hiệu quả bơm ép càng cao.
Áp dụng các phương pháp cơ học như bơm ngầm và Gaslift với chế độ khai thác hợp lý cũng là giải pháp nâng cao khả năng thu hồi trữ lượng. Các giải pháp xử lý vùng cận đáy giếng là giải pháp đặc biệt quan trọng góp phần tăng khả năng thu hồi dầu của giếng. Kinh nghiệm cho thấy vùng cận đáy giếng luôn bị nhiễm bẩn khiến cho dòng ở phần cận đáy giếng bị mất dẫn đến lưu lượng giếng giảm đi rõ rệt. Công nghệ đang được áp dụng tại XNKT được coi là hiện đại nhất Việt Nam nhưng nhìn chung so với thế giới việc áp dụng các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu trong những năm qua chỉ thu được hơn 18 nghìn tấn dầu, số lượng các giải pháp còn nghèo ý tưởng và ít về số lượng, phần lớn tập trung vào những đề xuất của các nhà thầu, chưa thấy những đề xuất xuất phát từ nội tại VSP, chưa tương xứng với vai trò quan trọng vốn có của công tác nâng cao hệ số thu hồi dầu các mỏ ở giai đoạn cuối khai thác. Đầu tư vào công tác nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ mới để gia tăng hệ số thu hồi dầu các năm 2011, 2012 và 2013 so với chi phí sản xuất chưa thực sự tương xứng. Qua đó cho thấy VSP nói chung và XNKT nói riêng chưa quan tâm đúng mức đến công tác nâng cao hệ số thu hồi dầu. Hiện tại trên thế giới khoảng 2,3 triệu thùng/ngày dầu thu được từ các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu và trên những tài liệu công bố thì Mỹ 760 nghìn thùng/ngày, Canada 400 nghìn thùng/ngày, Trung Quốc 280 nghìn thùng/ngày và các nước thuộc Liên Xô cũ 200 nghìn thùng/ngày, các nước còn lại là 700 nghìn thùng/ngày.
Chính vì vậy VSP cần áp dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động dầu khí để có thể đảm bảo hiệu quả cao, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hệ số thu hồi dầu khí và tiết kiệm các nguồn lực khác, bảo vệ tốt tài nguyên sinh thái.
Tóm lại: Phân tích môi trường bên trong có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các điểm mạnh và điểm yếu trong nội tại doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp tận dụng các cơ hội cũng như né tránh các nguy cơ một cách tốt hơn.
Điểm mạnh:
Công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí đã phát triển và đạt được kết quả khả quan.
XNKT có nguồn tài chính mạnh.
Công nghệ khai thác mà XNKT đang thực hiện ở mực hiện đại nhất Việt Nam.
Nguồn nhân lực năng động và đầy nhiệt huyết.
Được đầu tư theo hướng đồng bộ hoạt động dầu khí trong tất cả các lĩnh vực, từ các hoạt động chính như thăm dò và khai thác, phân phối, đến các dịch vụ liên quan đến dầu khí.
Điểm yếu:
Cơ chế quản lý phụ thuộc vào VSP nên tính tự quyết chưa cao. Công tác thăm dò và khai thác dầu khí chứa đựng rủi ro cao.
Công tác tự đầu tư và tự lực điều hành các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong nước còn triển khai chậm.
Việc triển khai đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài còn lúng túng.
Khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập chưa cao. Trình độ khoa học công nghệ vẫn còn thấp so với thế giới.
Từ các điểm mạnh và điểm yếu đã xác định, tác giả xây dựng ma trận các yếu tố bên trong IFE. Ma trận IFE được xây dựng như bên dưới:
Bảng 2.8: Ma trận các yếu tố bên trong ( IFE) tại XNKT
STT Các yếu tố bên trong chủ yếu Mức độ
quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1
Công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí đã phát triển và đạt được kết quả khả quan.
0.15 4 0.6
2 XNKT có nguồn tài chính mạnh. 0.12 3 0.36
3
Công nghệ khai thác ở mức hiện đại nhất
Việt Nam. 0.13 3 0.39
4
Nguồn nhân lực năng động và đầy nhiệt
huyết. 0.08 3 0.24
5
Được đầu tư theo hướng đồng bộ hoạt
động dầu khí trong tất cả các lĩnh vực. 0.05 3 0.15 6
Cơ chế quản lý phụ thuộc vào VSP nên
tính tự quyết chưa cao. 0.12 2 0.24
7
Công tác thăm dò và khai thác dầu khí
chứa đựng rủi ro cao. 0.09 2 0.18
8
Công tác tự đầu tư và tự lực điều hành các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong nước còn triển khai chậm.
0.08 2 0.16
9
Việc triển khai đầu tư tìm kiếm thăm dò
dầu khí ra nước ngoài còn lúng túng. 0.05 2 0.1 10
Khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội
nhập chưa cao. 0.06 2 0.12 11 Trình độ khoa học công nghệ vẫn còn thấp so với thế giới. 0.07 2 0.14 Tổng cộng 1 2.68 Nguồn: Trích từ phụ lục 3
tiềm lực nội tại của XNKT đạt trên trung bình. Với tỷ lệ đồng thuận là 66 % ý kiến của chuyên gia, các điểm mạnh và điểm yếu bên trong XNKT đang ở ngưỡng trung bình và cần phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới.