09 tháng 08 năm 2014.
2.1.5 Sản lượng dầu thô và khí khai thác trong những năm qua
Sản lượng dầu khí Việt Nam từ năm 2001-2005 có sự tăng trưởng khá cao và đều. Tuy nhiên, giai đoạn 2006-2008, sản lượng sụt giảm hẳn là do diễn biến ở các mỏ phức tạp, thời tiết xấu, sản lượng khai thác không đạt mức dự kiến khi thăm dò. Giai đoạn từ 2009 đến nay, công tác khai thác đã có những bước tiến triển tốt. Các doanh nghiệp trong ngành liên tiếp hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra và đặt kế hoạch khai thác năm 2014 cao ở mức 35 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó có khoảng 25 triệu tấn dầu và khí. Trong 5 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã khai thác được 10,86 triệu tấn dầu khí, hoàn thành 43,8% kế hoạch năm.
Sản lượng khai thác dầu khí được thể hiện như hình bên dưới:
Hình 2.1:Sản lượng khai thác dầu và khí ( triệu tấn)
Nguồn: * PVN
Khối lượng và giá trị xuất khẩu cũng như tỷ trọng đóng ngân sách Nhà nước của ngành được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2.2: Khối lượng và giá trị xuất khẩu dầu thô
Hình 2.3: Tỷ trọng xuất khẩu dầu thô và đóng góp ngân sách
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tóm lại, ngành dầu khí có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Với tốc độ tăng trưởng bình quân gần 20%/năm, đóng góp hàng năm vào GDP từ 18 - 20% và là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước với mức bình quân trong giai đoạn 2008 – 2013 là 25,6% ngân sách. Điều này phản ánh vị trí đặc biệt quan trọng của ngành trong nền kinh tế Việt Nam. PVN đã cung cấp gần 35 tỷ m3 khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35-40% nhu cầu Ure và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh trong cả nước.
Trong giai đoạn vừa qua, kim ngạch xuất khẩu dầu thô thường chiếm từ 10 – 20% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, xu hướng xuất khẩu dầu thô đang có chiều hướng giảm dần và tỷ trọng này đã giảm xuống mức 11% năm 2012 và 6,9% năm 2013.