09 tháng 08 năm 2014.
1.3.2 Phân tích môi trường bên ngoài
Một nguyên lý cơ bản của quản trị chiến lược là doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược để tận dụng các cơ hội và tránh hoặc giảm các tác động của nguy cơ bên ngoài.
Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm: Môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và môi trường quốc tế.
Mối quan hệ giữa các yếu tố bên ngoài và tổ chức được thể hiện như mô tả bên dưới :
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa các yếu tố bên ngoài chủ yếu và tổ chức
Nguồn: David (1997)
1.3.2.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của tất cả các tổ chức. Khi nghiên cứu môi trường vĩ mô các nhà quản trị cần chú ý các đặc điểm sau đây: Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lâu dài đến các doanh nghiệp. Doanh nghiệp khó có thể ảnh hưởng hoặc kiểm soát được nó, khó có thể điều chỉnh được nó, trái lại phụ thuộc vào nó. Mức độ tác động và tính chất tác động của loại môi trường này khác nhau theo từng ngành, theo từng doanh nghiệp, thậm chí khác nhau trong từng hoạt động của từng doanh nghiệp.
Sự thay đổi của môi trường vĩ mô có tác động làm thay đổi cục diện của môi trường cạnh tranh và môi trường nội bộ. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập trong mối liên kết với các yếu tố khác.
Các thành phần chủ yếu của môi trường vĩ mô gồm: Môi trường kinh tế,
• Yếu tố kinh tế
• Yếu tố xã hội, văn hóa, nhân khẩu và môi trường.
• Yếu tố chính trị, luật pháp và chính phủ • Yếu tố công nghệ • Yếu tố cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh Nhà cung cấp Nhà phân phối Người cho vay Khách hàng Nhân viên Cộng đồng Người quản lý Cổ đông
Công đoàn lao động Chính phủ
Hiệp hội thương mại Nhóm lợi ích đặc biệt Sản phẩm
Dịch vụ Thị trường
Môi trường tự nhiên
Các cơ hội và nguy cơ của một tổ chức
chính trị, xã hội, văn hoá, tự nhiên, dân số và kỹ thuật công nghệ. ► Môi trường kinh tế
Bao gồm các hoạt động, các chỉ tiêu kinh tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu liên quan cụ thể như:
- Tốc độ phát triển kinh tế hằng năm . - Thu nhập bình quân đầu người/năm . - Tốc độ lạm phát….vvv
► Yếu tố chính trị - pháp luật:
Việt Nam là nước có tình hình chính trị ổn định trong khu vực và trên thế giới, đây là điều kiện tốt để các nhà đầu tư nước ngoài an tâm khi đầu tư vào làm ăn buôn bán tại Việt Nam. Kế đến, chính phủ Việt Nam đang dần dần hoàn thiện hệ thống luật để ngày càng hoàn thiện cho phù hợp với luật quốc tế. Tuy nhiên, dù đã có những tiến bộ nhưng nhìn chung hệ thống chính trị - pháp luật vẫn phức tạp, rườm rà và cần phải tiếp tục điều chỉnh, thay đổi trong thời gian tới. Do đó, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật và nắm rõ luật để hạn chế nguy cơ do yếu tố này mang lại.
► Yếu tố văn hóa - xã hội:
Yếu tố này bao gồm các tập tục, truyền thống, phong cách sống của người dân, quan điểm tiêu dùng, thói quen mua sắm đều có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố trên có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng đồng thời cũng là nguy cơ cho doanh nghiệp khác. Vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm nghiên cứu kỹ khi xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh. ► Yếu tố công nghệ và kỹ thuật:
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ và kỹ thuật trong những thập niên gần đây đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như không ít nguy cơ cho tất cả các doanh nghiệp. Kết quả là công nghệ mới làm cho các công nghệ cũ trở nên lạc hậu cũng như công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đã làm rút ngắn vòng đời sản phẩm nên đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng nhanh chóng. Do đó, doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh để tăng cường khả
năng cạnh tranh của sản phẩm. ► Yếu tố tự nhiên:
Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt dần và trở nên khan hiếm, vấn đề ô nhiễm môi trường, cắt giảm khí thải đang ngày được xã hội quan tâm. Do vậy doanh nghiệp cần phải cân nhắc, xem xét khi hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
1.3.2.2 Môi trường vi mô
Là môi trường rất năng động, gắn liền và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường vi mô giúp doanh nghiệp tìm ra lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh, phát hiện ra các cơ hội và các thách thức để có chiến lược cho phù hợp. Thông thường các doanh nghiệp áp dụng mô hình năm áp lực của Michael E.Porter (1980) để phân tích môi trường vi mô doanh nghiệp (hay còn gọi là phân tích cấu trúc ngành kinh doanh). Mô tả hiện trạng của cuộc cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào năm yếu tố.
Hình 1.3: Năm nguồn lực cạnh tranh quyết định khả năng sinh lợi của ngành
Nguồn: Michael Porter (1985)
Có 5 nguồn lực trong mô hình gồm: Những đối thủ cạnh tranh trong ngành,
Năng lực đàm phán của của nhà cung cấp
Nguy cơ từ những đối thủ mới
Sản phẩm thay thế
Những đối thủ
mới tiềm năng
Những đối thủ cạnh tranh trong ngành
Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu Nhà cung
cấp Người mua
Nguy cơ của sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế
Năng lực đàm phán của người mua
người mua, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế và những đối thủ mới tiềm năng.
- Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành thường là mạnh mẽ nhất trong 5 nguồn lực cạnh tranh. Sự thay đổi trong chiến lược của một công ty có thể bị gặp phải sự phản ứng trả đũa của đối thủ như là giảm giá, tăng cường chất lượng, thêm các tính năng, cung cấp dịch vụ, bảo hành mở rộng và gia tăng quảng cáo. Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành có khuynh hướng tăng khi số lượng đối thủ cạnh tranh tăng. Sự cạnh tranh cũng tăng lên khi người tiêu dùng có thể chuyển đổi thương hiệu dễ dàng, rào cản để rời khỏi thị trường cao, chi phí cố định cao, sản phẩm dễ hỏng, công ty đối thủ đa dạng về chiến lược, nguồn gốc, và văn hóa, hoạt động sáp nhập và mua bán là phổ biến trong ngành. Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành tăng mạnh mẽ, lợi nhuận ngành sụt giảm, trong một số trường hợp dẫn đến thời điểm ngành trở nên kém hấp dẫn.
- Người mua: Áp lực từ phía người mua chủ yếu tập trung vào dạng yêu cầu giảm giá và đòi hỏi chất lượng dịch vụ tốt hơn, áp lực từ phía khách hàng thúc đẩy đối thủ cạnh tranh thực hiện các chiến lược đáp ứng vì vậy làm lợi nhuận ngành giảm sút. Áp lực từ phía khách hàng xuất phát từ một số điều kiện như (1) Mua số lượng lớn sản phẩm và tập trung (2) Người mua chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng của của người bán (3) Sản phẩm không có tính khác biệt (4) Người mua nguy cơ hội nhập về phía sau (5) Số lượng người mua là nhỏ (6) Người mua có đầy đủ thông tin.
- Nhà cung cấp: Năng lực đàm phán của nhà cung cấp ảnh hưởng đến cường độ cạnh tranh trong ngành, nhà cung cấp có thể tạo ra nguy cơ cho các doanh nghiệp của một ngành kinh doanh bằng cách tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm/ dịch vụ khi ngành đó không làm chủ được chí phí sản xuất khi có biến động. Áp lực từ nhà cung cấp tăng lên phụ thuộc vào các yếu tố như: Chỉ có một số ít nhà cung ứng, khi sản phẩm thay thế không có sẵn, sản phẩm đầu vào của nhà cung ứng quan trọng đối với hoạt động của ngành, sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi đối thủ của người mua, chi phí phải gánh chịu cao khi thay đổi nhà cung ứng, các nhà cung ứng nguy cơ hội nhập về phía trước.
- Sản phẩm thay thế: Trong nhiều ngành, các doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ bằng cách sản xuất sản phẩm thay thế . Áp lực cạnh tranh phát sinh từ các sản phẩm thay thế tăng lên khi giá tương đối của các sản phẩm thay thế sụt giảm và khi chi phí chuyển đổi của khách hàng giảm xuống. Sức mạnh cạnh tranh của các sản phẩm thay thế được đo lường tốt nhất bằng sự thâm nhập vào thị phần các sản phẩm đó có được, cũng như kế hoạch của doanh nghiệp đó đối với việc tăng công suất và thâm nhập thị trường.
- Những đối thủ mới tiềm năng: Bất cứ khi nào các doanh nghiệp mới dễ dàng gia nhập một ngành cụ thể thì cường độ cạnh tranh trong các doanh nghiệp tăng lên. Rào cản để gia nhập có thể bao gồm sự cần thiết để đạt được kinh tế theo quy mô một cách nhanh chóng, nhu cầu để đạt được công nghệ và bí quyết sản xuất chuyên dụng, thiếu kinh nghiệm, lòng trung thành khách hàng mạnh mẽ, sở thích thương hiệu mạnh mẽ, yêu cầu nguồn vốn lớn, thiếu hụt kênh phân phối đầy đủ, chính sách quy định của chính phủ, thuế quan, thiếu sự tiếp cận nguyên liệu, sở hữu bằng sáng chế, địa điểm không mong muốn, tấn công bởi các công ty cố thủ và sự bão hòa thị trường tiềm năng.
1.3.2.3 Môi trường kinh doanh quốc tế
Vấn đề nghiên cứu môi trường quốc tế không chỉ đặt ra với các doanh nghiệp hoạt động trên thương trường nước ngoài mà còn đặt ra cả đối với những doanh nghiệp chỉ gắn với thị trường trong nước. Có thể nói trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập ngày nay thì không thể có một quốc gia nào lại không có mối quan hệ với nền kinh tế thế giới, trái lại mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia và cộng đồng kinh tế thế giới ngày càng tăng. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế sẽ được đặt ra khác nhau tuỳ theo từng loại doanh nghiệp.
► Đối với các doanh nghiệp chỉ hoạt động ở thị trường trong nước
Mặc dù ở đây chỉ đề cập đến các doanh nghiệp chỉ hoạt động ở thị trường trong nước, có nghĩa là các sản phẩm của các doanh nghiệp này chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa. Tuy nhiên ít nhất vẫn có hai lý do cần phải nghiên cứu môi trường quốc tế:
- Thứ nhất, tính phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia trong cộng đồng thế giới ngày càng rõ rệt. Vì vậy, những sự thay đổi của môi trường kinh doanh quốc tế chắc chắn sẽ tác động làm thay đổi các điều kiện môi trường vĩ mô và cạnh tranh trong nước. Điều này cho thấy rằng muốn dự báo môi trường kinh doanh trong nước một cách chính xác, các nhà quản trị còn phải xem xét trong một mức độ nhất định những thay đổi của môi trường quốc tế có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh trong nước.
- Thứ hai, trong nhiều trường hợp mặc dù các doanh nghiệp không trực tiếp quan hệ với thương trường quốc tế, nhưng nó có thể có quan hệ gián tiếp ở phía đầu vào hoặc phía đầu ra thông qua việc mua, bán một loại vật tư thiết bị nào đó qua một doanh nghiệp khác trong nước.
Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong nước không chỉ quan tâm sự tác động của môi trường quốc tế đến các điều kiện của môi trường vĩ mô trong nước mà còn phải tính đến cả những tác động của nó đối với môi trường cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là các yếu tố của môi trường cạnh tranh như khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh các sản phẩm thay thế cần phải mở rộng ra trong phạm vi quốc tế, không nên giới hạn ở những điều kiện trong nước.
► Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên thương trường quốc tế
Các doanh nghiệp hoạt động trên thương trường nước ngoài cần phải nghiên cứu điều kiện môi trường của nước sở tại. Việc phân tích môi trường quốc tế cũng có logic giống như môi trường bên ngoài song được xem xét trong bối cảnh toàn cầu và phải đặc biệt chú ý tới môi trường của nước sở tại - nơi doanh nghiệp có những hoạt động kinh doanh. Khi phân tích môi trường nước sở tại thì môi trường chính trị - pháp luật và môi trường văn hoá cần có sự quan tâm thích đáng vì nó có thể có những điểm rất khác biệt so với môi trường nước chủ nhà.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhưng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nước ngoài thì một mặt doanh nghiệp phải chịu tác động ảnh hưởng của những điều kiện môi trường kinh doanh trong nước, mặt khác những điều kiện môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp ở nước ngoài. Doanh nghiệp cần tiến hành
phân tích những yếu tố vĩ mô chẳng hạn như các yếu tố kinh tế, chính trị- pháp lý, dân số, văn hoá xã hội,... có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phân tích và nhận dạng các áp lực của môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp đang phải đối mặt tại thị trường nước ngoài, chẳng hạn như khách hàng, người cung cấp, sản phẩm thay thế,...
Đối với các doanh nghiệp chỉ hoạt động trên thương trường nội địa nhưng có quan hệ với doanh nghiệp cung cấp nước ngoài, thì cũng phải tính đến yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô của nước sở tại. Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế biến động của môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp của các doanh nghiệp cung cấp ở nước ngoài mà có thể tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn đối với các nguồn cung cấp đầu vào của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp đang tìm cách thành lập với các cơ sở sản xuất ở nước ngoài thì càng phải quan tâm hơn nữa những yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô tại nước ngoài. Ví dụ, các yếu tố môi trường vĩ mô chẳng hạn như mức tiền công trung bình, luật thuế, các quy định về thuê nhân công tại địa phương, các quan điểm chung về công ăn việc làm và mức sống, các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, ... sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.