Môi trường quốc tế

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của xí nghiệp khai thác dầu khí-LDVN Vietsovpetro đến năm 2024 (Trang 78)

09 tháng 08 năm 2014.

2.4.3Môi trường quốc tế

Giá dầu mỏ chịu tác động của quy luật cung – cầu nên luôn luôn biến động. Trong ngắn hạn, bất kỳ một sự tăng cung hay giảm cầu đều sẽ ảnh hưởng tới giá dầu mỏ trên thế giới.

Ngoài ra, sự kỳ vọng về tăng trưởng nền kinh tế, sự bất ổn chính trị trong nội bộ các nước xuất khẩu dầu cũng là nguyên nhân khiến giá dầu có sự biến động vô cùng lớn. Một ví dụ điển hình rõ nét về vấn đề này được thể hiện rõ vào năm 2007 khi nền kinh tế thế giới phát triển quá nóng. Sự tăng trưởng ngành công nghiệp Mỹ, Trung Quốc và các nước Tây Âu khiến nhu cầu dầu mỏ gia tăng. Tình hình bất ổn chính trị ở các nước Trung Đông cũng là một nguyên nhân đẩy giá dầu mỏ leo thang. Sự khủng hoảng năng lượng được châm ngòi một lần nữa tại Mỹ. Giá dầu mỏ tháng 5 đến tháng 7/2007 tăng chóng mặt từ mức 70 USD lên trên 100 USD và đạt mốc kỷ lục gần 150 USD/thùng vào cuối năm 2007. Sau đó, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nghiêm trọng dẫn đến giá dầu thế giới sụt giảm nhanh chóng. Trong các năm 2011-2013, giá dầu thế giới biến động tăng lên trên 100USD/ thùng. Gần

đây nhất, các sự kiện bất ổn chính trị tại Ucraina cũng như việc Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 trên biển Đông cũng làm cho giá dầu thế giới tăng lên.

Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng chung này. Chính sự biến động của môi trường quốc tế là một yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến tình hình khai thác dầu cũng như dịch vụ dầu khí của XNKT.

Tóm lại: Phân tích môi trường bên ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các cơ hội và nguy cơ để giúp doanh nghiệp có thể sử dụng các điểm mạnh và điểm yếu của mình để tận dụng các cơ hội do môi trường mang lại và khắc chế các nguy cơ có thể xảy ra để đề ra chiến lược thành công.

Cơ hội

Việt Nam có tiềm năng cao về trữ lượng dầu khí; Dầu khí là ngành vẫn đang được chính phủ bảo hộ;

Nguồn tài nguyên dầu khí đang ngày một cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng liên tục tăng lên dẫn đến giá dầu khí không ngừng gia tăng; Nguồn nhân lực trong lĩnh vực dầu khí đang ngày được đào tạo bài bản;

Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho Việt Nam cơ hội hợp tác với nhiều nước trên thế giới về lĩnh vực khai thác dầu khí;

Tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua quá trình hợp tác với Nga; Chưa có nguồn năng lượng thay thế: các nguồn năng lượng từ mặt trời, sức gió, sóng biển…đòi hỏi đầu tư cao trong khi hiệu quả thấp; nguồn năng lượng hạt nhân rất hiệu quả nhưng lại đang có sự phản đối khá quyết liệt vì hậu quả độc hại của chất thải phóng xạ.

Nguy cơ

Việc gia nhập WTO buộc Việt Nam phải thực hiện các cam kết mở cửa nên việc bảo hộ đối với các doanh nghiệp dầu khí dần bị dỡ bỏ; Trình độ nguồn nhân lực vẫn còn thấp so với thế giới;

Trữ lượng dầu mỏ đang giảm xuống do tốc độ khai thác cao hơn so với tốc độ thăm dò;

Việc mở rộng thăm dò khai thác ra vùng biển sâu sẽ rất tốn kém, rủi ro và đang bị tranh chấp mạnh từ phía Trung Quốc.

Từ các cơ hội và nguy cơ đã xác định, tác giả xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài EFE. Ma trận EFE được xây dựng như bên dưới:

Bảng 2.7: Ma trận các yếu tố bên ngoài ( EFE) tại XNKT

STT Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức độ

quan trọng

Phân loại

Số điểm quan trọng

1 Việt Nam có tiềm năng cao về trữ

lượng dầu khí. 0.12 4 0.48

2 Dầu khí là ngành vẫn đang được chính

phủ bảo hộ. 0.11 4 0.44

3

Nguồn tài nguyên dầu khí đang ngày một cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng liên tục tăng lên dẫn đến giá dầu khí không ngừng gia tăng.

0.11 4 0.44

4 Nguồn nhân lực trong lĩnh vực dầu khí

đang ngày được đào tạo bài bản. 0.11 3 0.33

5

Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho Việt Nam cơ hội hợp tác với nhiều nước trên thế giới về lĩnh vực khai thác dầu khí.

0.09 3 0.27

6 Chưa có nguồn năng lượng thay thế. 0.10 3 0.30 7 Tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua

quá trình hợp tác với Nga. 0.10 3 0.30

8

Việc gia nhập WTO buộc Việt Nam phải thực hiện các cam kết mở cửa nên việc bảo hộ đối với các doanh nghiệp dầu khí dần bị dỡ bỏ.

9 Trình độ nguồn nhân lực vẫn còn thấp

so với thế giới. 0.09 3 0.27

10

Trữ lượng dầu mỏ đang giảm xuống do tốc độ khai thác cao hơn so với tốc độ thăm dò.

0.08 2 0.16

11

Việc mở rộng thăm dò khai thác ra vùng biển sâu sẽ rất tốn kém, rủi ro và đang bị tranh chấp mạnh từ phía Trung Quốc.

0.03 2 0.06

Tổng cộng 1.00 3.17

Nguồn: Trích từ phụ lục 3

Với tỷ lệ đồng thuận của Chuyên gia là 66,36%, số điểm quan trọng tổng cộng là 3.17 so với mức trung bình là 2.5 cho thấy khả năng phản ứng của XNKT trước mối nguy cơ và cơ hội từ bên ngoài đang ở ngưỡng trên trung bình nhưng chưa phải là tốt lắm. Thực tế này đòi hỏi công ty cần có chiến lược phù hợp để nắm bắt các cơ hội và hạn chế các mối đe dọa tốt hơn.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của xí nghiệp khai thác dầu khí-LDVN Vietsovpetro đến năm 2024 (Trang 78)