Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của xí nghiệp khai thác dầu khí-LDVN Vietsovpetro đến năm 2024 (Trang 76)

09 tháng 08 năm 2014.

2.4.2 Môi trường vi mô

Dầu khí là một sản phẩm đặc biệt không giống như các sản phẩm khác. Do vậy trong lĩnh vực khai thác dầu khí có những yếu tố khác biệt so với sản phẩm bình thường. Môi trường vi mô (môi trường ngành) tác động đến lĩnh vực dầu khí có những đặc trưng chủ yếu như:

2.4.2.1 Các đối thủ cạnh tranh

Đến thời điểm hiện tại, ngành dầu khí đang được sự bảo hộ từ phía chính phủ. Các doanh nghiệp đang hoạt động đều thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam. Do vậy nhìn chung các đơn vị thành viên mà VSP là một điển hình đều hoạt động trên tinh thần hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau. Tuy nhiên, theo lộ trình gia nhập WTO đến năm 2015 việc bảo hộ dần được dỡ bỏ. Vì thế để tồn tại và phát triển bền vững thì XNKT cần không ngừng tăng cường nội lực nhằm thích ứng với tình hình mới.

2.4.2.2 Sức mạnh của nhà cung cấp

Trong lĩnh vực khai thác, nhà cung cấp chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện tại, Việt Nam có tiềm năng dầu khí đáng kể so với các nước khác trong khu vực. Với sản lượng khai thác dầu khí hàng năm, hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên, sản lượng dầu khí khai thác hàng nămở mức thấp, bình quân khoảng 24 triệu tấn. Trong khi đó, trữ lượng khai thácở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Theo BP, 2010), đồng thời đứng thứ 25 và 30 trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản xuất (R/P) rất cao, trong đó R/P dầu thô là 32,6 lần (đứng đầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và

thứ 10 thế giới) và R/P khí đốt là 66 lần (đứng đầu Châu Á - Thái Bình Dương và thứ 6 thế giới). Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai còn rất lớn.

2.4.2.3 Các sản phẩm thay thế:

Các nguồn năng lượng đang được sử dụng gồm có: Gỗ, sức nước, sức gió, địa nhiệt, ánh sáng mặt trời, nhiên liệu hóa thạch (than đá và dầu khí tự nhiên) và nhiên liệu hạt nhân (Uranium). Hiện nay, nguồn nguyên liệu hóa thạch chiếm khoảng 80% nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp. Trong đó, phần lớn là dầu mỏ chiếm 40% năng lượng hóa thạch, tiếp theo là khí thiên nhiên chiếm 24%, và than chiếm khoảng 26%. Như vậy, dầu khí chiếm tới 64% tổng năng lượng đang sử dụng của toàn thế giới. Dầu khí là nguồn tài nguyên có hạn và theo dự kiến sẽ chỉ còn có thể khai thác trong vòng khoảng 60 năm. Chính vì vậy, các lĩnh vực năng lượng khác đang được ráo riết nghiên cứu và đưa vào khai thác sử dụng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bởi giá thành đầu tư cao. Nguồn năng lượng than được cho rằng có thể còn khai thác được trong 230 năm nữa nhưng do lượng khí CO2

thải ra quá lớn đã làm tăng nhiệt độ trái đất lên nhanh chóng. Năng lượng từ mặt trời, sức gió và sóng biển hiện nay chỉ cung cấp được 10% trong tổng số năng lượng cần thiết do giá thành cao và cần một diện tích lớn nên chưa đem lại hiệu quả. Chỉ có năng lượng hạt nhân (Uranium) là nguồn năng lượng sạch hơn, sử dụng lâu dài và sẽ là nguồn năng lượng thay thế tốt nhất trong tương lai. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này vẫn đang là vấn đề tranh cãi khá căng thẳng trên thế giới vì mức độc hại của chất thải gây ra với đời sống một khi bị rò rỉ ra ngoài.

2.4.2.4 Thế mặc cả của người mua

Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế hiện nay thì nguồn năng lượng dầu mỏ là không thể thiếu, nó chiếm tỷ lệ sử dụng khoảng 64% trong tất cả các nguồn năng lượng trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này lại có giới hạn, nó không được tái tạo thêm mà ngược lại nó lại được sử dụng ngày càng nhiều. Theo dự đoán thì nguồn năng lượng này chỉ có thể đáp ứng trong vài chục năm nữa. Vì vậy, giá cả của nó ngày càng tăng lên là điều khó tránh khỏi. Như vậy, có thể thấy dầu khí không chịu áp lực từ phía khách hàng.

2.4.2.5 Mối đe dọa của người mới gia nhập thị trường

Ngành năng lượng nói chung và ngành dầu khí nói riêng có tác động rất lớn đến nền kinh tế đất nước và an ninh quốc gia nên vẫn nằm trong sự kiểm soát và trực tiếp quản lý của Nhà nước. Do đó ngành dầu khí chịu sự ảnh hưởng và kiểm soát của rất nhiều bộ luật: Luật Doanh nghiệp, Luật Dầu khí và Luật đầu tư nước ngoài... Đây chính là một rào cản quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành.

Thêm nữa, một điều quan trọng xuất hiện trong ngành dầu khí đó là tính độc quyền cao. Điều này gây bất lợi cho những doanh nghiệp muốn gia nhập ngành này. Dường như họ rất khó chen chân để chiếm một chỗ đứng trong ngành.

Một yếu tố không kém phần quan trọng cho doanh nghiệp muốn gia nhập ngành thì phải chấp nhận một rào cản gia nhập đó chính là chi phí đầu tư ban đầu rất lớn

Những yếu tố trên khẳng định đây là một thị trường có tính cạnh tranh thấp, khó gia nhập cho các đối thủ mới muốn vào ngành.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của xí nghiệp khai thác dầu khí-LDVN Vietsovpetro đến năm 2024 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)